2.3 Đánh giá hoạt động mở rộng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thƣơng
2.3.1 Những kết quả đạt được
Để có thể xem xét một cách tổng quát những kết quả đạt được trong việc mở rộng tín dụng cá nhân tại Sacombank Chi nhánh Long An, học viên đi vào phân tích theo từng chỉ tiêu đánh giá đã nêu tại chương 1 như sau:
2.3.1.1 Số lƣ ng khách hàng cá nhân vay vốn
Với lợi thế mạng lưới rộng khắp, sản phẩm cho vay đa dạng, cơng tác chăm sóc khách hàng tận tâm, giải quyết hồ sơ vay nhanh gọn,... nên số lượng khách hàng vay cá nhân của Chi nhánh có sự tăng trưởng khá tốt qua từng năm.
Bảng 2.8. Số lượng khách hàng vay cá nhân của Sacombank Chi nhánh Long An (2015 – 2017)
Nguồn: Phòng Kế toán và Quỹ Sacombank Chi nhánh Long An [5]
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Khách hàng Khách hàng Mức tăng/giảm Tỷ lệ tăng/giảm Khách hàng Mức tăng/giảm Tỷ lệ tăng/giảm 6.217 7.105 888 14,28% 7.478 373 5,25%
Biểu đồ 2.2. Số lượng khách hàng vay cá nhân của Sacombank Chi nhánh Long An (2015 – 2017)
Nguồn: Phịng Kế tốn và Quỹ Sacombank Chi nhánh Long An [5] Số lượng khách hàng cho vay cá nhân của Sacombank Chi nhánh Long An tăng khá tốt trong giai đoạn 2015 - 2017, điều này cho thấy vị thế và uy tín của Ngân hàng trên địa bàn ngày càng gia tăng. Năm 2016, số lượng khách hàng vay cá nhân tại Sacombank Chi nhánh Long An là 7.105 khách hàng, tăng 888 khách hàng so với năm 2015, tỷ lệ tăng trưởng là 14,28%.
Năm 2017 tổng số khách hàng cá nhân đang còn dư nợ tại Sacombank Chi nhánh Long An là 7.478 khách hàng, tăng so với năm 2016 là 373 khách hàng, tỷ lệ tăng 5,25%. Với số lượng khách hàng đã cho vay, Sacombank Chi nhánh Long An ngày càng đáp ứng được nhu cầu vay vốn, góp phần nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của một bộ phận không nhỏ người dân trên địa bàn. Mặt khác, góp phần cho hệ thống Sacombank mở rộng hoạt động tín dụng, phân tán rủi ro và gia tăng lợi nhuận.
0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 6,217
7,105 7,478
2.3.1.2 Dƣ n tín dụng cá nhân
Dư nợ tín dụng cá nhân của Sacombank Chi nhánh Long An tăng khá tốt trong giai đoạn 2015 - 2017, điều này cho thấy định hướng cho vay nhỏ lẻ, phân tán của ngân hàng những năm qua khá hiệu quả. Năm 2016, dư nợ tín dụng cá nhân tại Sacombank Chi nhánh Long An đạt 1.152 tỷ đồng, tăng 212 tỷ đồng so với năm 2015, tỷ lệ tăng trưởng là 22,55%. Năm 2017, dư nợ tín dụng cá nhân tại Sacombank Chi nhánh Long An đạt 1.643 tỷ đồng, tăng 491 tỷ đồng so với năm 2016, tỷ lệ tăng trưởng là 42,62%.
Biểu đồ 2.3: Dư nợ tín dụng cá nhân của Sacombank Chi nhánh Long An
(2015 – 2017) (ĐVT: tỷ đồng)
Nguồn: Phịng Kế tốn và Quỹ Sacombank Chi nhánh Long An [5] Riêng trong năm 2017 hoạt động tín dụng của Sacombank Chi nhánh Long An tăng trưởng khá mạnh, đồng thời cũng là mức tăng trưởng đáng kể nhất trong các năm gần đây.
Để minh họa điều này, học viên dẫn chứng bằng tình hình cho vay cá nhân tại các ngân hàng trên cùng địa bàn, những ngân hàng từ trước đến nay vốn đã được biết đến là những ngân hàng năng động trong hoạt động kinh
0 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 1,800 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 940 1,152 1,643 Dư nợ cá nhân
Biểu đồ 2.4: Dư nợ và tỷ trọng tín dụng cá nhân của một số ngân hàng trên địa bàn tỉnh Long An năm 2017 (ĐVT: tỷ đồng)
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Long An năm 2017 [5][12][13][14][15][16][17]
Qua biểu đồ cho thấy Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) Chi nhánh Long An mặc dù tổng dư nợ chỉ 592 tỷ đồng nhưng tỷ trọng tín dụng cá nhân chiếm đến 84% tương đương 497 tỷ đồng, xếp thứ hai là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) Chi nhánh Long An có dư nợ tín dụng cá nhân đến 2.089 tỷ đồng chiếm 82% trong tổng dư nợ 2.547 tỷ đồng, và Sacombank Chi nhánh Long An xếp thứ ba khi có tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân chiếm 80% tương đương 1.643 tỷ đồng trong tổng dư nợ 2.058 tỷ đồng.
