Phương hướng chung về việc sử dụng bài tập hóa học để phát triển

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN, xây DỰNG và TUYỂN DỤNG hệ THỐNG bài tập hóa học PHẦN PHI KIM lớp 10,11 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG lực NHẬN THỨC và tư DUY của học SINH TRƯỜNG THPT (BAN NÂNG CAO) (Trang 77 - 78)

1.5.3 .Tiến hành điều tra

2.4.1. Phương hướng chung về việc sử dụng bài tập hóa học để phát triển

2.4.1. Phương hướng chung về việc sử dụng bài tập hóa học để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lực giải quyết vấn đề cho học sinh

Bản thân BTHH đã là PPDH hóa học tích cực song tính tích cực của PP này được nâng cao hơn khi được sử dụng như là nguồn kiến thức để HS tìm tịi chứ không chỉ để tái hiện kiến thức. Với tính đa dạng của mình, BTHH là phương tiện để tích cực hóa hoạt động của HS trong các bài dạy hóa học, nhưng hiệu quả của nó còn phụ thuộc vào việc sử dụng của GV trong q trình dạy học hóa học.

Năng lực giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, thực tiễn là một năng lực cần thiết. GV có thể sử dụng bài tập nêu vấn đề để tạo tình huống có vấn đề rồi giúp HS tự lực giải quyết các vấn đề đặt ra. Bằng cách đó HS vừa nắm được tri thức mới vừa nắm được PP nhận thức tri thức đó, phát triển được tư duy sáng tạo, HS cịn có khả năng phát triển vấn đề và vận dụng kiến thức vào tình huống mới.

Sử dụng các bài tập GQVĐ địi hỏi ở HS sự phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức vào những tình huống thay đổi, GQVĐ. Dạng bài tập này đòi hỏi sự sáng tạo của HS và phát triển mạnh mẽ năng lực GQVĐ cho HS.

Sử dụng các bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn địi hỏi sự phân tích, tổng hợp, đánh giá vận dụng kiến thức vào những bối cảnh và tình huống thực tiễn. Những bài tập này là những bài tập mở, tạo cơ hội cho nhiều cách tiếp cận, nhiều con đường giải quyết khác nhau, góp phần hình thành cho HS các năng lực như: Năng lực xử lý thông tin, năng lực GQVĐ, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn... Với các dạng bài tập này câu trả lời khơng chỉ có 1 đáp án duy nhất, có thể chia thành các mức: Mức đầy đủ, mức chưa đầy đủ, mức không đạt.

Trong học tập hoá học, một trong những hoạt động chủ yếu để phát triển tư duy cho HS là hoạt động giải bài tập. Vì vậy, GV cần phải tạo điều kiện để thông qua hoạt động này các năng lực tư duy được phát triển, HS sẽ có những phẩm chất tư duy mới, thể hiện ở:

- Tìm ra hướng mới.

- Tạo ra kết quả học tập mới.

Để có được những kết quả trên, người GV cần ý thức được mục đích của hoạt động giải BTHH, khơng phải chỉ là tìm ra đáp số đúng mà còn là phương tiện khá hiệu quả để rèn luyện tư duy hoá học cho HS. BTHH cần phong phú và đa dạng, để giải được BTHH cần phải vận dụng nhiều kiến thức cơ bản, sử dụng các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái qt hố, trừu tượng hố, ... Qua đó HS thường xuyên được rèn luyện ý thức tự giác trong học tập, nâng cao khả năng hiểu biết của bản thân.

Thông qua hoạt động giải bài tập sẽ giúp cho tư duy được rèn luyện và phát triển thường xuyên, đúng hướng, thấy được giá trị lao động, nâng khả năng hiểu biết thế giới của HS lên một tầm cao mới, góp phần cho q trình hình thành nhân cách toàn diện của HS.

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN, xây DỰNG và TUYỂN DỤNG hệ THỐNG bài tập hóa học PHẦN PHI KIM lớp 10,11 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG lực NHẬN THỨC và tư DUY của học SINH TRƯỜNG THPT (BAN NÂNG CAO) (Trang 77 - 78)