Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập để phát triển tư duy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học hóa học 9 phần vô cơ (Trang 33 - 34)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÀI TẬP HÓA HỌC VÀ TƯ DUY

2.3. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập để phát triển tư duy

[15] [21]

2.3.1. Đảm bảo tính khoa học, cơ bản, hiện đại

Đảm bảo tính khoa học là nguyên tắc chủ yếu của việc lựa chọn nội dung.

Theo nguyên tắc này thì nội dung BTHH phải thể hiện một cách đúng đắn những quan điểm của kiến thức hóa học hiện đại (ngơn ngữ hóa học, các định luật, các lí thuyết, q trình hóa học, ...) và phải phù hợp với nội dung sách giáo khoa. Bảo

đảm tính cơ bản là phải đưa vào hệ thống BTHH những kiến thức cơ bản, trọng tâm về hố học. Bảo đảm tính hiện đại tức là phải đưa vào các nội dung hiện đại, phù

hợp với thực tiễn.

Điều kiện quan trọng để thực hiện nguyên tắc này là tính hệ thống của kiến thức, thiết lập mối liên hệ giữa các kiến thức, kĩ năng; tập trung vào kiến thức trọng tâm, ...

2.3.2. Đảm bảo tính logic, hệ thống

Tính logic được hiểu một cách đơn giản chính là sự hợp lí. Hợp lí trong cả việc chọn nội dung kiến thức phù hợp với đối tượng sử dụng HTBT (ở đây là những HS học chương trình nâng cao) và hợp lí trong việc trình bày các kiến thức đó. HTBT phải được trình bày tinh gọn, dễ hiểu, cấu trúc rõ ràng.

Tính hệ thống là sắp xếp các dạng bài tập một cách có quy củ và có sự liên tục để người sử dụng thấy được chúng là những bộ phận có liên hệ chặt chẽ với nhau.

2.3.3. Đảm bảo tính đầy đủ, đa dạng, phù hợp với các đối tượng học sinh

- Thông qua HTBT, HS nắm được các kiến thức cơ bản, trọng tâm. - Đầy đủ các dạng bài tập thường gặp.

- Mỗi HS có trình độ khác nhau, mỗi lớp đều có học sinh giỏi, khá, trung bình, thậm chí mỗi vùng miền khác nhau thì trình độ HS cũng khác nhau. HTBT cần phù hợp với các đối tượng HS.

2.3.4. Đảm bảo tính vừa sức

Tính vừa sức cần hiểu theo 2 nội dung :

- Vừa sức về độ khó : Bài tập cao hơn khả năng của HS một chút là rất tốt.

đưa những bài tập có thể hệ thống và củng cố lý thuyết kèm theo phương hướng giải quyết để HS khơng nản chí (hướng dẫn cách giải cho từng dạng bài tập, sau đó cho bài tập tương tự có kèm theo đáp số).

- Vừa sức về số lượng : Nếu nhiều bài tập q thì HS khơng giải hết, chán

nản và ảnh hưởng đến các mơn học khác. Nếu ít q thì khơng phủ kín chương trình và khơng đủ để hỗ trợ HS tự học.

2.3.5. Bám sát nội dung dạy học, chú trọng kiến thức trọng tâm

HTBT cần bám sát nội dung của từng bài, từng chương và cần xoáy vào kiến thức trọng tâm giúp cho mọi đối tượng HS (khá, giỏi, trung bình và yếu) mức tối thiểu nắm được những kiến thức cơ bản, làm nền tảng cho HS có thể nâng cao kiến thức chắc chắn rằng kết quả học tập sẽ tốt hơn.

2.3.6. Gây hứng thú cho người học

Để gây hứng thú cho người học thì :

- BTHH gắn liền với các kiến thức khoa học về hố học hoặc các mơn học khác, gắn với thực tiễn sản xuất hoặc đời sống, …

- HTBT cần chứa đựng các bài tập có thể giải theo nhiều cách, trong đó cách giải ngắn gọn nhưng địi hỏi HS phải thơng minh hoặc có sự suy luận cần thiết thì mới giải được.

2.3.7. Vận dụng được kiến thức và phát triển tư duy

Sau khi giải các bài tập điển hình, tương tự và khó trong HTBT, HS tham khảo hướng dẫn giải và rút ra kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân từ đó HS có thể vận dụng để giải các bài tập tương tự ở bài khác, chương khác và phần bài tập tổng hợp. Qua q trình giải HTBT đó, tư duy của HS phát triển tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học hóa học 9 phần vô cơ (Trang 33 - 34)