743 750 193 3,614 592 2,547 2,058 513 555 137 2,530 497 2,089 1,643 69% 74% 71% 70% 84% 82% 80% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 Tổng dư nợ Dư nợ Cá nhân Tỷ trọng Dư nợ Cá nhân
Sự tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân phần nào thể hiện sự nỗ lực trong chính sách phát triển bán lẻ của Sacombank Chi nhánh Long An, tuy nhiên Chi nhánh vẫn cần phải nỗ lực khai thác tốt hơn nữa tiềm năng địa bàn còn rất lớn khi mà số tuyệt đối dư nợ tín dụng cá nhân vẫn đứng sau các ngân hàng khác như BIDV Chi nhánh Long An dư nợ 2.530 tỷ đồng và SHB Chi nhánh Long An dư nợ 2.089 tỷ đồng.
2.3.1.3 Sự phát triển thị phần
Bảng 2.9: Thị phần tín dụng cá nhân của một số ngân hàng trên địa bàn tỉnh Long An năm 2017 Ngân hàng Dƣ n tín dụng cá nhân (tỷ đồng) Thị phần Eximbank Long An 513 1,58% ACB Long An 555 1,71% Techcombank Long An 137 0,42% BIDV Long An 2.530 7,81% VPBank Long An 497 1,53% SHB Long An 2.089 6,45% Sacombank Long An 1.643 5,07% Tất cả các TCTD cịn lại 24.416 75,40% Tồn tỉnh Long An 32.380 100,00%
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Long An năm 2017 [5][10][12][13][14][15][16][17]
Thị phần tín dụng cá nhân của Sacombank Chi nhánh Long An hiện chiếm 5,07% tổng dư nợ tín dụng cá nhân trên địa bàn, tuy chiếm thị phần khá cao tuy nhiên lại chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, đặc biệt là Sacombank Chi nhánh Long An hiện có hệ thống kênh phân phối lớn với nhiều điểm giao dịch trải khắp cả tỉnh.
2.3.1.4 Hệ thống kênh phân phối
Bảng 2.10: Số lượng điểm giao dịch của một số ngân hàng trên địa bàn tỉnh Long An tính đến ngày 31/12/2017
Ngân hàng Số lƣ ng điểm giao dịch
Eximbank Long An 1 ACB Long An 2 Techcombank Long An 1 BIDV Long An 4 VPBank Long An 2 SHB Long An 1 Sacombank Long An 11
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Long An năm 2017 [5][12][13][14][15][16][17]
Sacombank Chi nhánh Long An hoạt động từ ngày 21 tháng 05 năm 2004, là ngân hàng TMCP đầu tiên hoạt động trên địa bàn tỉnh Long An, đến nay đã có 11 điểm giao dịch. Sacombank Chi nhánh Long An có hệ thống điểm giao dịch nhiều thứ hai trên địa bàn, chỉ sau Agribank Long An với 27 điểm giao dịch.
Mặc dù Sacombank Chi nhánh Long An đã chú trọng mở rộng hệ thống mạng lưới kênh phân phối rộng khắp với nhiều điểm giao dịch, tuy nhiên dư nợ tín dụng cá nhân của Sacombank Chi nhánh Long An lại chưa tương xứng khi dư nợ tín dụng cá nhân chỉ đạt 1.643 tỷ đồng chiếm 5,07% thị phần. SHB Long An với 1 điểm giao dịch có dư nợ tín dụng cá nhân 2.089 tỷ đồng chiếm 6,45% thị phần, BIDV Long An với 4 điểm giao dịch có dư nợ tín dụng cá nhân 2.530 tỷ đồng chiếm 7,81% thị phần.
Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Long An có đến 56 TCTD với 187 điểm giao dịch, tổng dư nợ tín dụng cá nhân trên địa bàn là 32.380 tỷ đồng, bình quân khoảng 173 tỷ đồng/điểm giao dịch. Nếu tính bình qn dư nợ tín dụng cá nhân trên một điểm giao dịch thì Sacombank Chi nhánh Long An chỉ đạt gần 150 tỷ đồng, số liệu thấp hơn so với bình quân chung.
