Tổng quan về Sacombank Chi nhánh Long An

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh long an (Trang 50)

2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng

2.1.1.2 Tổng quan về Sacombank Chi nhánh Long An

Sacombank Chi nhánh Long An đi vào hoạt động từ ngày 21/05/2004, là ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) đầu tiên hoạt động trên địa bàn tỉnh Long An. Qua hơn 14 năm, đến nay Chi nhánh có tổng cộng 11 điểm giao dịch, trong đó có 2 điểm giao dịch Chi nhánh nhận sáp nhập từ Ngân hàng TMCP Phương Nam vào tháng 10 năm 2015. Mạng lưới của Chi nhánh được bố trí chủ yếu ở các huyện, thị nơi có tiềm năng phát triển kinh tế mạnh của tỉnh.

Về nhân sự, Sacombank Chi nhánh Long An cũng có sự tăng trưởng về quy mô nhân sự khá nhanh, đặc biệt là giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010, giai đoạn mà Chi nhánh có sự phát triển mạnh về mạng lưới. Từ năm 2011 đến nay, nhân sự của Chi nhánh tăng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu công việc phát sinh tăng theo quy mô kinh doanh, một phần tăng do tiếp nhận nhân sự từ đơn vị sáp nhập. Về mạng lưới hoạt động, hiện Sacombank Chi nhánh Long An có mặt tại 08 trên 15 huyện thị của tỉnh Long An với 11 điểm giao dịch, 21 máy ATM và 26 máy POS, là ngân hàng TMCP có mạng lưới rộng, số lượng điểm giao dịch nhiều thứ hai sau Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh Long An.

Hình 2.1: Mạng lưới hoạt động của Sacombank Chi nhánh Long An

Bảng 2.1: Quy mô huy động, cho vay của Sacombank Chi nhánh Long An giai đoạn 2005 – 2017

TT KHOẢN MỤC ĐVT

THÔNG TIN SỐ LIỆU CUỐI KỲ

2005 2010 2015 2017

1 Huy động quy VNĐ Tỷ đồng 126 1.790 2.887 4.263

2 Dư nợ quy VNĐ Tỷ đồng 160 1.254 1.300 2.058

3 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 5 53 74 112

4 Số lượng điểm giao dịch Đơn vị 2 8 11 11

5 Tổng số nhân sự Người 30 146 199 274

Nguồn: Phịng Kế tốn và Quỹ Sacombank Chi nhánh Long An [5] Sacombank Chi nhánh Long An có q trình phát triển ổn định, quy mô và hiệu quả hoạt động không ngừng tăng qua từng giai đoạn phát triển. Chi nhánh Long An có quy mơ tổng số dư huy động và cho vay đến cuối năm 2017 là 6.321 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt mức 112 tỷ đồng, đứng thứ hai trong Khu vực Tây Nam Bộ của hệ thống Sacombank sau Sacombank Chi nhánh An Giang đồng thời cũng đứng thứ hai hệ thống các ngân hàng tại địa bàn tỉnh Long An sau Agribank Chi nhánh Long An.

Đến ngày 31/12/2017, theo số liệu báo cáo tổng hợp từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Long An, Sacombank Chi nhánh Long An chiếm 8,39% thị phần huy động và 4,13% thị phần cho vay tại địa bàn tỉnh Long An.

2.1.1.3 Cơ c u tổ chức bộ máy hoạt động của Sacombank Chi nhánh Long An

Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Sacombank Chi nhánh Long An.

Nguồn: Phịng Kế tốn và Quỹ Sacombank Chi nhánh Long An [5]

Sacombank Chi nhánh Long An là đơn vị trực thuộc hệ thống Sacombank nói chung đồng thời trực thuộc Sacombank - Khu vực Tây Nam Bộ nói riêng, có con dấu riêng, được thực hiện các chức năng, nhiệm vụ hoạt động ngân hàng theo quy định của Sacombank và ủy quyền của Tổng Giám đốc. Chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có bảng cân đối tài khoản riêng, tự cân đối thu nhập, chi phí và có lãi nội bộ sau khi tính đủ các khoản chi phí kể cả chi phí điều hành và lãi điều hịa vốn.

Phòng nghiệp vụ Chi nhánh là các phòng chức năng trực thuộc Chi nhánh gồm Phịng Kinh doanh, Phịng Kiểm sốt rủi ro và Phịng Kế tốn và Quỹ. Chức năng của các phòng nghiệp vụ Chi nhánh được phân theo ba luồng gồm kinh doanh, hỗ trợ và quản lý rủi ro một cách rõ ràng, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc chung về quản lý và điều hành của Sacombank, cụ thể các nguyên tắc đó là thống nhất về mặt tổ chức, tập trung về mặt quản lý và dễ dàng phân cấp trong điều hành.

