Chi phí tài chính cơng ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại sản xuất và dịch vụ song việt (Trang 37 - 51)

(Đơn vị tính: Nghìn đồng)

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch Tỷ trọng

Tuyệt đối Tương đối (%) 2019 2020 2021

2019-2020 2020-2021 2019- 2020 2020-2021 Chi phí tài chính 43.258.04 40.606.12 32.644.19 (2.651.92) (7.961.993) (6,13) (19,61) Chi phí lãi vay 41.936.33 38.695.03 26.207.47 (3.241.30) (12.487.63) (7,72) (32,27) 96,9 95,29 80,28 Lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện 1.090.622 318.613 5.065.778 (722.009) 4.747.165 (66,19) 1489,95 2,52 0,78 15,51 Chi phí tài chính khác 231.095 1.557.024 1.287.419 1.325.929 (269.605) 573,75 (17,31) 0,58 3,83 3,94

Chi phí tài chính năm 2021 giảm gần 8 tỷ đồng tương đương giảm 19,61% so với năm 2020. Chi phí tài chính năm 2019 cao hơn khoảng 2,7 tỷ đồng tương đương khoảng 6,13% so với năm 2020. Chi phí lãi vay 2021 giảm gần 12,5 tỷ đồng tương đương giảm 32,27% so với năm 2020. Chi phí lãi vay năm 2020 giảm khoảng 3,2 tỷ đồng tương đương khoảng 7,72% so với năm 2019. Tỷ trọng năm 2020 là 95,29%; năm 2021 là 80,28%; tỷ trọng giảm với mức chênh lệch 15,01%. Chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí tài chính. Lỗ chênh lệch tỷ giá năm 2021 đã thực hiện tăng 4,7 tỷ đồng tương đương 1498,95% so với năm 2020. Tỷ trọng vào năm 2020 là 0,78%; năm 2021 là 15,51%; tỷ trọng tăng với mức chênh lệch 14,73%. Lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện chiếm tỷ trọng đứng thứ 2 và có mức độ tăng trưởng lớn nhất trong tổng chi phí tài chính. Chi phí tài chính khác giảm 269 triệu đồng tương đương giảm 17,31% so với năm 2020. Tỷ trọng vào năm 2020 là 3,83%; vào năm 2021 là 3,94%; tỷ trọng giảm với mức chênh lệch 0,11%. Chi phí tài chính khác chiếm tỷ trọng đứng thứ 3 trong tổng chi phí tài chính.

Nhận xét: Chi phí tài chính giảm là do chi phí lãi vay giảm và là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn nhất. Dù lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện và đã thực hiện đều tăng mạnh nhưng với phần trăm tỷ lệ thấp nên 2 chỉ tiêu này không gây ảnh hưởng quá lớn đến chi phí tài chính.

2.2.4. Lợi nhuận kế tốn trước thuế

Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần + Kết quả từ hoạt động khác. Lỗ kế toán trước thuế năm 2019 là 163 tỷ đồng, thấp hơn so với con số lỗ trước thuế ghi nhận năm 2020 là 109,5 tỷ đồng. Lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2021 là 11,255 tỷ, tăng 118 tỷ so với năm 2020. Nguyên nhân tăng là do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng và thu nhập từ hoạt động khác cũng tăng.

-163 -109,5 11,255 -180 -160 -140 -120 -100 -80 -60 -40 -20 0 20 2019 2020 2021

Biểu đồ 2.3. Lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN giai đoạn 2019 - 2021

2.2.5. Lợi nhuận sau thuế TNDN

Lợi nhuận sau thuế TNDN = Lợi nhuận trước thuế - Chi phí thuế hiện hành - Lợi ích thuế hỗn lại. Lỗ kế tốn sau thuế ghi nhận năm 2019 là 163 tỷ đồng, thấp hơn lỗ sau thuế năm 2020 là 109,5 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2021 là 14,9 tỷ tăng 124 tỷ so với năm 2020. Chi phí thuế hiện hành là khoản dự phòng (thừa)/thiếu những năm trước, giảm 4,35 tỷ đồng so với năm 2020. Lợi ích thuế thu nhập hỗn lại là phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời. Tổng thuế thu nhập năm 2021 là - 3,7 tỷ đồng giảm 6,25 tỷ đồng so với năm 2020. Lợi nhuận sau thuế tăng lên là do lợi nhuận trước thuế tăng và chi phí thuế giảm. So với tổng doanh thu hoạt động 2021 thì lợi nhuận thu về thấp, nhưng so với năm 2020 thì cơng ty vẫn làm ăn có lãi. Do vậy cơng ty nên quản lý chi phí tiết kiệm hơn để cải thiện lợi nhuận.

