.Xác định kiến thức trọng tâm của bài và của chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học hóa học 9 phần vô cơ (Trang 35)

Sau khi tìm hiểu nội dung về kiến thức và kỹ năng mà HS cần đạt được trong

“chuẩn kiến thức” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhất thiết phải tiến hành xác định kiến thức trọng tâm mà HS bắt buộc phải nắm vững khi học phần này để lựa chọn bài tập cho phù hợp.

2.4.3. Lập bảng ma trận hai chiều giữa nội dung kiến thức và số lượng bài tập

Sau khi phân chia nội dung chương trình thành nội dung dạy học cụ thể, cần tiến hành lập bảng ma trận hai chiều, trong đó một chiều là nội dung hay mạch kiến thức chính, một chiều là các cấp độ nhận thức của HS (nhận biết, thông hiểu và vận dụng). Trong mỗi ô là số lượng câu hỏi, số lượng câu hỏi tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi loại mục tiêu và mỗi loại nội dung (dựa vào chuẩn kĩ năng và kiến thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận giúp HTBT đảm bảo nguyên tắc: mỗi câu hỏi chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm; số lượng câu hỏi và tổng số câu hỏi do ma trận đề quy định.

2.4.4. Tìm kiếm tư liệu, sưu tầm các dạng bài tập cần thiết

Bài tập hiện nay rất nhiều (SGK, sách bài tập, sách tham khảo, tạp chí,

internet), những bài tập đó rất hay, rất đáng sử dụng nhưng một số bài chưa phù hợp với trình độ HS. Mỗi vùng, mỗi miền, mỗi trường cần có HTBT riêng phù hợp với HS ở trường đó, miền đó, vùng đó. Vì vậy khi sưu tầm cần xác định rõ nội dung kiến thức cần tìm và trình độ của các đối tượng HS để có sự chọn lọc tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học hóa học 9 phần vô cơ (Trang 35)