Nội dung công tác quản lý thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông của tỉnh thái bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 36 - 42)

1.4.2.1. Quản lý đầu tư mua sắm thiết bị dạy học

Quản lý đầu tư mua sắm TBDH là quản lý về vốn đầu tư, cách thức, hiệu quả, kế hoạch đầu tư, mua sắm TBDH của nhà trường. Ở các trường THPT, các TBDH thực hành đặc biệt đóng vai trị quan trọng. Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường phải được trang bị các TBDH theo công nghệ sản xuất mới mà các nước tiên tiến đã có, đồng thời phải có đầy đủ tài liệu mới, cập nhật về công nghệ sản xuất và sử dụng, vận hành và bảo dưỡng các máy móc hiện đại. Các TBDH càng hiện đại, đầy đủ bao nhiêu thì kết quả dạy học càng lớn. Ngược lại, sự khiếm khuyết lạc hậu về CSVC nói chung và TBDH nói riêng càng làm giảm đi kết quả dạy học bấy nhiêu. Hiện tượng phổ biến hiện nay ở các trường THPT là các TBDH đã cũ hoặc thiếu đồng bộ, không đảm bảo an tồn cho học sinh trong q trình học tập.

Vì vậy để quản lý tốt việc mua sắm TBDH, ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch trang bị CSVC nói chung và thiết bị dạy học nói riêng trước mắt cũng như lâu dài cho nhà trường bằng các nguồn khác nhau: ngân sách nhà nước, nhân dân đóng góp, giáo viên và học sinh tự làm… Cần thành lập ban CSVC và TBDH, ban này gồm một Hiệu phó hoặc trực tiếp Hiệu trưởng phụ trách, cùng với cán bộ thư viện, thiết bị và các tổ trưởng chuyên môn. Cán bộ phụ trách thiết bị, thư viện giúp Hiệu trưởng hệ thống lại thực trạng TBDH hiện có của nhà trường; số lượng, chủng loại thiết bị được đầu tư, số cần mua sắm bổ sung, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên: rất cần thiết, cần thiết, chưa cần thiết; từ đó lập dự tốn kinh phí cần có để mua sắm bổ sung TBDH. Hiệu trưởng xem xét khả năng kinh phí của nhà trường có thể đầu tư, kinh phí hỗ trợ từ các nguồn để quyết định mua sắm trang bị bổ sung TBDH phù hợp.

Khi mua sắm cần để ý đến giá trị sử dụng của TBDH, TBDH có thể đơn giản hay hiện đại nhưng qua sử dụng nó phải cho kết quả khoa học, đảm bảo yêu cầu về mặt mỹ quan sư phạm, an tồn và có giá cả hợp lý, tương xứng với hiệu quả mà nó mang lại.

1.4.2.2. Cơng tác quản lý sử dụng thiết bị dạy học

Quản lý sử dụng TBDH là quản lý mục đích, hình thức, cách thức tổ chức và sử dụng TBDH của cán bộ giáo viên ở các trường THPT. Trong quá trình dạy học, việc vận dụng các phương pháp dạy học không thể tách rời với việc sử dụng chúng. TBDH với tư cách là công cụ phục vụ việc chuyển tải thông tin đến người học. Nếu như sử dụng chúng một cách hợp lí, phù hợp với khơng gian, thời gian và phù hợp với nội dung của mỗi bài giảng thì sẽ kích thích được tâm lí học tập, tính chủ động, tích cực và lịng say mê khoa học của người học, thúc đẩy nhận thức, phát triển năng lực tư duy sáng tạo và rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh. Lúc này, TBDH sẽ phát huy được hiệu quả của nó. Ngược lại, nếu sử dụng thiết bị một cách tuỳ tiện, chưa có sự

chuẩn bị chu đáo sẽ dẫn đến hiệu quả học tập khơng cao, có khi giáo viên mất nhiều thời gian trên lớp học sinh học tập căng thẳng, mệt mỏi, gây ra những phản ứng ngược làm hạn chế đến hiệu quả của quá trình dạy học.

Chính vì vậy, việc sử dụng TBDH phải đúng nguyên tắc, đồng thời phải đảm bảo đầy đủ các tính năng, chỉ số kĩ thuật của TBDH. Muốn vậy, cơng tác quản lý TBDH phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết đến từng bộ môn, từng giáo viên và người sử dụng để tạo ra tính chủ động tích cực của mỗi chủ thể.