Các Phòng Giao dịch trực thuộc Sacombank Chi nhánh Long An là đơn vị hạch tốn phụ thuộc, có con dấu riêng, được phép thực hiện một phần các nội dung hoạt động của Chi nhánh trong khuôn khổ quy định của Sacombank và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Phòng Giao dịch khơng có bảng cân đối tài khoản riêng, phải tự cân đối thu nhập, chi phí và có lãi nội bộ sau khi tính đủ các khoản chi phí kể cả chi phí điều hành và lãi điều hòa vốn. Mọi giao dịch của Phòng Giao dịch được bắt đầu, kết thúc trong ngày và được phản ánh đầy đủ về Chi nhánh để hạch toán.

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Chi nhánh Long An

giai đoạn 2015 – 2017

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Chi nhánh Long An (2015 -2017) (ĐVT: tỷ đồng) TT KHOẢN MỤC THỰC HIỆN 2015 2016 2017 Số dƣ Số dƣ % tăng Số dƣ % tăng 1 Huy động 2.881,458 3.667,995 27,3% 4.262,940 16,2% 2 Cho vay 1.299,547 1.607,840 23,7% 2.058,468 28,0%

3 Nợ quá hạn 14,960 24,764 65,5% 19,785 -20,1% 4 Thu nhập 127,796 143,056 11,9% 166,694 16,5% 5 Chi phí hoạt động 44,996 52,321 16,3% 59,283 13,3%

6 Lợi nhuận trước dự

phòng rủi ro 82,800 90,735 9,6% 107,411 18,4%

7 Chi phí dự phịng

rủi ro 9,167 10,639 16,1% 12,198 14,7%

8 Lợi nhuận trước

thuế 73,633 80,096 8,8% 95,213 18,8%

Nguồn: Phịng Kế tốn và Quỹ Sacombank Chi nhánh Long An [5] Về cho vay và huy động, nhìn chung năm 2016 Sacombank Chi nhánh Long An có sự tăng trưởng khá tốt. Tuy nhiên trong khi tốc độ tăng trưởng huy động của Chi nhánh có phần giảm thấp trong năm 2017 so với năm 2016 thì tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh lại ở mức khá cao. Điều này phản ánh đúng tiềm lực về thị phần huy động và cho vay của Chi nhánh tại địa bàn. Tiềm năng của thị trường còn nhiều, đặc biệt là thị trường tín dụng khu vực nơng thơn, muốn cải thiện quy mô và tốc độ tăng trưởng cả huy động lẫn cho vay thì đơn vị cần giải quyết tốt bài tốn bố trí lại mạng lưới hoạt động cũng như duy trì và phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh của các điểm giao dịch hiện hữu.

Về nợ quá hạn, năm 2016 nợ quá hạn của Chi nhánh tăng cao với tốc độ tăng lên đến 65,5% so với năm 2015 và ở mức 24,764 tỷ đồng. Năm 2017, nợ quá hạn được Chi nhánh xử lý khá tốt nên đã kéo giảm được số dư về mức 19,785 tỷ đồng, giảm 20,1% so với năm 2016. Việc nợ quá hạn phát sinh sẽ trực tiếp làm giảm hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh do các khoản chi phí phát sinh như chi phí trích lập dự phịng rủi ro tín dụng, chi phí cơ hội, chi phí xử lý nợ.

Nếu thu hồi được nợ quá hạn sẽ góp phần cải thiện đáng kể hiệu quả kinh doanh của Đơn vị nhờ thu được lãi tồn đọng và hồn nhập khoản chi phí đã trích lập dự phịng rủi ro cụ thể trước đó của khoản nợ được xử lý.

Về kết quả tài chính, nếu tốc độ tăng tổng thu nhập năm 2016 là 11,9% thấp hơn đốc độ tăng của tổng chi phí là 16,3% thì sang năm 2017, Chi nhánh có sự cải thiện đáng kể về kiết quả kinh doanh khi mà tốc độ tăng của tổng thu nhập là 16,5%, cao hơn tốc độ tăng của tổng chi phí là 13,3%.

Ngoài ra, năm 2017 Sacombank Chi nhánh Long An đã kéo giảm được nợ quá hạn, được hồn nhập chi phí đã trích lập dự phịng rủi ro cụ thể trước đó, giúp Chi nhánh tiết giảm được khoản chi phí trích lập dự phịng rủi ro phát sinh. Điều này đã giúp cho tốc độ tăng lợi nhuận trước thuế năm 2017 của Chi nhánh đạt mức 18,8%, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng lợi nhuận trước thuế của năm 2016 là 8,8%.

Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Chi nhánh Long An có sự tăng trưởng khá tốt, đặc biệt là tốt độ tăng trưởng tín dụng cao trong năm 2017 đã góp phần tăng thu nhập cũng như cải thiện chỉ tiêu lợi nhuận cho Chi nhánh một cách đáng kể. Tuy nhiên, xét về hiệu quả tài chính thì cần có sự đánh giá khả năng sinh lời của các khoản mục tạo nên thu nhập đồng thời đánh giá các khoản mục chi phí phát sinh nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Kết quả phân tích sẽ là cơ sở để khuyến nghị các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn vị.

Cũng như các NHTM khác, hoạt động kinh doanh chính của Sacombank nói chung và Sacombank Chi nhánh Long An nói riêng chủ yếu phụ thuộc vào các hoạt động truyền thống là kinh doanh vốn (huy động và cho vay) và hoạt động cung cấp dịch vụ, trong đó hoạt động cho vay mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng, đặc biệt là tín dụng cá nhân.

Tín dụng cá nhân tại Sacombank Chi nhánh Long An hiện chiếm tỷ trọng lớn hơn tín dụng doanh nghiệp, tuy nhiên với định hướng là một ngân hàng bán lẻ thì kết quả kinh doanh như hiện tại chưa tương xứng với lợi thế của

Sacombank Chi nhánh Long An cũng như chưa khai khác hết tiềm năng địa bàn. Để đánh giá rõ điều này, luận văn đi vào phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại Sacombank Chi nhánh Long An giai đoạn 2015 – 2017.

2.2 Thực trạng hoạt động mở rộng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gịn Thƣơng Tín Chi nhánh Long An Thƣơng mại Cổ phần Sài Gịn Thƣơng Tín Chi nhánh Long An

2.2.1 Cho vay cá nhân

Dư nợ cho vay cá nhân

Bảng 2.3: Dư nợ cho vay cá nhân so với tổng dư nợ của Sacombank Chi nhánh Long An (2015 – 2017) (ĐVT: tỷ đồng)

Chỉ tiêu/năm

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

n Tỷ lệ %/ tổng dƣ n n Tỷ lệ %/ tổng dƣ n n Tỷ lệ %/ tổng dƣ n Tổng dư nợ cho vay 1.300 100% 1.608 100% 2.058 100% Dư nợ doanh nghiệp 360 28% 456 28% 415 20% Dƣ n cá nhân 940 72% 1.152 72% 1.643 80%

Nguồn: Phịng Kế tốn và Quỹ Sacombank Chi nhánh Long An [5] Năm 2015, dư nợ cho vay cá nhân là 940 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 72% tổng dư nợ. Sang năm 2016 tuy tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân so với tổng dư nợ không thay đổi là 72% nhưng gia tăng số tuyệt đối thêm 212 tỷ đồng so với năm 2015 và đạt 1.152 tỷ đồng. Bước sang năm 2017 đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong hoạt động cho vay cá nhân thể hiện ở số tuyệt đối dư nợ cho vay cá nhân tăng ròng 491 tỷ đồng tức tăng 43% so với năm 2016 và đạt 1.643 tỷ đồng, tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân so với tổng dư nợ cho vay là 80%. Tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân có xu hướng ngày càng tăng cao hơn so với dư nợ

cho vay doanh nghiệp, điều này thể hiện đúng định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ của ngân hàng.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ các dịch vụ của ngân hàng, hoạt động cho vay cá nhân tại Sacombank Chi nhánh Long An đã có bước phát triển đáng kể trong những năm gần đây, điều này được thể hiện là dư nợ cho vay có bước tăng trưởng khá tốt. Dư nợ cho vay tăng trưởng đã đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, cũng như từng bước khẳng định được uy tín và vị thế của Sacombank Chi nhánh Long An, một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu trên địa bàn tỉnh Long An.

Tỷ lệ nợ xấu cho vay cá nhân

Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ xấu cho vay cá nhân của Sacombank Chi nhánh Long An (2015 – 2017)

Nguồn: Phịng Kế tốn và Quỹ Sacombank Chi nhánh Long An [5] Nợ xấu đang có xu hướng tăng lên cùng với chiều hướng phát triển của tín dụng cá nhân, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu ngày càng giảm so với tốc độ tăng trưởng dư nợ. Để tiếp tục duy trì tình hình hoạt động như vậy Sacombank Chi nhánh Long An cần chú trọng hơn nữa vào công tác thẩm định khách hàng ngay từ giai đoạn đầu khi lập hồ sơ vay vốn, bởi với số lượng khách hàng cá nhân nhỏ lẻ đơng đảo thì cơng tác kiểm tra, giám sát sau cho vay là rất khó khăn, mất nhiều chi phí, thời gian và công sức của CBTD.

