5 Góp phần đổi mới phương pháp học:
2.4.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý trang bị, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thơng của tính Thái Bình
thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thơng của tính Thái Bình
Qua nghiên cứu thực tế về các biện pháp quản lý, việc trang bị bảo quản và sử dụng TBDH các trường THPT, tác giả đã khái quát được những mặt mạnh, mặt hạn chế trong quá trình quản lý của Hiệu trưởng.
2.4.4.1. Mặt mạnh
Đa số CBQL, giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của TBDH trong quá trình dạy học, là phương tiện cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng dạy học, ý thức trách nhiệm của đội ngũ CBGV ngày càng chuyển biến.
Hiệu trưởng các trường đều có kế hoạch chung phù hợp với thực tế nhà trường, có quyết định đúng đắn và kịp thời trong việc mua sắm; sử dung, bảo quản TBDH khá hợp lý khoa học. TBDH hiện nay ở các trường THPT được trang bị tương đối đảm bảo theo yêu cầu tối thiểu của Bộ GD&ĐT. Công tác quản lý TBDH đã được chú ý, từng bước đi vào hoạt động có nền nếp, bước đầu đạt được một số kết quả nhất định. Nhiều trường xây dựng quy chế hoạt động trong sử dụng, bảo quản TBDH, áp dụng các biện pháp quản lý khá đồng bộ và đã phát huy tác dụng cho hoạt động dạy và học trong từng trường.
Coi trọng phân cơng giáo viên có năng lực, có tâm huyết, có điều kiện tham gia cơng tác TBDH và thư viện. Nhìn chung giáo viên có ý thức trong việc sử dụng và bảo quản các TBDH để nâng cao chất lượng dạy học; một số CBGV chủ động, sáng tạo trong quá trình sử dụng TBDH; làm thêm một số TBDH phù hợp cho từng tiết lên lớp tuỳ theo điều kiện kinh tế, vật liệu sẵn có ở địa phương.
Hiệu trưởng đã phát huy được vai trò của nhà quản lý, dự giờ, thăm lớp, góp ý phê bình, duy trì chế độ kiểm tra, thanh tra để đánh giá việc sử dụng đồ dùng TBDH.
2.4.4.2. Mặt hạn chế
Đội ngũ trước hết chưa đủ về số lượng, cán bộ phụ trách thiết bị thí nghiệm chủ yếu là kiêm nghiệm, công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên chuyên trách thư viện và thiết bị chưa được quan tâm đúng mức, việc bồi dưỡng giáo viên sử dụng, bảo quản TBDH chưa được thường xuyên, chưa có biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả TBDH, chưa tổ chức cho giáo viên tham quan học hỏi kinh nghiệm khai thác sử dụng và bảo quản TBDH ở các trường khác. Phần lớn các dơn vị chưa xây dựng được kế hoạch dài hạn, chưa quan tâm đến đầu tư mua sắm TBDH (nhất là TBDH có ứng dụng cơng nghệ thơng tin, các phần mềm dạy học bộ mơn…). Việc quản lý các trang thiết bị chưa có chiều sâu, chưa có biện pháp kiểm tra thường xuyên, hiện tượng dạy chay còn khá phổ biến. Việc sử dụng TBDH chưa thực sự trở thành nền nếp nên chưa phát huy được tác dụng trong việc đổi mới PPDH.
Việc quản lý, sử dụng TBDH mới chỉ quan tâm đến số lượng mà không chú ý đến chất lượng sử dụng, bảo quản. Công tác kiểm tra của CBQL giáo dục, của Sở GD&ĐT về quản lý, sử dụng và bảo quản TBDH chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao.
Phịng học bộ mơn cịn thiếu nhiều, phòng thiết bị, thí nghiệm chưa đảm bảo yêu cầu. Các trang thiết bị để bảo quản TBDH chưa đầy đủ, chưa đồng bộ: kho, phòng, giá, tủ…
2.4.5. Những nguyên nhân chính làm cho việc quản lý thiết bị dạy học ở
một số trường trung học phổ thông chưa đạt hiệu quả cao
Một vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng TBDH trong các trường hiện nay. Qua điều tra khảo sát nhận thấy một số trường sử dụng TBDH hiệu quả chưa cao là vì:
Trình độ sử dụng TBDH của giáo viên còn thấp do khâu tập huấn giáo viên sử dụng TBDH chưa bài bản, chưa có chiều sâu và chưa thường xuyên.
Sách hướng dẫn sử dụng các bộ thí nghiệm (một số mơn như mơn Vật lí, Cơng nghệ, Sinh vật thì sách hướng dẫn sử dụng TBDH rất quan trọng) được cung cấp đầy đủ với các bộ TBDH nhưng thực tế kiểm tra cho thấy nhiều đơn vị không nghiên cứu nên không nắm rõ phương pháp sử dụng.
CBQLGD ở một số trường cũng chưa thật chú trọng chỉ đạo việc sử dụng có hiệu quả TBDH nên chưa có quyết sách trong chỉ đạo.
Tỷ lệ học sinh/lớp khá cao, CSVC trường học, bàn ghế chưa đúng quy cách, chật chội... điều đó cũng làm cho giáo viên và học sinh khó triển khai làm các thí nghiệm theo nhóm và cá nhân.
Giáo viên chuyên trách hướng dẫn thực hành thí nghiệm, đội ngũ nhân viên phụ tá thí nghiệm hầu như khơng có, số hiện có cũng chưa được đào tạo, bồi dưỡng có hệ thống về lý luận TBDH và các kỹ năng sử dụng TBDH trong quá trình dạy học. Nhân viên kiêm nhiệm quản lý sử dụng TBDH chưa có trình độ chun mơn nghiệp vụ về TBDH, khó khăn trong việc giúp Hiệu trưởng có những thơng tin kịp thời về quản lý TBDH, trong việc giúp giáo viên sử dụng và bảo quản TBDH.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là một nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Với công cụ sắc bén là thiết bị dạy học hiện đại (TBDH có ứng dụng cơng nghệ thơng tin) giáo viên là người điều khiển, định hướng, dẫn dắt quá trình dạy học tích cực cho học sinh ở các trường THPT, học sinh tích cực hố được q trình nhận thức, quá trình tư duy. Để
đổi mới PPDH, cần có các điều kiện đồng bộ về TBDH và giáo viên cần có năng lực sử dụng TBDH và ứng dụng cơng nghệ thơng tin. Trong khi đó, hiện nay nhiều giáo viên ở các trường THPT còn yếu về sử dụng máy vi tính, máy chiếu đa năng và các TBDH có ứng dụng cơng nghệ thơng tin khác; việc thiết kế và sử dụng GAĐT chất lượng chưa cao; giáo viên khai thác tư liệu trên mạng Internet chủ yếu là giáo án đánh máy và một số tư liệu đơn giản khác….Có giáo viên cịn chưa hiểu hết các tính năng của TBDH; nhiều giáo viên ngại khó khơng tích cực tìm hiểu nghiên cứu sử dụng nên ngại sử dụng TBDH. Đặc biệt những thao tác kỹ thuật trong khi sử dụng TBDH theo các mục đích sư phạm cịn ít được giáo viên chú ý. Khơng ít trường THPT coi nhẹ việc sử dụng TBDH cho giáo viên dạy các mơn học có ít thiết bị (Văn, Sử, Địa, Tốn...)…. mà CBQL giáo dục chưa có giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này. Hơn nữa, chưa xây dựng được chuẩn đánh giá tiết dạy có sử dụng TBDH và ứng dụng công nghệ thông tin ở các trường THPT.