Thời gian thực nghiệm: Tháng 05/2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực của học sinh trong dạy học chủ đề khúc xạ ánh sáng theo hình thức dạy học kết hợp trực tiếp và qua mạng (Trang 70)

3.4. Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm

3.4.1. Phương pháp tiến hành

- Xây dựng và thiết kế chi tiết tiến trình dạy học tích cực chủ đề “Khúc xạ ánh sáng”

- Nhờ các GV trong trƣờng góp ý về nội dung kiến thức, hình thức tổ chức dạy học, những khó khăn và thuận lợi khi dạy học chủ đề “Khúc xạ ánh sáng”

- Trao đổi với các GV giảng dạy bộ mơn Vật lí các lớp 11A1 và 11A3 để có thể tham gia giảng dạy tại các lớp đó trong q trình thực nghiệm

3.4.2. Nhiệm vụ thực nghiệm

Thực nghiệm sƣ phạm nhằm giải quyết các vấn đề sau:

- Đánh giá thái độ, tinh thần, năng lực tiếp thu kiến thức và khả năng giải quyết vấn đề của học sinh

- So sánh, đối chiếu diễn biến của các hoạt động đã dự kiến về mặt thời gian, mức độ tự lực của học sinh cũng nhƣ thái độ và năng lực của giáo viên. Từ đó tiến hành chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp

- Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các tiến trình dạy học theo định hƣớng dạy học đã đƣợc trình bày

3.4.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm

a. Hoạt động 1: Tình huống xuất phát (Thời gian: 2 tiết) * Mô tả diễn biến

- Nhiệm vụ 1: Nêu cách làm thí nghiệm

Sau khi trình bày khái niệm về hiện tƣợng khúc xạ ánh sáng, GV giới thiệu với học sinh bộ thí nghiệm về hiện tƣợng khúc xạ ánh sáng, nêu rõ các dụng cụ, cơng dụng của chúng. Tiếp đó, GV làm thí nghiệm mẫu để HS quan sát.

+ Khi GV làm mẫu, hầu hết HS hai lớp 11A1 và 11A3 tập trung theo dõi quá trình làm của GV, có HS cịn ghi chép lại những chỗ cần lƣu ý khi làm thí nghiệm. Các học sinh đều ghi đƣợc các bƣớc tiến hành thí nghiệm một cách

dễ dàng vào vở tuy nhiên câu chữ khi HS sử dụng chƣa hồn tồn chính xác, chƣa khoa học. GV hỗ trợ các học sinh trong việc chỉnh sửa lại các từ ngữ để chính xác hơn => về cơ bản, các học sinh của hai lớp này đã hoàn thành đƣợc 90% yêu cầu của giáo viên trong nhiệm vụ này.

+ Mặt khác, HS lớp 11A11 cịn khá lúng túng trong việc trình bày cách làm thí nghiệm. Hơn nữa, một số học sinh của lớp còn chƣa tập trung quan sát GV làm thí nghiệm. Sau khi đƣợc GV hỗ trợ, đa phần HS đã có thể viết ra các bƣớc làm thí nghiệm một cách chính xác. Tuy nhiên, vẫn cịn có những em chƣa tập trung, không chịu làm việc cùng giáo viên và các bạn khác. Lí do của vấn đề này là các em chƣa thực sự thấy hứng thú với việc học tập mơn Vật lí, chƣa hiểu rõ tầm quan trọng và tính thực tế của mơn Vật lí trong cuộc sống => GV cần phải cải thiện cách thức tổ chức hoạt động, cải thiện cách giao tiếp với HS để làm rõ tầm quan trọng của mơn Vật lí, và tạo hứng thú hơn cho HS bằng các câu chuyện Vật lí, video, hình ảnh, vật dụng cụ thể… liên quan đến bài

- Nhiệm vụ 2: Ghi lại số liệu thu đƣợc sau mỗi lần đo; nhận xét số liệu đó; tìm ra mối quan hệ giữa tia tới và tia khúc xạ; giữa góc tới và góc khúc xạ. Yêu cầu mỗi HS cần có số liệu và nhận xét của riêng mình

Sau khi theo dõi, quan sát, viết đƣợc cách làm thí nghiệm, HS làm việc theo nhóm nhƣng mỗi cá nhân phải có kết quả, nhận xét của riêng mình