2.3.1.5 Tính đa dạng của sản phẩm tín dụng cá nhân
Từ những hoạt động cho vay cá nhân nhỏ lẻ ban đầu, trải qua thời gian, các sản phẩm tín dụng từng bước được chuẩn hóa thành nhóm sản phẩm cho từng nhu cầu vốn cụ thể như: "Cho vay cán bộ công nhân viên", "Cho vay mua nhà", "Cho vay mua xe ô tô", “Cho vay mua xe hai bánh”, “Cho vay du học”, "Cho vay sản xuất kinh doanh", “Cho vay nông nghiệp”, “Cho vay thấu chi tiêu dùng”, “Cho vay xây/sửa chữa nhà”,...
Ngồi những sản phẩm cho vay thơng thường hầu hết các ngân hàng đều có thì Sacombank cịn những sản phẩm đặc thù như: cho vay tiểu thương chợ (không cần phải công chứng thế chấp, thu nợ trực tiếp tại sạp chợ, cho khách hàng linh động trả góp theo ngày hoặc tuần hoặc tháng), cho vay phố chợ, cho vay chứng minh năng lực tài chính,....
2.3.1.6 Thu nhập từ hoạt động tín dụng cá nhân
Trong tổng thể hoạt động kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam thì hoạt động tín dụng đem lại nguồn thu chủ yếu, nguồn thu từ lãi cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn (thường khoảng hơn 70%) trong tổng thu nhập. Nguyên nhân là do trước đây các ngân hàng chủ yếu tập trung lĩnh vực hoạt động tín dụng. Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ mới được chú ý trong thời gian gần đây nên chưa mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.
Tại Sacombank với định hướng phát triển trở thành ngân hàng bán lẻ thì việc tập trung mở rộng tín dụng cá nhân đã mang lại cho Sacombank Chi nhánh Long An nguồn thu nhập từ hoạt động này rất đáng kể.
Bảng 2.11: Thu nhập từ tín dụng cá nhân của Sacombank Chi nhánh Long An năm 2017
Chỉ tiêu Số liệu
Thu nhập trước thuế (tỷ đồng) 112
Thu nhập từ tín dụng (tỷ đồng) 83
Tỷ trọng thu nhập từ tín dụng/thu nhập trước thuế 74%
Thu nhập từ tín dụng cá nhân (tỷ đồng) 69
Tỷ trọng thu nhập từ tín dụng cá nhân/thu nhập trước thuế 83% Nguồn: Phịng Kế tốn và Quỹ Sacombank Chi nhánh Long An [5]
2.3.1.7 Tỷ lệ n x u
Bảng 2.12: Nợ xấu – Tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân của Sacombank Chi nhánh Long An năm 2017
Nguồn: Phịng Kế tốn và Quỹ Sacombank Chi nhánh Long An [5] Dư nợ xấu cá nhân của Sacombank Chi nhánh Long An hiện khá cao đến 25 tỷ đồng, chiếm 43% tổng dư nợ xấu cả chi nhánh. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu cá nhân chỉ 1,5%, và nếu dư nợ cá nhân chiếm đến 80% tổng dư nợ thì nợ xấu cá nhân của Chi nhánh hiện tại chấp nhận được.
Với chiến lược phát triển thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng thì việc tối đa hóa thị phần là điều cần thiết. Tuy nhiên việc phát triển chiều rộng đòi hỏi phải cùng với phát triển chiều sâu, do đó để nợ xấu được duy trì trong
Chỉ tiêu/năm Số liệu
Tổng dư nợ xấu (tỷ đồng) 58
Dư nợ xấu cá nhân (tỷ đồng) 25
Tỷ lệ n x u cá nhân/Tổng dƣ n cá nhân 1,5%
tầm kiểm soát Sacombank Chi nhánh Long An cần chú trọng hơn nữa công tác thẩm định khách hàng ngay từ giai đoạn đầu khi lập hồ sơ vay vốn. Bởi vì với số lượng lớn khách hàng nhỏ lẻ thì cơng tác kiểm tra, giám sát sau cho vay là rất khó khăn, mất nhiều chi phí, thời gian và cơng sức của CBTD.
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân
2.3.2.1 Tồn tại
Hoạt động tín dụng cá nhân của Sacombank Chi nhánh Long An đã gặt hái được khá nhiều những thành công, tuy nhiên việc triển khai dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung và tín dụng cá nhân nói riêng tại Sacombank Chi nhánh Long An còn tồn tại một số hạn chế nhất định.
- Một là, số lượng khách hàng cá nhân vay vốn và dư nợ tín dụng cá nhân của Sacombank Chi nhánh Long An cịn thấp, chưa tương xứng với quy mơ, lợi thế vốn có, khả năng có thể phát triển cịn rất lớn, chưa khai thác hết tiềm năng địa bàn và thế mạnh mạng lưới các điểm giao dịch rộng của mình.