Do đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH trong quá trình dạy học cần đảm bảo thực hiện những yêu cầu cơ bản sau đây:

- Sử dụng TBDH đúng mục đích

TBDH giúp học sinh lĩnh hội tri thức và tác động đến sự phát triển nhân cách. Mặt khác, mỗi TBDH đều có một tính năng, tác dụng riêng, do vậy chúng phải được sử dụng phù hợp với nội dung bài giảng, với đặc điểm tâm lý học sinh và với mục đích nghiên cứu của q trình dạy học.

- Sử dụng TBDH đúng lúc.

Sử dụng TBDH đúng lúc có nghĩa là phải thực hiện vào đúng lúc cần thiết của nội dung bài học, đúng với phương pháp tương ứng, lúc học sinh thấy cần thiết, mong muốn nhất được quan sát, phù hợp với trạng thái tâm lý nhất. Một TBDH được sử dụng có hiệu quả cao, nếu nó xuất hiện và tác động đúng lúc với nội dung và phương pháp dạy học cần đến, tránh hiện tượng TBDH được đưa ra hàng loạt làm phân tán sự chú ý của học sinh.

- Sử dụng TBDH đúng chỗ

Sử dụng TBDH đúng chỗ là tìm vị trí để trình bày TBDH trên lớp học hợp lý nhất, giúp học sinh ngồi ở mọi vị trí trong lớp học đều có thể tiếp nhận thông tin từ các TBDH bằng nhiều giác quan khác nhau.

- Sử dụng TBDH đúng mức độ và cường độ.

Sử dụng TBDH phù hợp với yêu cầu của mỗi tiết lên lớp và trình độ tiếp thu kiến thức của học sinh. Nếu sử dụng quá nhiều một loại hình TBDH

trong một tiết học sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giờ lên lớp, học sinh sẽ chán nản, kém tập trung và như vậy chất lượng dạy học cũng sẽ không đạt kết quả như mong muốn. Giáo viên cần nghiên cứu, cân nhắc kỹ nội dung SGK môn học. Căn cứ vào số TBDH được trang bị và tự làm mà định ra kế hoạch sử dụng cụ thể các loại hình TBDH đã có sao cho mỗi chủng loại đều được phát huy tốt tác dụng của nó và nâng cao hiệu quả sử dụng trong quá trình dạy học.

Theo lý luận dạy học thì chức năng cơ bản của TBDH trong quá trình dạy học thể hiện ở những điểm sau:

+ Sử dụng TBDH đảm bảo đầy đủ, chính xác thơng tin về các hiện tượng, đối tượng nghiên cứu, do đó nâng cao được chất lượng dạy học.

+ Sử dụng TBDH nâng cao được tính trực quan, cơ sở của tư duy trừu tượng, mở rộng khả năng tiếp cận với các đối tượng và hiện tượng.

+ Sử dụng TBDH giúp tăng tính hấp dẫn, kích thích ham muốn học tập, phát triển hứng thú nhận thức của học sinh, gắn bài học với đời sống thực tế, học gắn với hành, nhà trường gắn với xã hội.

+ Sử dụng TBDH giúp gia tăng cường độ lao động, học tập của học sinh và do đó cho phép nâng cao nhịp độ nghiên cứu tài liệu giáo khoa, cho phép học sinh có điều kiện chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo (tự nghiên cứu tài liệu, tự lắp ráp thí nghiệm, làm thí nghiệm…)

+ Sử dụng TBDH giúp hợp lý hố q trình dạy học, tiết kiệm được thời gian để mô tả, giúp học sinh hình thành nhân cách, thế giới quan, nhân sinh quan, rèn luyện tác phong làm việc khoa học.

1.4.2.3. Công tác bảo quản thiết bị dạy học

Bảo quản TBDH là một việc làm cần thiết, quan trọng trong mỗi nhà trường, nếu không thực hiện tốt cơng tác bảo quản thì thiết bị dễ bị hư hỏng, mất mát, làm lãng phí tiền của, cơng sức, làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả sử dụng. TBDH dạy học phải được sắp đặt khoa học để tiện sử dụng và

có các phương tiện bảo quản (tủ, giá, hòm, kệ…), vật che phủ, phương tiện chống ẩm, chống mối mọt, dụng cụ phòng chữa cháy.