+ Lớp 11A1: các nhóm đều làm việc tích cực dƣới sự theo dõi, chỉ dẫn tận tình của giáo viên. Mỗi thành viên trong nhóm đều đƣợc thực hiện thí nghiệm ít nhất một lần, số liệu đƣợc khảo sát nhiều lần sau đó mới hồn thiện lại bảng. Sau khoảng thời gian làm việc với thí nghiệm, mỗi học sinh trở về chỗ ngồi của mình, tính tốn các số liệu, vẽ và chỉ ra đƣờng đi của các tia sáng. Theo dõi quá trình làm việc của mỗi cá nhân, giáo viên nhận thấy, các em hầu hết đã biết cách làm thí nghiệm, vẽ cẩn thận và tính tốn số liệu chính xác. Một vài em vẫn cịn có chút lúng túng trong việc vẽ lại đƣờng đi của tia sáng. Lí do gây ra tình huống này là giáo viên chƣa hƣớng dẫn trọn vẹn phần

vẽ các tia sáng. Nội dung làm thí nghiệm đã phù hợp với học sinh lớp 11A1, cách thức tổ chức lớp học về cơ bản là tốt

+ Lớp 11A3: Học sinh khá hào hứng khi thực hiện thí nghiệm, các em cũng nghiêm túc thực hiện các yêu cầu của giáo viên tuy nhiên vẫn còn một vài sai sót trong q trình làm thí nghiệm. Ngun nhân là do các em chƣa hiểu rõ về cách tiến hành thí nghiệm, chƣa biết cách chiếu tia sáng đến mặt phân cách giữa hai môi trƣờng. Giáo viên phải giải thích kĩ hơn cách chiếu tia sáng sao cho hợp lí nhất

+ Lớp 11A11: Học sinh khá hào hứng khi thực hiện thí nghiệm. Hầu hết các em đều làm việc nghiêm túc và thực hiện đủ các yêu cầu của giáo viên. Tuy nhiên, còn một vài em cịn nghịch ngợm, khơng chú ý nên đến lƣợt mình làm thí nghiệm thì cịn lúng túng. Khi giảng dạy và hƣớng dẫn học sinh tại lớp này, giáo viên cần đặc biệt chú ý đến các em có học lực yếu hơn. Giáo viên cố gắng giúp đỡ để các em có thể hồn thành nhiệm vụ dễ dàng hơn. Cùng một cách thức tổ chức hoạt động giống với hai lớp 11A1 và 11A3, nhƣng ở lớp 11A11 thì chƣa đƣợc phù hợp do năng lực của các em không đƣợc tốt bằng học sinh hai lớp trên, năng lực của mỗi học sinh trong lớp lại khơng đồng đều, dẫn đến nhiều khó khăn trong q trình làm việc nhóm.

- Nhiệm vụ 3: Thảo luận nhóm, đƣa ra kết quả chung

Ở nhiệm vụ này học sinh của cả 3 lớp đều hoạt động tƣơng đối tốt. Do việc thực hiện nhiệm vụ 1 và 2 ổn định nên tới đây, các em đã dần quen với cách làm việc nhóm, quen dần với khả năng của các thành viên trong tổ. Điều này dẫn đến việc dễ dàng thống nhất và đƣa ra đƣợc các ý kiến đúng đắn nhất. Sau đó các em trình bày ý kiến đã đƣợc cả nhóm thống nhất lên bảng phụ đã đƣợc phát

- Nhiệm vụ 4: Đại diện nhóm lên trình bày sản phẩm của mình trƣớc lớp + Ở nhiệm vụ này, các em của cả ba lớp hầu nhƣ đã có đầy đủ bảng số liệu của riêng mình, đồng thời tính tốn đƣợc các số liệu đó một cách chính xác.

Các nhóm lớp 11A1, 11A3 khá tự tin và hầu nhƣ trình bày khá tốt. Ngồi ra các em cịn có những màn tranh luận, phản biện sơi nổi do có sự khác nhau giữa các nhóm khi làm thí nghiệm với các bán trụ đƣợc làm bằng các vật liệu khơng giống nhau. Từ đó, các em đã tự thống nhất và đƣa ra các kiến thức về chiết suất một cách đúng đắn. Giáo viên giúp các em trong việc sắp xếp và tổng hợp các ý sao cho logic với tiến trình bài học. Hai tiết học trở nên sơi động, hứng thú nhiều hơn. Các em có thể phát huy đầy đủ các năng lực của mình: tự học, làm việc nhóm, thuyết trình trƣớc đám đơng, phản biện, tự đánh giá

Các nhóm lớp 11A11 cũng tƣơng đối tự tin khi lên trình bày. Các em nói đƣợc đúng mối quan hệ giữa tia tới và tia khúc xạ, góc tới và góc khúc xạ. Mặc dù phần trình bày của các em cịn khá đơn giản và chƣa logic, nhƣng các em đã nỗ lực hết sức, đã hiểu và diễn đạt tốt nhất có thể. Giáo viên cũng đã dùng những lời khen đến các em để các em có thêm nỗ lực, hứng thú trong học tập

b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (1 tiết) * Nhiệm vụ 1: So sánh kết quả của tỉ số sin i

sin r giữa 2 nhóm đƣợc phân cơng dùng bán trụ bằng thuỷ tinh và 2 nhóm dùng bán trụ bằng nhựa cứng

Nhiệm vụ này khá đơn giản, học sinh làm việc cá nhân, hầu nhƣ các bạn đều có thể so sánh đƣợc hai kết quả này

* Nhiệm vụ 2: Tham khảo sách giáo khoa, giải thích sự khác biệt giữa hai kết quả đó

Trong nhiệm vụ này, các học sinh ở hai lớp 11A1 và 11A3 nhận ra vấn đề và giải quyết vấn đề nhanh hơn các bạn lớp 11A11. Tuy nhiên học sinh ở lớp 11A11 đã bắt đầu làm quen đƣợc với cách học tập độc lập, không phụ thuộc vào giáo viên. Các em cũng đã cố gắng đọc và liên kết với các kết quả của thí nghiệm để hồn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất

c. Hoạt động 3: Luyện tập (1 tiết)

- Học sinh làm việc theo cá nhân, tự áp dụng các kiến thức đã học để giải các bài toán giáo viên đƣa ra. Hầu hết các học sinh đều cố gắng áp dụng các kiến thức đã học để làm bài tập của giáo viên. Không phải tất cả các em đều làm đƣợc bài, tuy nhiên các em đã có ý thức làm và có hứng thú hơn trong việc rèn luyện các kiến thức mới. Giáo viên cũng đã bên cạnh, sát sao và ln giúp đỡ học sinh trong các tình huống khó khăn hoặc giải thích những phần kiến thức học sinh chƣa nắm rõ đƣợc. Đây chính là định hƣớng của phƣơng pháp đổi mới giáo dục, đó chính là thay đổi đƣợc thái độ và kỹ năng của học sinh trong học tập mơn Vật lí

- Ở bài tập dẫn đến kiến thức mới là hiện tƣợng phản xạ toàn phần, các học sinh đều tìm ra đƣợc hiện tƣợng mới. Có những học sinh cịn cảm thấy thích thú, hào hứng khi phát hiện ra điều này. Dẫn tới việc các em sẽ muốn tiếp tục học sang kiến thức mới hơn nữa của bộ mơn Vật lí, áp dụng vào cuộc sống thƣờng nhật của các em, giúp các em thu nhập đƣợc các khối lƣợng kiến thức đầy đủ, chính xác

d. Hoạt động 4: Vận dụng nâng cao (1 tiết)

Mỗi học sinh đều có các sản phẩm, tranh ảnh, video sống động và hợp lí. Sản phẩm của các em đều đƣợc nộp đúng hạn, đa dạng, phong phú

3.4.4. Kết luận chương 3

Dựa trên thực tế các tiết thực nghiệm trên các lớp, có thể thấy - Việc dạy học theo định hƣớng dạy học giải quyết vấn đề đã từng bƣớc giúp học sinh tự lực tìm hiểu nội dung, tìm kiếm thơng tin, xử lí tình huống để thực hiện các nhiệm vụ học tập và trình bày quan điểm của mình trƣớc lớp

- Ngay từ tiết thực nghiệm đầu tiên, học sinh đã có thái độ tập trung suy nghĩ khác hẳn với tinh thần học tập của các tiết trƣớc đó. Tuy

nhiên, do vẫn còn quen với cách học truyền thống nên vẫn còn dè dặt trong việc xây dựng bài

- Ở các tiết học sau, các em đã mạnh dạn hơn nhiều, giờ học diễn ra sôi nổi hơn, học sinh đã mạnh dạn trong việc đề xuất giả thuyết và giải quyết các giải thuyết, đặc biệt trong việc tiến hành các thí nghiệm để kiếm chứng các giả thuyết khoa học mà bản thân đƣa ra

- Với cách đặt vấn đề có trọng tâm, cách tổ chức các hoạt động thiết thực và gần gũi với học sinh, các em đã tích cực tham gia vào việc học tập, từ đó có thái độ tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Sau khi thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra, tôi đã đạt đƣợc những kết quả sau:

- Trình bày đầy đủ, rành mạch các cơ sở lý luận của việc dạy học môn Vật lý khi lựa chọn, kết hợp các phƣơng pháp dạy học tích cực và các biện pháp phát huy tính tích cực, tự lực, sang tạo của học sinh. Giáo viên với vai trò là ngƣời tổ chức, hƣớng dẫn hoạt động học tập, thúc đẩy phng trào học tập của tập thể học sinh, nhờ đó nâng cao chất lƣợng học tập

