1.5.3 .Tiến hành điều tra
2.4.4. Thiết kế, xây dựng một một số đề kiểm tra, đánh giá theo định hướng
Thí dụ 7: (Vận dụng định luật bảo tồn khối lượng) Hoà tan hoàn toàn 20,0 gam hỗn
hợp Mg và Fe bằng dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 11,2 lít khí (đktc) và dung dịch X. Cơ cạn dung dịch X thì thu được khối lượng muối khan là
A. 55,5 gam. B. 91,0 gam. C. 90,0 gam. D. 71,0 gam.
Thí dụ 8: (Vận dụng định luật bảo tồn electron ) Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào
dung dịch HNO3 rất lỗng thì thu được hỗn hợp gồm 0,015 mol khí N2O và 0,01 mol khí NO. Giá trị của m là:
A. 13,5g. B. 1,35g. C. 8,10g. D. 10,80g.
Thí dụ 9: (Vận dụng phương pháp tăng giảm khối lượng) Ngâm một lá Cu có khối
lượng 20gam trong 200ml dung dịch AgNO3 2M. Khi lấy lá Cu ra, lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 34%. Khối lượng lá Cu sau phản ứng là:
A. 30,336gam. B. 33,36gam. C. 36,33 gam. D. 33,063gam.
Thí dụ 10: (Vận dụng phương trình ion rút gọn hay phương pháp ion): Hồ tan hoàn
toàn 2,81 gam hỗn hợp Fe2O3, MgO, ZnO trong 500ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cơ cạn dung dịch có khối lượng là:
A. 3,81 gam. B. 5,81 gam. C. 4,81 gam. D. 6,81gam.
2.4.4. Thiết kế, xây dựng một một số đề kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực giải quyết vấn đề lực giải quyết vấn đề
Dựa trên mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tơi biên soạn một số đề kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của HS, đánh giá năng lực GQVĐ và các năng lực khác của HS trong sau khi học xong chương “Đại cương về kim loại” trong đó có sử dụng hệ thống BTHH định hướng phát triển năng lực GQVĐ. Ở đây chúng tôi đưa ra một đề kiểm tra để minh họa, một số đề kiểm tra khác chúng tôi để ở phần phụ lục.
Đề kiểm tra 45 phút chƣơng Đại cƣơng về kim loại
1- Mục đích của đề kiểm tra
Đánh giá kết quả học tập (kiến thức, kĩ năng, thái độ), đánh giá năng lực GQVĐ, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn, năng lực tính tốn hóa học và năng lực tư duy sáng tạo của HS sau khi học xong chương “Đại cương về kim loại”, thơng qua đó GV biết được mức độ mức độ đạt được những yêu cầu đặt ra, những sai lầm, vướng mắc của HS.
2. Mục tiêu, nội dung kiến thức của đề kiểm tra
Mục tiêu, nội dung kiến thức được xác định theo các chủ đề sau:
a) Vị trí, cấu tạo của kim loại.
Biết được: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hồn, đặc điểm cơ bản của
cấu tạo nguyên tử kim loại, đặc điểm tinh thể kim loại và khái niệm liên kết kim loại.
Kĩ năng:
- Viết cấu hình electron của nguyên tử kim loại
- Phân biệt liên kết kim loại với liên kết ion, liên kết cộng hóa trị
Phát triển năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề
b) Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại
Biết được: Tính chất vật lý chung, tính chất hóa học đặc trưng của kim loại.
Dãy điện hóa của kim loại.
Hiểu được: Nguyên nhân gây ra tính chất vật lí chung và tính chất hóa học
chung của kim loại.
Kĩ năng:
- Viết các phương trình phản ứng cơ bản minh họa tính khử của kim loại, cân bằng phản ứng oxi hóa – khử.
- Vận dụng dãy điện hóa xác định chiều của phản ứng giữa các cặp oxi hóa – khử.
- Tách chất ra khỏi hỗn hợp đơn giản (kim loại, muối của kim loại)
- Tính tốn theo phương trình phản ứng hóa học, xác định tên kim loại, vận dụng một số định luật hóa học cơ bản.
Phát triển năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tính tốn hóa học - Năng lực thực hành hóa học - Năng lực tư duy sáng tạo
c) Hợp kim.