-163 -109,5 14,5 -180 -160 -140 -120 -100 -80 -60 -40 -20 0 20 40 2019 2020 2021

Biểu đồ 2.4. Lợi nhuận kế toán sau thuế TNDN giai đoạn 2019-2021

Kết luận: Năm 2021 tiếp tục chịu sự ảnh hưởng của đại dịch Covid nên nền

kinh tế cả nước đã gặp nhiều khó khăn. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Song Việt cũng đã trải qua 1 năm đầy biến động. Đặc biệt, công ty đã ghi nhận lỗ lũy kế 2 năm liên liếp là 2019 và 2020 nên công ty bước vào năm 2021 với nhiều mối lo ngại. Qua nửa đầu năm 2021, hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty tiếp tục khơng có hiệu quả, tuy nhiên đến nửa cuối năm, kết quả kinh doanh của cơng ty đã có dấu hiệu khởi sắc trở lại. Sau nhiều nỗ lực của Lãnh đạo công ty cũng như những giải pháp cho sản xuất kinh doanh được triển khai, kết hợp với cơng tác phịng chống dịch hiệu quả của Chính phủ nên cơng ty đã thu lại được kết quả khá tốt.

2.3. Cơ cấu tài sản nguồn vốn giai đoạn năm 2019 - năm 2021 2.3.1. Tài sản ngắn hạn 2.3.1. Tài sản ngắn hạn Bảng 2.3. Tài sản ngắn hạn (Đơn vị tính: Nghìn đồng) Chỉ tiêu 2019 2020 2021 Chênh lệch Tỷ trọng

Tuyệt đối Tương đối

2019 2020 2021 2019-2020 2020-2021 2019- 2020 2020- 2021 Tài sản ngắn hạn 1.077.762.645 1.069.946.450 1.283.641.359 (7.816.195) 213.694.909 (0,72) 19,97 Tiền và các khoản tương đương tiền 10.676.868 144.120.975 183.831.449 133.444.107 39.710.474 1249,8 27,55 0,99 13,47 14,32 Đầu tư tài chính 100.000.000 127.500.000 240.000.000 27.500.000 122.500.000 27,5 88,24 9,27 11,92 18,70

Chỉ

tiêu 2019 2020 2021

Chênh lệch Tỷ trọng

Tuyệt đối Tương đối

2019 2020 2021 2019-2020 2020-2021 2019- 2020 2020- 2021 ngắn hạn Các khoản phải thu ngắn hạn 469.106.362 389.158.553 392.029.142 (79.947.809) 2.870.589 (17,04) 0,74 43,5 36,37 30,54 Hàng tồn kho 435.097.399 352.400.671 410.137.333 (82.696.728) 57.736.661 (19,01) 16,38 40,37 32,94 31,95 Tài sản ngắn hạn khác 62.882.013 56.766.250 57.643.433 (6.115.763) 877.183 (9,72) 1,55 5,87 5,31 4,49

Tài sản ngắn hạn năm 2021 là 1.283 tỷ đồng tăng 213 tỷ đồng tương đương 19,97% so với năm 2020. Tài sản ngắn hạn năm 2020 giảm khoảng hơn 7,8 tỷ đồng tương đương giảm khoảng 0,72% so với năm 2019. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn năm 2021 là 89,31%; năm 2020 là 82,68%; mức tăng chênh lệch là 6,64%. Điều đó cho thấy rằng tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản là lớn, hầu như công ty chỉ chú trọng vào đầu tư tài sản ngắn hạn. Trong có khoản phải thu ngắn hạn có tỷ trọng năm 2021 là 30,54% và hàng tồn kho năm 2021 có tỷ trọng là 31,95%; đây là hai chỉ tiêu chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tổng tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên tài sản ngắn hạn tăng là nhờ đầu tư tài chính ngắn hạn và hàng tồn kho tăng lên nhiều.

Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2021 tăng 39 tỷ tương đương 27,55% so với năm 2020. Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2020 tăng gần 133,5 tỷ đồng tương đương tăng khoảng 1249,8% so với năm 2019. Tỷ trọng năm 2021 là 14,32% tăng 0,85% so với năm 2020. Trong đó, các khoản tương đương tiền ở cả 2 năm này đều hơn 94% trên tổng khoản Tiền và các khoản tương đương tiền. Năm 2021, tỷ trọng các khoản tương đương tiền tăng 0,47% so với năm 2020, cụ thể tăng từ 94,73% lên 95,20%. Tuy nhiên, chỉ tiêu Tiền thì giảm 1,01% so với năm 2020, giảm từ 2.63 tại năm 2020 xuống 2,4 vào năm 2021. Trong đó tiền mặt năm 2021 tăng mạnh 157,54% và tiền gửi ngân hàng tăng 15,26% so với năm 2020. Trong cả hai năm 2020 và 2021, công ty có xu hướng tập trung vào các khoản tương đương tiền nhiều hơn, các khoản tương đương tiền thể hiện các hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn gốc 1 tháng tại ngân hàng thương mại với lãi suất 3%/năm, cho thấy rằng khoản tiền có tính thanh khoản cao và đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn.

Đầu tư tài chính ngắn hạn năm 2021 là 240 tỷ tăng 112,5 tỷ tương đương tăng 88,24 so với năm 2020. Đầu tư tài chính ngắn hạn năm 2019 là 100 tỷ đồng, thấp hơn so với năm 2020 khoảng 27,5 tỷ đồng tương đương khoảng 27,5%. Cơng ty đầu tư vào khoản tiền gửi có kỳ hạn phản ánh các khoản tiền gửi có kỳ hạn gốc 6 tháng tại ngân hàng thương mại với lãi suất 3,7% đến 2,6%/năm. Năm 2020, tỷ trọng là 11,92%; năm 2021 là 18,70%, tăng với mức chênh lệch là 6,78%. Năm 2021, tỷ suất đầu tư tài chính tổng quát là 0,02%, chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng tổng tài sản thì các khoản đầu tư tài chính chiếm 0,02 đồng. Tỷ suất đầu tư tài chính ngắn hạn là 100% và tỷ suất đầu tư tài chính ngắn hạn so với tài sản ngắn hạn

là 18,70%. Điều này cho thấy, công ty Song Việt đang chú trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn, cụ thể là đầu tư vào khoản tiền gửi có kỳ hạn. Vì tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên hoạt động đầu tư mạnh vào tài sản ngắn hạn là một bước đi đúng đắn, giảm rủi ro cho doanh nghiệp.

Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2021 là 392 tỷ tăng 2,8 tỷ tương đương tăng 0,74% so với năm 2020. Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2020 giảm gần 80 tỷ đồng so với năm 2019, tương đương giảm khoảng 17,04%. Tỷ trọng năm 2021 là 30,54% và năm 2020 là 36,37%, giảm 5,83%. Trong đó khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất là 101,92% tăng 0,06% so với năm 2020. Tiền trả trước cho người bán ngắn hạn tăng 29,52% so với năm 2020, tỷ trọng là 0,87% tăng 0,2% so với năm 2020. Tỷ trọng các khoản phải thu khác năm 2021 là 10,17% giảm 0,32% so với năm. Ngồi ra, khoản dự phịng phải thu ngắn hạn khó địi giảm 335,5 triệu tương đương 0,66% so với năm 2020 vì doanh nghiệp tăng tỉ lệ thu hồi nợ đã cho vay. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên cho thấy rằng doanh nghiệp chú trọng vào tài sản ngắn hạn, đặc biệt là đẩy mạnh việc thu ngắn hạn hơn thu dài hạn là để có thể thu hồi vốn nhanh hơn, giảm bớt rủi ro trong tình hình dịch bệnh.

