(Đơn vị: lần) (Nguồn: Tác giả tính tốn từ số liệu Báo cáo tài chính)
Chỉ tiêu Cơng thức 2019 2020 2021 Chênh lệch 2019- 2020 2020 - 2021 Khả năng thanh toán ngắn hạn 1,09 1,02 1,10 (0,07) 0,08 Khả năng thanh toán nhan h 0,65 0,69 0,75 0,04 0,06 Khả năng thanh toán tức thời 0,01 0,14 0,16 0,13 0,02
Khả năng thanh tốn ngắn hạn cho biết cơng ty có bao nhiêu tài sản ngắn hạn đề đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2021 là 1,1 lần tăng 0,08 lần so với năm 2020. Điều đó cho thấy rằng cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 1,1 đồng tài sản ngắn hạn, tăng 0,08 đồng so với năm
2020. Nguyên nhân là do tổng tài sản ngắn hạn năm 2021 tăng 213 tỷ cao hơn so với mức tăng của nợ ngắn hạn là 126 tỷ. Trong cả 2 năm công ty đều tập trung đầu tư nhiều hơn vào tài sản ngắn hạn vì dựa theo tình hình kinh tế và dịch bệnh trong nước, cụ thể là tăng khoản dự trữ tiền và tương đương tiền là 3,9 tỷ và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là 112,5 tỷ. Ta nhận thấy khả năng thanh toán ngắn hạn cả 2 năm của công ty đều lớn hơn 1 nên công ty đủ các tài sản ngắn hạn để trả các khoản nợ ngắn hạn trong tương lai.
Khả năng thanh toán nhanh cho biết cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao đảm bảo sau khi loại bỏ hàng tồn kho. Chỉ tiêu này sẽ giữ lại những tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao như là tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu, đầu tư tài chính, vì chúng dễ dàng chuyển đổi ra tiền mặt để trả nợ; và loại bỏ đi hàng tồn kho vì hàng tồn kho có tính thanh khoản kém và thời gian thu hồi vốn lâu. Khả năng thanh toán nhanh năm 2021 là 0,75 lần tăng 0,06 lần so với năm 2020. Điều này cho biết rằng cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 0,75 đồng tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao sau khi loại bỏ hàng tồn kho, tăng 0,06 đồng so với năm 2020. Nguyên nhân tăng là tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao, cụ thể mức tăng của tài sản ngắn hạn là 213 tỷ tương đương 19,97% và hàng tồn kho là 57,5 tỷ ở năm 2021; tăng cao hơn so với mức tăng của nợ ngắn hạn là 126 tỷ tương đương 12,07%, thậm chí là sau khi loại đi hàng tồn kho. Tuy nhiên số lượng hàng tồn kho của cơng ty cịn khá nhiều và vẫn tăng so với năm 2020, nguyên nhân có thể vì dịch Covid đã gây ảnh hưởng đến sự tiêu thụ sản phẩm của công ty. Hàng tồn kho nhiều sẽ làm phát sinh các chi phí như tồn trữ, ngồi ra cịn có thế cản trở hệ thống sản xuất và làm giảm khả năng đáp ứng sản xuất các sản phẩm mới. Vì vậy dẫn đến khả ngăn thanh toán nhanh ở cả 2 năm đều giảm đi và nhỏ hơn 1 nên công ty không đủ lượng tài sản ngắn hạn để đảm bảo thanh tốn và có thể gặp rủi ro thanh tốn trong tương lai. Biện pháp cải thiện sẽ là xây dựng mục tiêu dự tữ hàng tồn kho hợp lý (mức kho tối đa và tối thiểu) và xây dựng hệ thống các nhà cung cấp NVL, nhà phân phối có uy tín tiềm lực để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Khả năng thanh toán tức thời cho biết 1 đồng tiền nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu khoản tiền và các khoản tương đương tiền đảm bảo. Khả năng thanh toán tức
thời năm 2021 là 1,16 lần tăng 0,02 lần so với năm 2020. Điều này cho biết rằng, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì sẽ có 0,6 đồng tiền và các khoản tương đương tiền đảm bảo, tăng 0,02 đồng so với năm 2020. Nguyên nhân tăng là do tiền và các khoản tương đương tiền năm 2021 tăng 27,55% cao hơn so với mức tăng của nợ ngắn hạn là 12,07%. Tuy lượng tiền dự trữ có tăng nhưng so với nợ ngắn hạn thì tiền và các khoản tương đương tiền chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Vì vậy ta thấy khả năng thanh toán tức thời cả 2 năm của công ty đều nhỏ hơn 0,5 cho thấy rằng lượng tiền dữ trữ thấp, có thể gặp rủi ro về thanh tốn vì khơng đủ tiền để trả nợ. Vì vậy cơng ty nên có những chính sách để nâng cao lượng tiền dữ trữ và giảm đầu tư vào các khoản mục có khả năng gặp rủi ro cao.
2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản