Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.4. Tiến trình và nội dung thực nghiệm sư phạm
3.4.1. Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Chúng tôi đã chọn các cặp lớp thực nghiệm và đối chứng tương đương nhau về các mặt sau:
- Số lượng học sinh.
- Chất lượng học tập bộ môn. - Cùng một giáo viên giảng dạy.
3.4.2. Trao đổi với giáo viên dạy thực nghiệm
Trước khi TNSP, tôi đã gặp GV dạy thực nghiệm để trao đổi một số vấn đề sau: - Nhận xét của GV về các lớp TN và ĐC đã chọn.
- Nắm tình hình học tập và khả năng tư duy của các đối tượng HS trong các lớp TN.
- Mức độ nắm vững kiến thức cơ bản của HS.
- Tình hình học bài, chuẩn bị bài và làm bài tập của HS trước khi đến lớp. - Suy nghĩ của GV về việc dùng hệ thống BTHH để phát triển tư duy cho HS.
- Những yêu cầu của chúng tôi về việc sử dụng hệ thống BTHH để phát triển tư duy cho HS thông qua việc giải bài tập trên cơ sở xây dựng tiến trình luận giải và giúp HS vượt qua chướng ngại nhận thức.
3.4.3. Tiến hành thực nghiệm 3.4.3.1. Chuẩn bị cho tiết lên lớp 3.4.3.1. Chuẩn bị cho tiết lên lớp
Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã trao đổi với giáo viên tham
gia dạy học các vấn đề sau:
lớp thực nghiệm và đối chứng là như nhau.
- Phương pháp dạy học ở lớp thực nghiệm là các phương pháp được đề xuất nhằm phát triển tư duy cho HS thơng qua hệ thống bài tập cịn ở lớp đối chứng tiến hành theo phương pháp truyền thống như thuyết trình, đàm thoại theo hướng giải thích,…
- Cung cấp giáo án thực nghiệm, phiếu học tập, các bài kiểm tra,…. cho giáo viên. (Nội dung một số giáo án thực nghiệm, bài kiểm tra được trình bày ở phần phụ lục)
3.4.3.2. Tổ chức kiểm tra
Chúng tôi tiến hành kiểm tra để đánh giá chất lượng, đánh giá khả năng tiếp thu, vận dụng kiến thức của học sinh các lớp thực nghiệm và đối chứng.
- Có 2 bài kiểm tra 1 tiết dưới hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận, vào tiết 10 và tiết 20 .
- Chấm bài kiểm tra.
- Tiến hành phân loại kết quả điểm kiểm tra của học sinh lớp TN và ĐC theo các nhóm:
Nhóm giỏi: Điểm 9, 10. Nhóm khá: Điểm 7, 8. Nhóm trung bình: Điểm 5, 6.
Nhóm yếu kém: Điểm 0, 1, 2, 3, 4.
3.4.3.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm
Dùng hệ thống BTHH để bồi dưỡng phát triển tư duy cho HS trên cơ sở giúp HS xây dựng tiến trình luận giải rèn luyện khả năng suy nghĩ độc lập, khả năng quan sát giúp HS tự tìm ra phương pháp giải tốn cho một vài dạng bài tập cụ thể, giúp HS nâng cao tư duy của bản thân.