Hàng tồn kho năm 2021 là 410 tỷ tăng 57 tỷ tương đương tăng 16,38% so với năm 2020. Hàng tồn kho năm 2020 giảm khoảng hơn 82 tỷ đồng so với năm 2019 tương đương khoảng 19,01%. Tỷ trọng hàng tồn kho năm 2021 là 31,95%, năm 2020 là 32,94% với mức giảm chênh lệch là 0,99%. Trong tình hình dịch bệnh, cơng ty có xu hướng giữ hàng tồn kho để giao dịch, dự phòng và đầu cơ. Mặt khác, sự tăng trưởng của hàng tồn kho đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang kéo dài thời gian phân phối luồng hàng hóa. Đồng thời, khoản đầu tư vào hàng tồn kho được chuyển sang đầu tư vào tài chính ngắn hạn, nhằm thu hồi doanh thu nhanh hơn và làm tăng lợi nhuận. Số tiền của hàng tồn kho giảm sau khi trừ đi chỉ tiêu dự phòng giảm giá hàng tồn kho, số tiền này giảm 88,62% so với năm 2020. Các khoản dự phòng của doanh nghiệp trong năm 2021 có xu hướng giảm, đặc biệt khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho giảm mạnh nhất. Trong hàng tồn kho cơng ty tích trữ ngun vật liệu nhiều nhất, năm 2021 tăng 42,57% so với năm 2020.

Tài sản ngắn hạn khác năm 2021 là 57 tỷ đồng tăng 877 triệu đồng tương đương với tăng 1,55% so với năm 2020. Tài sản ngắn hạn khác năm 2020 giảm

khoảng 6,11 tỷ đồng tương đương khoảng 9,72% so với năm 2019 Năm 2021, tỷ trọng của tài sản ngắn hạn khác là 4,49% giảm 0,82% so với năm 2020 là 5,3%. Các khoản chi phí phải trả trước ngắn hạn và thuế và các khoản khác phải thu của Nhà nước trong năm 2021 tăng lên, cụ thể là chi phí trả trước ngắn hạn năm 2021 tăng 9,65%; thuế và các khoản khác phải thu của nhà nước tăng mạnh 85,26% so với năm 2020. Bên cạnh đó, Thuế GTGT được khấu trừ giảm 2,53% so với năm 2020, theo đó tỷ trọng của khoản này trong Tài sản ngắn hạn khác cũng giảm 3,39%. Trong năm 2021, dịch bệnh bùng phát mạnh trở lại khiến cho việc sản xuất bị gián đoạn, kinh tế bị ảnh hưởng, vì vậy mà các chi phí trả trước ngắn hạn tăng lên so với năm 2020. Cũng vì nền kinh tế bị tác động nặng nề, hoạt động kinh doanh bị tổn thất nghiêm trọng dẫn đến việc thu mua thiết bị, máy móc bị cắt giảm. Do đó, mà thuế GTGT được khấu trừ bị giảm. Ngược lại, khoản thuế và các khoản khác phải thu của nhà nước tăng do doanh nghiệp đã nộp thừa vào ngân sách nhà nước.

Nhận xét: Sự phân bổ cơ cấu của công ty cho tài sản ngắn hạn là hợp lý

dựa trên tình hình kinh tế và dịch bệnh. Cơng ty TNHH Thương mại sản xuất và Dịch vụ Song Việt đề phòng cho sự bùng dịch bất cứ lúc nào, vì thế đã có hành động đầu cơ, tích trữ hàng hóa, đề phịng sự bùng phát dịch làm cho việc sản xuất bị gián đoạn lần nữa, gây thiếu hụt hàng hóa. Cơng ty tích cực thu ngắn hạn nhiều hơn để hồn vốn trong thời gian ngắn, giảm bớt rủi ro tài chính. Cơng ty cịn dồn hết các hoạt động đầu tư cho hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn và khơng đầu tư cho tài chính dài hạn là bước đi đúng đắn trong thời kì dịch bệnh, việc tập trung vào đầu tư tài chính ngắn hạn giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng tài chính.