- Xây dựng đƣợc tiến trình dạy học cụ thể cho phần “Khúc xạ ánh sáng” – Vật lý 11 Cơ bản theo hƣớng phát huy tính tích cực, tự lực và sang tạo của học sinh. Bƣớc đầu khẳng định tính khả thi và hiệu quả của việc áp dụng phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực. Các kết quả của thực nghiệm sƣ phạm đã khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết nêu ra

Với những kết quả trên, luận văn đã đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Trong quá trình thực hiện đề tài, tơi nhận thấy rằng: muốn quá trình dạy học Vật lý đạt đƣợc kết quả tốt, ngƣời giáo viên phải bỏ nhiều cơng sức để nghiên cứu, tìm tịi, thời gian chuẩn bị, lựa chọn phƣơng pháp, thiết bị phù hợp; quá trình dạy học phải đƣợc tiến hành trong thời gian lâu dài và kết hợp với các môn học khác một cách hợp lý. Ngồi ra, việc dạy học có đạt đƣợc kết quả cao cịn phụ thuộc vào lịng u nghề, trình độ chun mơn, trình độ giảng dạy của ngƣời giáo viên Vật lý

Tuy nhiên, do một số yếu tố khách quan, việc nghiên cứu đề tài còn một vài vấn đề chƣa đƣợc giải quyết triệt để. Đó là khi thực hiện thiết kế bài giảng trên trang web trực tuyến chƣa hoàn thiện, nên chƣa khảo sát đƣợc triệt để quá trình học tập của học sinh

Tôi hi vọng với những kết quả trong luận văn này có thể đƣợc áp dụng rộng rãi và đƣợc mở rộng cho các chủ đề khác trong chƣơng trình Vật lý THPT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ công thƣơng (2017),Bài giảng ứng dụng công nghệ web trong hoạt

động thư viện

2.Bộ giáo dục và đào tạo (2013), Thông tư 38.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Hội thảo “ Tổ chức hoạt động giáo dục

trải nghiệm sáng tạo khoa học kĩ thuật trong trường trung học”.

4. Bộ giáo dục và đào tạo (2014), Hội thảo ”Tổ chức hoạt động giáo dục

trải nghiệm sáng tạo khoa học kỹ thuật trong trường trung học”. Tổ chức

ngày 07/03/2014 tại trƣờng THPT Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thủy, Cần Thơ).

5. Bộ giáo dục và đào tạo (2015), Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt

động TNST trong trường trung học, Tài liệu tập huấn.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghi quyết hội nghi lần thứ 2 Ban chấp

hành trung ương Đảng khóa VIII.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị TW 8 khóa XI về

đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

8. Đặng Vũ Hoạt (1996), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường

THCS, NXB Giáo dục.

9. Đặng Vũ Hoạt, Hà Nhật Thăng (1998), Tổ chức hoạt động giáo dục,

NXB Giáo dục

10. Đinh Thị Kim Thoa, Bùi Ngọc Diệp, Tổ chức hoạt động giáo dục trong

trường trung học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Bộ giáo dục –

Tài liệu tập huấn.

11. Đỗ Hƣơng Trà (Chủ biên) (2015), Dạy học tích hợp phát triển năng lực

học sinh, NXB Đại học Sƣ phạm Hà Nội.

12. Minh Tân, Thanh Nghi, Xuân Lâm, Từ điển Tiếng Việt, NXB Thanh

Hóa.

13. Nguyễn Thế Khơi (Tổng chủ biên), Nguyễn Phúc Thuần (chủ biên),

14. Nguyễn Thế Khôi, Nguyễn Phúc Thuần (đồng chủ biên),Bài tập Vật lí

11 nâng cao, NXB Giáo dục

15. Nguyễn Thị Liên (Chủ biên), Nguyễn Thị Hằng, Tƣởng Duy Hải, Đào Thị Ngọc Minh (2016), “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà

trường phổ thông”, NXB Giáo dục.

16. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà

trường, NXB ĐHSP, Hà Nội.

17. Quốc hội nƣớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Chiến lược

phát triển giáo dục 2011-2020, NXB Chính trị quốc gia.

18. Quốc hội nƣớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo

dục, NXB Giáo dục.

19. Thái Duy Tuyên, Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB

Giáo dục.

20. Từ điển Bách Khoa Việt Nam (2002), NXB từ điển bách khoa Hà Nội. 21. Vụ Giáo dục trung học (2013),Phương pháp dạy học tích cực, tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực của học sinh trong dạy học chủ đề khúc xạ ánh sáng theo hình thức dạy học kết hợp trực tiếp và qua mạng (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)