Biểu đồ 3.2 : Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
4.3. Đề xuất các giải pháp phát triển thị trường tại chi nhánh Tp.Buôn Mê Thuột
4.3.2. xuất các giải pháp phát triển thị trường cho Mobifone tại Tp.
Đề xuất các chiến lược chung giải quyết các mục tiêu cụ thể của Doanh nghiệp:
(1) Các chiến lược Marketing để thu hút và giữ chân khách hàng:
Đây là một trong các chiến lược trọng điểm mà công ty rất quan tâm và đầu tư rất nhiều trong các năm qua. Tuy nhiên tại Tp. Buôn Mê Thuột chiến lược này chưa đem lại hiệu quả thiết thực. Do đó chi nhánh cần chú trọng đến thị trường và quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu khách hàng nhằm có những chính sách đáp ứng hiệu quả cho từng nhóm khách hàng riêng biệt. Và do địa bàn Tp. Bn Mê Thuột có một số lượng đáng kể đồng bào dân tộc, vì vậy tùy theo địa bàn sẽ có chính sách và kế hoạch riêng cho khu vực đó. Quan trọng các chiến lược phải tạo nên sự nổi bật, ấn tượng và phù hợp với từng đối tượng, nhằm tạo ấn tượng tốt với khách hàng.
(2) Chiến lược phát triển thị trường:
Nhằm nâng cao nhận biết và tạo ấn tượng tốt về thương hiệu Mobifone đối với khách hàng hiện tại và những khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm hiện tại.
Có thể thực hiện bằng cách: Tìm thị trường trên địa bàn ở khu vực nông thôn,
hay những nơi trước đây Mobifone chưa thâm nhập, bên cạnh đó địi hỏi tìm thêm các đại lý phân phối nhằm tiêu thụ và giới thiệu sản phẩm.
Và, tìm kiếm khách hàng mới trong thị trường hiện tại, đặc biệt chú ý quan tâm đến những khách hàng là sinh viên – học sinh và những người kinh doanh bởi lẻ thơng qua khảo sát, lịng trung thành của họ đối với việc duy trì thương hiệu mạng di động hiện tại đang sử dụng thấp hơn so với các đối tượng khách hàng khác. Điều đó địi hỏi phải có sự nổ lực lớn trong công tác tuyên truyền quảng bá sản phẩm, qua đó thể hiện sự khác biệt của sản phẩm Mobifone so với sản phẩm của các mạng di động khác thông qua chất lượng các dịch vụ phụ trội và chương trình chăm sóc khách hàng.
(3) Chiến lược tạo sự khác biệt hóa sản phẩm nhằm nâng cao hơn nữa giá trị, hình ảnh thương hiệu:
Mục tiêu của chiến lược là sử dụng lợi thế về thương hiệu, công tác CSKH và dịch vụ gia tăng nhằm tạo ra sự khác biệt về sản phẩm dịch vụ của MobiFone so với sản phẩm dịch vụ của các mạng di động khác. Do bởi, tỷ lệ khách hàng biết về thương hiệu Mobifone trong cách nhìn đầu tiên cịn chưa cao. Vì thế, để trở thành sản phẩm
ln đồng hành cùng với khách hàng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng, được khách hàng tin tưởng và trung thành khi sử dụng, đòi hỏi chúng ta cần vận dụng chiến lược một cách đúng đắn và thiết thực nhằm duy trì khoảng cách đối với các mạng di động khác.
(4) Chiến lược đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả :
Đáp ứng nhu cầu nhanh và hiệu quả , một mặt tạo nên sự tin tưởng của khách hàng và nâng cao uy tín của Cơng ty. Mặt khác, thể hiện sự năng động của công ty, do bởi những công ty năng động mới nắm được những thời cơ và thực hiện những thay đổi mà đổi thủ không theo kịp. Lợi thế của cạnh tranh chiến lược này có thể đạt được thơng qua các khía cạnh sau:
+ Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng từ đó kịp thời đưa ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ, đối với mạng Mobifone có thể thực hiện thơng qua việc đưa các dịch vụ giá trị gia tăng để phục vụ nhu cầu khách hàng;
+ Hoàn thành mạng lưới phủ sóng nâng cao chất lượng dịch vụ tạo sự hồn hảo cho sản phẩm;
+ Phân phối sản phẩm đến các đại lý và người tiêu dùng hiệu quả hơn;
+ Điều chỉnh kịp thời các chương trình xúc tiến xây dựng thương hiệu, góp phần đưa chương trình xúc tiến thiết thực và hiệu quả hơn đến với khách hàng.