2.3.2. Tài sản dài hạn Bảng 2.4. Tài sản dài hạn Bảng 2.4. Tài sản dài hạn (Đơn vị tính: Nghìn đồng) Chỉ tiêu 2019 2020 2021 Chênh lệch Tỷ trọng

Tuyệt đối Tương đối 2019 2020 2021

2019-2020 2020-2021 2019- 2020 2020- 2021 Tài sản dài hạn 264.168.929 224.205.573 153.618.993 (39.963.356) (70.586.580) (15,12) (31,48) Tài sản cố định 171.528.664 149.764.378 117.313.233 (21.764.286) (32.451.145) (12,68) (21,76) 64,9 66,80 76,37 TSCĐ hữu hình 167.511.204 146.022.248 113.846.433 (21.488.956) (32.175.815) (12,82) (22,03) 63,4 97,50 97,04 TSCĐ vơ hình 4.017.460 3.742.130 3.466.800 (275.330) (275.330) (6,85) (7,36) 1,52 2,50 2,96 Đầu tư tài chính dài hạn 0 0 0 Tài sản dài hạn khác 27.517.686 67.623.491 28.181.548 40.105.805 (39.441.943) 145,74 (58,33) 10,4 30,16 18,35

Tài sản dài hạn năm 2021 là 153 tỷ giảm 70 tỷ tương đương giảm 31,48% so với năm 2020. Tài sản dài hạn năm 2019 là 264 tỷ, cao hơn khoảng gần 40 tỷ so với năm 2020, tương đương khoảng 15,12%. Tỷ trọng TSDH năm 2021 là 10,69% trên tổng tài sản, năm 2020 là 17,32%, giảm 6,64%, cho thấy rằng công ty đang chú trọng vào tài sản ngắn hạn nhiều hơn và giảm đầu tư vào tài sản dài hạn và TSCĐ của công ty đã hết khấu hao. Nguyên nhân là do công ty giảm đầu tư vào tài sản cố định mới để thay thế và không đầu tư tài chính dài hạn. Trong đó, tài sản cố định năm 2021 là 117 tỷ giảm 32 tỷ so với năm 2020, tài sản dài hạn khác năm 2021 là 28 tỷ giảm 39 tỷ so với năm 2020. Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vơ hình đều có xu hướng giảm, TSCĐ hữu hình năm 2021 là 113 tỷ giảm 32 tỷ so với năm 2020, mức tỷ trọng cao là 97,04%; TSCĐ vơ hình năm 2021 là 3,5 tỷ giảm 275 triệu so với năm 2020, mức tỷ trọng thấp là 2,96%. Điều đó cho thấy cơng ty chú trọng đầu tư vào tài cố định hữu hình hơn. Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh vẫn chưa hồn tồn được kiểm sốt, cơng ty phải giảm quy mô hoạt động kinh doanh nên tài sản dài hạn đã giảm đi.

2.3.3. Nợ phải trả

Nợ phải trả năm 2021 là 1.172 tỷ đồng tăng 143 tỷ đồng so với năm 2020 tương đương tăng 12,8%. Nợ phải trả năm 2019 là 951,5 tỷ đồng, thấp hơn khoảng 77,5 tỷ đồng so với năm 2020 là 1029 tỷ đồng. Năm 2021, cơ cấu nợ phải trả chiếm 80,7% trong cơ cấu nguồn vốn. Trong đó, năm 2020 tổng nợ phải trả của công ty là 1.045 tỷ đồng với khoản nợ dài hạn bằng 0. Sang năm 2021 các khoản nợ của công ty vẫn chủ yếu là các khoản nợ ngắn hạn với hơn 1.171 tỷ trong khi nợ dài hạn chỉ chiếm gần 2 tỷ đồng.

Trong hai năm 2020 và 2021 khoản nợ lớn nhất của công ty là vay và nợ thuê tài chính, năm 2021 tiếp tục tăng 39,25% tương đương 292 tỷ đồng. Khoản nợ nhỏ nhất là khoản doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn với năm 2020 là 85 triệu, năm 2021 cải thiện giảm còn 0 đồng. Chi tiêu tăng nhanh nhất trong năm 2021 là chi phí

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại sản xuất và dịch vụ song việt (Trang 37 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)