Biết được: Khái niệm về hợp kim, tính chât và ứng dụng của hợp kim trong
thực tế.
Hiểu được: Vì sao hợp kim có tính chất cơ học ưu việt hơn các kim loại
thành phần của hợp kim.
Kĩ năng: Xác định % khối lượng của các kim loại trong hợp kim
d) Sự ăn mòn kim loại.
Biết được: Khái niệm ăn mòn kim loại, hai dạng ăn mòn kim loại. Cách bảo
vệ các đồ dùng bằng kim loại và máy móc khỏi bị ăn mịn.
Hiểu được: Bản chất của sự ăn mòn kim loại Kĩ năng:
- Phân biệt được ăn mịn hóa học và ăn mịn điện hóa học
- Những cách đơn giản hạn chế sự ăn mòn kim loại trong cuộc sống hàng ngày
Phát triển năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
e) Điều chế kim loại
Biết được: Các phương pháp điều chế kim loại Hiểu được: Nguyên tắc chung điều chế kim loại. Kĩ năng:
- Viết phương trình phản ứng điều chế kim loại (oxi hóa – khử, điện phân) - Tính tốn theo phương trình phản ứng, áp dụng biểu thức Faraday
Phát triển năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tính tốn hóa học - Năng lực thực hành hóa học
3. Hình thức, thời gian làm bài
- Hình thức: TNKQ (60%); TNTL (40%) - Thời gian làm bài: 45 phút
4. Ma trận đề kiểm tra:
Nội dung
Mức độ nhận thức
Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
TN TL TN TL TN TL TN TL
1- Vị trí, cấu tạo của
kim loại 1 1 2- Tính chất, dãy điện hóa 2 3 1 2 1 9 3- Hợp kim 1 1 4- Ăn mòn kim loại 1 1 1 3 5- Điều chế kim loại 1 2 2 1 5 Tổng số câu 10 câu (3đ) 5 câu (1,5đ) 1 câu (1,5đ) 5 câu (1,5đ) 1 câu (1,0đ) 1 câu (1,5đ) 23 câu Tổng số
điểm 3,0 điểm 3,0 điểm 2,5 điểm 1,5 điểm
10 điểm
5. Nội dung đề kiểm tra
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1: Tính chất vật lý nào dưới đây của kim loại không phải do các electron tự do
gây ra?
A. Tính dẻo B.Tính cứng
C. Ánh kim D.Tính dẫn điện và nhiệt
Câu 2: Cho các chất rắn Cu, Fe, Zn và các dd CuSO4, FeSO4. Số phản ứng hóa học xảy ra khi cho các chất tác dụng với nhau theo từng cặp là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 3: Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa một chất tan và chất rắn Y. Chất tan trong dung dịch X là:
A. Cu(NO3)2 B. Fe(NO3)2 C. Fe(NO3)3 D. HNO3
Câu 4: Ngâm một thanh Zn vào 100ml dung dịch AgNO3 0,1M đến khi AgNO3 tác dụng hết, thì khối lượng Zn sau phản ứng so với thanh Zn ban đầu sẽ:
A. giảm 0,755g. B. tăng 1,08g. C. tăng 0,755g. D. tăng 7,55g. Câu 5: Trong phản ứng giữa kim loại kẽm và dung dịch đồng (II) sunfat
Zn + CuSO4 Cu + ZnSO4 . Một mol ion Cu2+ đã:
A. Nhận 1 mol electron B. Nhận 2 mol electron
C. Nhường 1 mol electron D. Nhường 2 mol electron
Câu 6: Cho 0,3 mol kim loại Mg phản ứng hết với dd HNO3 thu được V lít khí N2O (đktc). V có giá trị là
A. 1,344 lít B. 1,680 lít C. 4,48 lít D. 13,44 lít
Câu 7: Đốt một kim loại trong bình chứa khí clo thu được 32,5 gam muối đồng thời
thể tích clo trong bình giảm 6,72 lít (đktc). Tên của kim loại bị đốt là:
A. Mg B. Al C. Fe D. Cu
Câu 8: Người ta dự định dùng một số phương pháp chống ăn mòn kim loại sau:
