Chỉ tiêu cơ cấu tài sản và nguồn vốn công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại sản xuất và dịch vụ song việt (Trang 51 - 54)

(Đơn vị tính: %)

Chỉ tiêu Cơng thức 2019 2020 2021 Chênh lệch 2019- 2020 2020- 2021 Tỉ trọng TSNH 80,31 89,31 82,68 (9) 6,63 Tỉ trọng TSDH 18,34 10,69 17,32 7,65 (6,63) Tỉ trọng nợ 70,90 81,61 80,74 (10,71) 0,87 Tỉ trọng VCSH 26,72 18,39 19,26 8,33 (0,87)

(Nguồn: Tác giả tính tốn từ số liệu Báo cáo tài chính)

Tỉ trọng tài sản ngắn hạn cho biết rằng cứ 100 đồng tài sản của cơng ty thì đầu tư bao nhiều đồng cho tài sản ngắn hạn. Năm 2021, tỷ trọng tài sản ngắn hạn là 89,31% tăng 6,63% so với năm 2020. Con số này thể hiện rằng, trong năm 2021, cứ 100 đồng tài sản của cơng ty thì đầu tư 89,31 đồng cho tài sản ngắn hạn, tăng 6,63 đồng so với năm 2020. Nguyên nhân tăng là do trong năm 2021 tài sản ngắn hạn tăng 11,97%, cao hơn so với mức tăng của tổng tài sản là 11,06%. Trong 2 năm, cơ

cấu tài sản ngắn hạn đều chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng dần lên vì cơng ty đang chú trọng nhiều hơn cho tài sản ngắn hạn, nhất là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn năm 2021 là 240 tỷ tăng 112,5 tỷ gần bằng ½ so với năm 2020.Đầu tư vào tài sản ngắn hạn vì những tài sản này có tính thành khoản cao và thời gian thu hồi vốn nhanh. Đối với hoạt động kinh doanh lâu dài thì việc chọn đầu tư vào tài sản ngắn hạn sẽ tốt hơn là đầu tư vào tài sản dài hạn, nhất là trong tình hình dịch bệnh đang hiện hành gây ảnh hưởng mạnh lên nền kinh tế trong nước.

Tỉ trọng tài sản dài hạn cho biết rằng cứ 100 đồng tài sản của công ty đầu tư bao nhiêu đồng cho tài sản dài hạn. Năm 2021, tỷ trọng tài sản dài hạn là 10,69% giảm 6,63% so với năm 2020. Điều này cho thấy là trong năm 2021, thì cứ 100 đồng tài sản của cơng ty thì đầu tư 10,69 đồng cho tài sản dài hạn, giảm 6,63 đồng so với năm 2020. Nguyên nhân giảm là do tài sản dài hạn giảm đi nhiều hơn so với tổng tài sản. Tài sản dài hạn năm 2021 giảm 31,48% cịn tổng tài sản thì tằng 11,97% so với năm 2020. Cơng ty đã đầu tư cho tài sản ngắn hạn nhiều hơn và giảm đầu tư cho tài sản dài hạn. Tỷ trọng tài sản dài hạn đang có xu hướng giảm do công ty muốn giảm thiểu rủi ro, nhất là trong tình hình dịch Covid đang lây lan rộng rãi gây ảnh hưởng đến nền kinh tế. Việc chú trọng vào tài sản ngắn hạn sẽ đem lại lợi nhuận cũng như rủi ro ít hơn.

Kết luận: Xét về cơ cấu tải sản trong 2 năm qua công ty đều tập trung vào tài sản ngắn hạn hơn. Điều này là hợp lý vì trong thời điểm dịch bệnh, việc sản xuất và xây dựng các dự án sẽ bị ảnh hưởng từ đó tác động đến hiệu quả của q trình hoạt động kinh doanh. Tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nên có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán

của cơng ty, đồng thời giúp cho q trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục. Tỷ trọng nợ cho biết trong 100 đồng nguồn vốn thì cơng ty huy động bao nhiêu đồng từ tiền nợ phải trả. Tỷ trọng nợ năm 2021 là 81,61%; tăng 0,87% so với năm 2020. Nghĩa là cứ 100 đồng nguồn vốn thì huy động 81,61 đồng từ nợ phải trả, tăng 0,87 đồng so với năm 2020. Nguyên nhân tăng là vì nợ phải trả tăng 12,26% trong khi đó nguồn vốn chỉ tăng 6,01%. Trong phần nợ phải trả của công ty đa phần là từ nợ ngắn hạn, trong đó khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất là 88,76%

trên tổng nợ phải trả, khoản vay này tăng gần 293 tỷ so với năm 2020. Bên cạnh đó, cũng có 1 số khoản mục như là khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn tăng 3,4 tỷ; chi phí phải trả ngắn hạn tăng 21,4 tỷ so với năm 2020. Ở cả 2 năm, chúng ta thấy tỷ trọng nợ phải trả nằm trong cơ cấu nguồn vốn đều chiếm hơn 80%, cho ta thấy tỷ trọng nợ phải trả cao, điều đấy cho thấy công ty hiện tại bị phụ thuộc vào nguồn vốn vay ở bên ngồi, hiệu quả sử dụng vốn thấp do cơng ty có phần nguồn vốn chủ sở hữu khá thấp. Việc tăng tỷ trọng nợ khiến cơng ty bị giảm uy tín trên thị trường, đồng thời gây rủi ro về tiền lãi và những khoản phải trả, làm giảm khả năng thanh tốn trong tình hình dịch bệnh phức tạp và khó khăn như hiện nay.

Tỷ trọng vốn chủ sở hữu cho biết trong 100 đồng nguồn vốn thì cơng ty huy động bao nhiêu đồng từ vốn chủ sở hữu. Trong năm 2021 tỷ trọng của vốn chủ sở hữu là 18,39%; giảm 0,87% so với năm 2020. Con số này thể hiện rằng cứ 100 đồng nguồn vốn thì cơng ty huy động 18,39 đồng từ vốn chủ sở hữu, giảm 0,87 đồng so với năm 2020. Phần nguồn vốn có vốn chủ sở hữu chiêm tỷ trọng nhỏ là 19,26% và vốn chủ sở hữu tăng ít hơn so với tổng nguồn vốn. Trong đó, khoản mục lỗ lũy kế của 2 năm đều âm mà các khoản vốn cố phần và quỹ đầu tư ở cả 2 năm lại không đổi khiến cho vốn chủ sở hữu giảm đi. Qua 2 năm, vốn chủ sở hữu đều chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm đi, cho thấy công ty đang bị phụ thuộc vào nguồn vốn vay ở bên ngoài, việc phụ thuộc sẽ khiến uy tín của cơng ty bị giảm sút.

Kết luận: Xét về cơ cấu nguồn vốn của cơng ty thì trong cả 2 năm, phần nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng nhiều hơn, điều đó cho thấy rằng nguồn vốn của doanh nghiệp có được là nhờ đi vay và th tài chính. Tỷ trọng vốn chủ sở hữa trên tổng nguồn vốn nhỏ, cho thấy việc tổ chức tài chính chưa ổn định, mức độ tự chủ tài chính cịn thấp.

2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại sản xuất và dịch vụ song việt (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)