Biện pháp 4: Tích cực triển khai dạy học theo phịng học bộ mơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông của tỉnh thái bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 90 - 92)

5 Góp phần đổi mới phương pháp học:

3.3.4. Biện pháp 4: Tích cực triển khai dạy học theo phịng học bộ mơn

3.3.4.1. Mục đích

Quản lý khai thác và sử dụng các phịng bộ mơn có hiệu quả, bởi vì về lí luận thì PHBM có các ưu điểm:

PHBM làm tăng tần số sử dụng và tăng độ bền của TBDH;

PHBM giúp cho trình độ chun mơn của giáo viên được nâng cao, năng lực thực hành, năng lực sáng tạo, tư duy lôgic, của học sinh không ngừng được phát triển, tạo ra được bầu khơng khí khoa học của bộ mơn.

Chỉ có PHBM thì mới có điều kiện lắp đặt hệ thống phương tiện nghe nhìn chuyên dùng hỗ trợ cho dạy học. PHBM tạo điều kiện cho giáo viên sử dụng các phần mềm dạy học….

Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khố hay nghiên cứu khoa học cho giáo viên và học sinh.

Như vậy, những ưu điểm trên cho ta thấy dạy học theo PHBM là biện pháp hữu hiệu nhất để đổi mới PPDH theo tinh thần tăng tính thực hành, xóa bỏ thói quen dạy chay và rèn luyện thói quen dạy học có thiết bị. Dạy học

theo hướng PHBM đã và đang trở thành nhu cầu tất yếu của quá trình dạy học. Dạy học theo PHBM đã phát huy tối đa được tác dụng của TBDH và mới có thể bảo quản được TBDH. Điều đó khẳng định chủ trương dạy học theo hướng PHBM là đúng và có khả thi trong điều kiện hiện nay.

3.3.4.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Tổ chức chỉ đạo xây dựng kế hoạch trung hạn và kế hoạch hàng năm về công tác thiết bị. Đầu tư có trọng điểm và đồng bộ theo nhiệm vụ dạy học hàng năm. Huy động đa dạng các nguồn lực, từ kinh phí trong ngân sách, ngoài ngân sách Nhà nước, từ sự hỗ trợ của các cơ quan và các tổ chức xã hội, các nhà tài trợ…để mua sắm thiết bị và xây dựng PHBM theo chuẩn. Hoàn chỉnh hệ thống hồ sơ, sổ sách quản lý để theo dõi.

Việc xây dựng phịng học bộ mơn phải đảm bảo:

Phòng TBDH, PHBM phải được bố trí ở nơi thống mát, cao ráo và sáng sủa, thuận tiện cho việc đi lại của giáo viên và học sinh nhà trường. Phòng phải đảm bảo an toàn, kiên cố, đủ ánh sáng để tránh ẩm mốc trong phịng cần trang bị quạt thơng gió, bình cứu hoả, thuốc chống mối mọt, gián, chuột…

Bên trong phịng phải phân ra nhiều lơ hoặc nhiều góc. Mỗi lơ dành cho thiết bị của một lớp, chia thành nhiều ngăn chứa thiết bị… để nâng cao hiệu quả trong quá trình quản lý, sử dụng.

PHBM có sử dụng các loại hóa chất và các chế phẩm độc hại khác phải được thiết kê theo quy chuẩn, đảm bảo an tồn và vệ sinh mơi trường.

Các TBDH được đánh mã số theo sơ đồ, nghĩa là mỗi thiết bị đã nằm trong phịng thiết bị đều có tên, có mã số và vị trí nhất định. Áp dụng linh hoạt các kiểu sắp xếp thấp ở ngoài, cao ở trong, bé ở ngoài, to ở trong… Nếu TBDH là tranh ảnh, biểu bảng… cần được treo vào các giá tự thiết kế gắn trên tường hoặc các giá treo theo từng phân môn…

Tóm lại: TBDH để trong phịng cần thực hiện theo ngun tắc dễ tìm, dễ thấy và dễ lấy, sắp xếp TBDH theo nguyên tắc này người phụ trách thiết bị sẽ luôn đáp ứng được nhu cầu của giáo viên và học sinh một cách nhanh nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông của tỉnh thái bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)