1. Cách li kim loại với môi trường xung quanh. 2. Dùng hợp kim chống gỉ.
4. Ngâm kim loại trong H2O. 5. Dùng phương pháp điện hóa. Phương pháp đúng là
A. 1, 3, 4, 5. B. 1, 2, 3, 4. C. 2, 3, 4, 5. D. 1, 2, 3, 5.
Câu 9: Hoà tan hoàn toàn 20,0 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dung dịch HCl dư, sau phản
ứng thu được 11,2 lít khí (đktc) và dung dịch X. Cơ cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan
A. 55,5 gam. B. 91,0 gam. C. 90,0 gam. D. 71,0 gam. Câu 10: Cho bốn cặp oxi hóa-khử: Fe2+/Fe; Fe3+/Fe2+; Cu2+/Cu; Ag+/Ag. Dãy xếp các cặp theo chiều tăng dần về tính oxi hóa của ion kim loại và giảm dần về tính khử của kim loại tương ứng là:
A. Fe3+/Fe2+; Fe2+/Fe; Ag+/Ag; Cu2+/Cu B. Cu2+/Cu; Fe2+/Fe; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag C. Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag D. Ag+/Ag; Fe3+/Fe2+; Cu2+/Cu; Fe2+/Fe
Câu 11: Có 3 mẫu hợp kim gồm: Fe-Al; K-Na; Cu-Mg. Chỉ dùng một dung dịch
nào trong số các dung dịch sau để phân biệt ba mẫu hợp kim? A. Dung dịch HCl B. Dung dịch NaOH C. Dung dịch H2SO4 D. Dung dịch MgCl2
Câu 12: Trong hợp kim Al- Ni cứ 5 mol Al thì có 0,5 mol Ni. Thành phần phần
trăm của hợp kim là:
A. 18% Al và 82% Ni B. 82% Al và 18% Ni C. 20% Al và 80% Ni D. 80% Al và 20% Ni
Câu 13: Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là
A. thực hiện sự khử các kim loại. B. thực hiện sự khử các ion kim loại. C. thực hiện sự oxi hóa các kim loại. D. thực hiện sự oxi hóa các ion kim loại.
Câu 14: Cho 13,5 gam nhơm tác dụng vừa đủ với 2,2 lít dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí NO và NO2 có tỉ khối so với H2 là 19. Nồng độ mol của dung dịch axit ban đầu là:
A. 1,35M. B. 1,023M. C. 0,86M. D. 0,98M. Câu 15: Loại phản ứng hóa học nào xảy ra trong q trình ăn mòn kim loại A. Phản ứng thế B. Phản ứng oxi hóa - khử C. Phản ứng hóa hợp D. Phản ứng phân hủy
Câu 16: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần
ngâm dưới nước) những tấm kim loại nào sau đây? A. Sn. B. Pb. C. Zn. D. Cu.
Câu 17: Điện phân 500 ml dung dịch CuSO4 0,2M (điện cực trơ) cho đến khi ở catot thu được 3,2 gam kim loại thì thể tích khí (đktc) thu được ở anot là
A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 0,56 lít. D. 3,36 lít. Câu 18 : Ngâm một vật bằng Cu có khối lượng 10 gam trong 250 gam dd AgNO3
4%. Khi lấy vật ra khỏi dd thì khối lượng AgNO3 trong dd giảm 17%. Khối lượng của vật sau phản ứng là:
A. 27gam. B. 10,76 gam. C. 11,08gam. D. 17gam Câu 19 : Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4. Phương pháp hóa học đơn giản để loại được tạp chất là phương pháp
A. Cho bột Fe dư vào dung dịch, chờ phản ứng xong rồi lọc bỏ chất rắn B. Cho Mg vào dung dịch cho đến khi hết màu xanh
C. Chuyển hai muối thành hiđroxit, oxit kim loại rồi hòa tan bằng H2SO4 loãng D. Điện phân dung dịch với điện cực trở đến khi hết màu xanh
Câu 20: Cho một luồng khí CO dư qua ống đựng m gam hỗn hợp Fe3O4 và CuO nung nóng đến phản ứng hồn tồn, ta thu được 1,16 gam hỗn hợp 2 kim loại. Khí thốt ra cho vào bình đựng nước vơi trong dư, thu được 2,5 gam kết tủa trắng. Xác định m
PHẦN II. TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm): Để làm sạch một mẫu thủy ngân có lẫn tạp chất kẽm, chì, người
ta khuấy mẫu thủy ngân này trong dung dịch HgSO4 dư. Hãy giải thích phương pháp làm sạch này và viết các phương trình phản ứng?