Bảo quản TBDH phải được thực hiện theo quy chế quản lý tài sản của Nhà nước, thực hiện chế độ kiểm kê, kiểm tra hàng năm .v.v. Cần có hệ thống sổ sách quản lý việc mượn trả TBDH của giáo viên để nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm. Khi mất mát, hỏng hóc phải có biện pháp xử lý thích hợp.

TBDH phải được làm sạch và bảo quản ngay sau khi sử dụng, thực hiện bảo quản theo chế độ phù hợp đối với từng loại dụng cụ, thiết bị, vật tư khoa học kỹ thuật. Quan tâm đến ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, mơi trường … đối với các thiết bị điện tử hiện đại, đắt tiền (như máy chiếu, máy vi tính, bảng thơng minh…) đồng thời bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất và tuân thủ những quy trình chung về bảo quản. Các thiết bị thí nghiệm có độc hại, gây ơ nhiễm phải được bố trí và xử lý theo tiêu chuẩn quy định để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh mơi trường.

Bố trí kinh phí để mua sắm vật tư, vật liệu bổ sung phụ tùng, linh kiện, vật tư tiêu hao cho việc định kỳ bảo dưỡng, bảo quản.

Tóm lại, bên cạnh việc đầu tư mua sắm mới các TBDH, các trường phải chú ý thực hiện tốt việc bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên các phương tiện, thiết bị dạy học hiện có, vừa khơng ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vừa tiết kiệm được kinh phí.

1.4.2.4. Cơng tác quản lý và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhân viên kĩ thuật trong sử dụng thiết bị dạy học

Công tác quản lý và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhân viên kĩ thuật sử dụng TBDH là quản lý về số lượng, trình độ, tay nghề, kĩ năng, kĩ xảo, kế hoạch sử dụng TBDH trong chương trình giảng dạy ở trường THPT.

Để học sinh có ý thức tốt trong việc bảo quản và sử dụng TBDH, đồng thời sử dụng TBDH có kết quả cao, giáo viên cần có lịng say mê nghề

nghiệp, đồng thời cần được bồi dưỡng, cập nhật các kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, khai thác sử dụng TBDH.

Sự bất cập về kiến thức, kinh nghiệm trong quản lý sử dụng bảo quản thiết bị, sự thiếu hụt về đội ngũ giáo viên chuyên trách về TBDH.. là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả giảng dạy, học tập ở các trường THPT. Bởi vậy cần có các giải pháp hữu hiệu trong quản lý, sử dụng đội ngũ giáo viên và nhân viên kĩ thuật để nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng TBDH.

Thiết bị dạy học có vai trị và tác dụng to lớn trong nâng cao chất lượng dạy và học; là điều kiện để thực hiện nguyên lý “Trực quan sinh động’’ góp phần thực hiện “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn’’. Vì vậy CBQL các nhà trường cần phải có nhiều giải pháp tích cực, đồng bộ và hiệu quả hơn nữa để phát huy vai trò, tác dụng của TBDH trong giảng dạy, học tập và rèn luyện. Hiệu trưởng cần nắm vững cơ sở khoa học, pháp lý để chỉ đạo và tổ chức thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý thiết bị dạy học.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 của luận văn có nhiệm vụ xác định cơ sở lí luận về quản lý, QLGD, quản lý nhà trường; nội dung quản lý TBDH ở trường THPT. Dựa vào kết quả tổng hợp, phân tích các tài liệu, văn bản có liên quan đến quản lý TBDH ở trường THPT cho thấy quản lý TBDH ở trường THPT là những biện pháp cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục học sinh THPT. Hiệu trưởng các trường THPT cần nắm vững cơ sở khoa học, pháp lý của công tác quản lý CSVC trường học để chỉ đạo, thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý CSVC và TBDH nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của mỗi nhà trường.

Từ kết quả nghiên cứu về lí luận quản lý, QLGD và quản lý CSVC và TBDH ở trường THPT, giúp tác giả có thêm cơ sở và phương pháp luận đúng đắn để đề xuất các biện pháp quản lý CSVC và TBDH ở trường THPT góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông của tỉnh thái bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)