Những yếu kém, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông của tỉnh thái bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 51 - 53)

2.2.3.1. Những yếu kém, hạn chế

Chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các loại hình đào tạo (cơng lập và ngồi cơng lập), giữa các địa bàn (khu trung tâm và các khu xa trung tâm). Số lượng học sinh thi đoạt giải cao quốc gia, học sinh giỏi quốc tế ít, chưa tương xứng tầm với tiềm năng;

Việc chỉ đạo triển khai học tin học và ngoại ngữ, công tác xây dựng trường THCS liên xã, trường Mầm non theo hướng tập trung cịn gặp nhiều khó khăn. Việc chuẩn hóa - hiện đại hóa - xã hội hóa chưa mạnh.

Trình độ giáo viên chưa đồng đều, việc bố trí xếp sắp đội ngũ chưa đồng bộ (thừa, thiếu cục bộ).

Số giáo viên Mầm non trong biên chế ít, trong khi đó mức hỗ trợ của tỉnh, mức thu học phí cịn thấp, chưa đảm bảo cuộc sống, làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giảng dạy.

Tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của một số cán bộ quản lý còn hạn chế.

Trang thiết bị đồ dùng dạy học mới đảm bảo ở mức tối thiểu chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của giáo dục.

Ngân sách đầu tư cho GD&ĐT có tăng nhưng chưa tương xứng với yêu cầu. Việc huy động vốn đầu tư cho xây dựng trường học, mua sắm trang TBDH ở một số địa phương cịn hạn chế, cịn trơng chờ vào vốn hỗ trợ của Nhà nước….

2.2.3.2. Nguyên nhân của những yếu kém

Công tác tham mưu, cơng tác quản lý chỉ đạo cịn bộc lộ những bất cập. Hệ thống các trường trọng điểm chưa được quan tâm đầu tư đúng mức; Bệnh thành tích trong quản lý, chỉ đạo, trong dạy và học vẫn còn.

Cơ chế, chính sách cho đội ngũ cán bộ giáo viên bồi dưỡng các đội tuyển học sinh giỏi chưa theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội.

Nhận thức về GD&ĐT của một bộ phận nhỏ cán bộ và nhân dân còn hạn chế, làm cho việc chuyển đổi loại hình trường lớp, xây dựng trường THCS liên xã, xây dựng trường chuẩn quốc gia... tiến triển chậm.

Ngân sách đầu tư xây dựng CSVC cịn hạn chế; cơng tác xã hội hóa chưa đều giữa các địa phương trong tỉnh.

Việc chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch chưa tạo được những điển hình nổi trội và những mục tiêu, nhiệm vụ có tính đột phá trong GD&ĐT;

Hiệu quả liên kết, phối hợp giữa ngành giáo dục với các lực lượng xã hội, giữa nhà trường và gia đình chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông của tỉnh thái bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)