Chỉ tiêu/năm Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Dư nợ khách hàng cá nhân (tỷ đồng) 940 1.152 1.643 Dư nợ xấu khách hàng cá nhân (tỷ đồng) 17 20 25

Tỷ lệ n x u cá nhân 1,8% 1,7% 1,5%

Số lượng hồ sơ nợ xấu khách hàng cá nhân

Tình hình dư nợ cho vay cá nhân phân theo thời hạn vay

Bảng 2.5: Dư nợ cho vay cá nhân của Sacombank Chi nhánh Long An phân theo thời hạn vay (2015 – 2017) (ĐVT: tỷ đồng)

Nguồn: Phịng Kế tốn và Quỹ Sacombank Chi nhánh Long An [5] Biểu đồ 2.1. Dư nợ cho vay cá nhân của Sacombank Chi nhánh Long An phân theo thời hạn vay (2015 – 2017) (Đơn vị tính: tỷ đồng)

Nguồn: Phịng Kế tốn và Quỹ Sacombank Chi nhánh Long An [5] Dư nợ cho vay cá nhân của Sacombank Chi nhánh Long An tăng trưởng khá tốt trong giai đoạn 2015 - 2017, cụ thể: tổng dư nợ cho vay cá năm 2016 tăng so với năm 2015 là 212 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 22,55%, trong đó: dư nợ cho vay ngắn hạn tăng 49 tỷ

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 n n Mức tăng/giảm Tỷ lệ tăng/giảm (%) n Mức tăng/giảm Tỷ lệ tăng/giảm (%) Ngắn hạn 388 437 49 12,63% 613 176 40,27% Trung, dài hạn 552 715 163 29,53% 1.030 315 44,06% Tổng dƣ n 940 1.152 212 22,55% 1.643 491 42,62%

đồng, tỷ lệ tăng 12,63%, dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng 163 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng là 29,53%. Năm 2017, tổng dư nợ cho vay cá nhân năm 2017 tăng so với năm 2016 là 491 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 42,62%, trong đó: dư nợ cho vay ngắn hạn tăng 176 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 40,27%; dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng 315 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 44,06%. Tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn có phần cao hơn ngắn hạn là do dư nợ cho vay mục đích nhận chuyển nhượng bất động sản chiếm tỷ trọng nhiều mà cho vay mục đích này hầu hết là thời hạn vay trung dài hạn.

Nguyên nhân dư nợ cho vay cá nhân tăng khá tốt qua các năm là do nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, nhu cầu vay cá nhân tăng. Mặt khác, Sacombank Chi nhánh Long An đã đưa ra nhiều giải pháp thiết thực như: tiếp thị, chăm sóc khách hàng,… để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, chính vì thế dư nợ cho vay đã có những bước phát triển đáng kể trong những năm vừa qua.

Tình hình cho vay theo đối tượng vay vốn

Bảng 2.6: Dư nợ cho vay cá nhân của Sacombank Chi nhánh Long An theo đối tượng vay vốn (2015 – 2017) (ĐVT: tỷ đồng)

Nguồn: Phịng Kế tốn và Quỹ Sacombank Chi nhánh Long An [5]

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Dƣ n Dƣ n Mức tăng/giảm Dƣ n Mức tăng/giảm Tiểu thương chợ 7 6 -1 6 0 Cán bộ nhân viên 205 176 -29 180 4 Nông nghiệp 102 205 103 389 184

Đối tượng khác (chuyển nhượng bất động sản, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, mua xe...)

626 765 139 1.068 303

Tổng dư nợ cho vay cá nhân tăng trưởng tốt qua từng năm trong đó tăng trưởng hiệu quả nhất là cho vay nơng nghiệp và các mục đích vay khác như nhận chuyển nhượng bất động sản, mua nhà, sửa chữa nhà, tiêu dùng, mua xe ô tô, kinh doanh buôn chuyến lúa gạo.

2.2.2 Bảo lãnh cá nhân

Doanh số bảo lãnh tại Sacombank Chi nhánh Long An chủ yếu phát sinh ở khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân rất ít. Tính đến 31/12/2017, dư nợ bảo lãnh cá nhân gần 2 tỷ đồng ở bảo lãnh thanh toán (chiếm 6% so với dư

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh long an (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)