- Hai là, hệ thống kênh phân phối chưa bao phủ hết địa bàn. Hiện tại trên địa bàn tỉnh Long An, cịn một số huyện chưa có Sacombank trú đóng như: Tân Trụ, Châu Thành, Đức Huệ, Tân Hưng, dẫn đến chưa khai thác hết tiềm năng địa bàn nên thị phần cho vay không cao, dư nợ cho vay không nhiều.
- Ba là, các sản phẩm tín dụng cá nhân chưa đa dạng, không nhiều những sản phẩm đặc thù chỉ riêng Sacombank có, qua đó khơng tạo ra được nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với các TCTD khác.
- Bốn là, quy trình cấp phát tín dụng chưa hợp lý, hạn mức phê duyệt của các Phòng giao dịch còn thấp, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng.
- Năm là, chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên chưa cao, đặc biệt là CBTD, nhiều CBTD còn trẻ, thiếu kinh nghiệm, yếu kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp. Hiện tồn Chi nhánh có 44 CBTD, số CBTD có thâm niên từ 5
năm trở lên chỉ có 19 người (chiếm 43%), CBTD có thâm niên dưới 5 năm có 25 người (chiếm 57%).
2.3.2.2 Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan
- Một là, môi trường pháp lý chưa thực sự phù hợp với tình hình thực
tế. Các văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng chủ yếu xây dựng trên cơ sở giao dịch thủ công với nhiều loại giấy tờ và quy trình xử lý nghiệp vụ phức tạp, chưa áp dụng nhiều công nghệ hiện đại như vay vốn trực tuyến, duyệt tờ trình trực tuyến,... Trong khi đó, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đòi hỏi phải áp dụng cơng nghệ mới và quy trình nghiệp vụ hiện đại, nhanh chóng.
- Hai là, trình độ hiểu biết của nhiều tầng lớp dân cư về các sản phẩm
dịch vụ ngân hàng còn hạn chế. Số đơng dân cư chưa có thói quen tới ngân hàng giao dịch để giải quyết các nhu cầu thanh toán chi trả, tư vấn, vay vốn... Khách hàng có tâm lý e ngại khi đến ngân hàng, thay vào đó họ vay tiền của họ hàng, người quen, thậm chí tín dụng đen... Do đó, nếu khơng có chính sách quảng bá, tiếp thị phù hợp sẽ rất khó để khách hàng biết đến và thực hiện giao dịch với ngân hàng.
- Ba là, hoạt động tín dụng trên địa bàn hiện đang là sự canh tranh gay
gắt của nhiều TCTD. Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Long An có đến 56 TCTD với 187 điểm giao dịch. Nhiều TCTD khánh thành trụ sở ngân hàng rất khang trang, quy mô lớn trên địa bàn. Sự cạnh tranh này đã gây ra khơng ít khó khăn cho Sacombank Chi nhánh Long An trong việc thu hút khách hàng. Trong mơi trường cạnh tranh ấy địi hỏi Sacombank Chi nhánh Long An cần phải có những thế mạnh, những ưu thế nổi trội của riêng mình trong việc thu hút khách hàng vay vốn.
- Bốn là, hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ. Đặc
biệt một số chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng như việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khá lâu gây khó khăn cho việc xin vay của
khách hàng cịn ngân hàng thì khơng mở rộng được vốn vay. Quy trình cơng chứng xác nhận hồ sơ phải thông qua nhiều khâu nên thời gian hoàn tất hồ sơ của khách hàng cịn chậm gây khó khăn cho khách hàng khi đi vay vốn.
Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân từ phía ngân hàng
- Một là, việc triển khai thực hiện sản phẩm dịch vụ ngân hàng còn
chưa hồn thiện như cơng tác quảng bá, tiếp thị, giới thiệu loại hình dịch vụ cho mọi người dân chưa cao, nhiều người chưa biết hết các sản phẩm dịch vụ của Sacombank, chưa có chương trình nào có sức lan tỏa lớn đến với khách hàng vay. Công tác quảng bá, tiếp thị, tìm kiếm khách hàng chưa thực sự hiệu quả vì CBTD vừa là người đi tiếp thị, tìm kiếm khách hàng, vừa thẩm định khoản vay, vừa làm hồ sơ vay, vừa đi đòi nợ nếu phát sinh trễ hạn. Hơn nữa, đội ngũ CBTD Sacombank Chi nhánh Long An đa số là nhân viên trẻ, chưa nắm sát địa bàn, mối quan hệ với người dân, chính quyền địa phương cịn hạn chế.
- Các hoạt động marketing của Sacombank Chi nhánh Long An thiếu