Câu 2 (1,5 điểm): Có bốn thanh sắt được đặt tiếp xúc với những kim loại khác nhau và nhúng trong các dung dịch HCl như hình vẽ dưới đây:
(1) (2) (3) (4) Hãy cho biết:
a) Thanh sắt sẽ bị ăn mịn trong các trường hợp nào? Giải thích ngắn gọn? b) Trường hợp nào thanh sắt bị ăn mòn nhanh nhất? Tại sao?
Câu 3 (1,5 điểm): Ngâm một vật bằng Cu có khối lượng 10 gam trong 250 gam dd
AgNO3 4%. Khi lấy vật ra khỏi dung dịch thì khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%. Xác định khối lượng của vật sau phản ứng?
6. Đáp án và thang điểm
Đáp án phần trắc nghiệm: Mỗi đáp án đúng được 0,3 điểm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ/A B C B C B B C D A C Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ/A B B B B B C C B A B Đáp án phần tự luận: Câu Đáp án Điểm
1 - Khi cho hỗn hợp gồm Hg có lẫn Zn, Pb vào dung dịch HgSO4 thì xảy ra các phản ứng:
Zn + HgSO4 ZnSO4 + Hg Pb + HgSO4 PbSO4 + Hg
- Như vậy các tạp chất Zn, Pb tan hết vào dung dịch, chỉ còn lại kim loại Hg, tìm cách tách riêng ta thu được Hg tinh khiết.
0,5đ
0,5đ
xảy ra ăn mịn điện hóa học trong đó chỉ có các trường hợp (2); (3) và (4) là Fe bị ăn mịn (vì Fe là kim loại có tính khử mạnh hơn nên là cực âm và bị ăn mòn).
b) Trường hợp Fe bị ăn mịn nhanh nhất là trường hợp (4) (cặp Fe-Cu) vì Cu có tính khử yếu hơn so với Ni, Sn (hay đứng xa Fe nhất) nên thế điện cực lớn nhất (khả năng phản ứng cao nhất)
1,0 đ
0,5đ
3
nAgNO3 (ban đầu) = 1
17 mol; nAgNO3 (phản ứng) = 17 100* 1
17 = 0,01 mol. Phương trình phản ứng:
Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag
1 mol---- 2 mol------------------------2 mol suy ra mtăng = 152 g Vậy 0,01 mol------------------------------------- mtăng = 0,76 g Vậy khối lượng của vật sau phản ứng là 10 + 0,76 = 10,76 g
0,5đ 1,0đ
Tiểu kết chƣơng 2
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã được nghiên cứu ở chương 1, chúng tôi đã tiến hành
- Phân tích mục tiêu, nội dung, cấu trúc và phương pháp dạy học phần chương Đại cương về kim loại – Hóa học 12.
- Xác định nguyên tắc tuyển chọn, quy trình xây dựng hệ thống BTHH để phát triển năng lực GQVĐ cho HS.
- Chúng tôi đã lựa chọn được hệ thống các thí dụ minh họa và 127 bài tập hóa học phát triển năng lực GQVĐ thuộc nội dung kiến thức chương 5 – Đại cương về kim loại gồm các dạng bài tập vận dụng, bài tập GQVĐ, đặc biệt là các bài tập sử dụng hình vẽ đồ thị, thí nghiệm và bài tập gắn với tình huống bối cảnh thực tiễn.
Với dạng bài tập GQVĐ, chúng tơi đi sâu vào phân tích về các kiến thức học sinh đã có, xác định mâu thuẫn nhận thức và hướng GQVĐ trong bài tập làm cơ sở cho việc hướng dẫn sử dụng bài tập vào bài dạy. Với dạng bài tập gắn với tình huống bối cảnh thực tiễn, chúng tơi có hướng dẫn trả lời cho các câu hỏi.
- Đề xuất PP sử dụng BTHH phát triển năng lực GQVĐ trong dạy học chương Đại cương về kim loại – Hóa học 12 và thiết kế 3 giáo án bài dạy minh họa cùng một số bài kiểm tra đánh giá cho các đề xuất đã đưa ra. Các giáo án bài dạy chúng tôi để ở phần phụ lục.