sin co sx sin cos xc a b
1.2.3. Đặc điểm của dạy học theo dự án
Trong các tài liệu về dạy học theo dự án có rất nhiều đặc điểm đƣợc đƣa ra và sắp xếp theo nhiều hệ thống khác nhau, tuy nhiên việc đƣa ra một hệ thống với quá nhiều đặc điểm sẽ dẫn đến những khó khăn trong vận dụng vì trong một dự án không thể chú trọng đến quá nhiều đặc điểm khác nhau. Việc xác định các đặc điểm cơ bản của dạy học theo dự án dựa trên các tiêu chí sau:
- Những đặc điểm này phải phản ánh bản chất của dạy học theo dự án - Phù hợp với những quan điểm về cải tiến phƣơng pháp dạy học - Hệ thống các đặc điểm cần định hƣớng cho việc vận dụng
Sau đây là 7 hệ thống đặc điểm cơ bản của dạy học theo dự án đã đƣợc xây dựng theo các tiêu chí trên, các đặc điểm này khơng hồn tồn tách biệt mà có mối liên hệ với nhau. [16, 18]
Hình 1.3. Sơ đồ đặc điểm của dạy học theo dự án a. Định hướng thực tiễn
- Gắn liền với hoàn cảnh: Chủ đề dự án xuất phát từ tình huống của thực tiễn nghề nghiệp, đời sống xã hội, phù hợp trình độ ngƣời học.
- Có ý nghĩa thực tiễn xã hội: Các dự án gắn việc học tập trong nhà trƣờng
với thực tiễn đời sống xã hội, địa phƣơng, gắn với môi trƣờng, mang lại tác động xã hội tích cực. Chẳng hạn nhƣ: vấn đề về môi trƣờng, giao thơng, văn hóa ứng xử trong xã hội... Những chủ đề đó gợi ra những nhiệm vụ thực, yêu cầu học sinh phải đối mặt và giải quyết những nhiệm vụ đó. Nhiệm vụ dự án chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của ngƣời học, do đó khơng chỉ dừng lại ở việc mơ tả ở mặt lý thuyết.
Ví dụ. dự án cải tạo hồ nƣớc của trƣờng, dự án làm sạch môi trƣờng nƣớc nơi
em ở... Với dự án nhƣ thế này học sinh sẽ đóng vai là những kỹ sƣ xây dựng, kỹ sƣ môi trƣờng, khảo sát điều tra mức độ ô nhiễm của hồ nƣớc và mơi trƣờng khu phố,
tìm hiểu ngun nhân, đề xuất giải pháp, phƣơng án và chi phí thực hiện... Trong thực tế dự án cải tạo hồ bơi đƣợc học sinh trƣờng trung học cơ sở Trần Văn Ơn (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện ở mơn Tốn. Học sinh đóng vai kỹ sƣ xây dựng, khảo sát thiết kế, đo đạc diện tích, tính tốn số lƣợng gạch, tìm hiểu chủng loại, giá thành... Kết quả hồ bơi đƣợc tính tốn cải tạo với giá 30.000.000 đồng, gần tƣơng ứng với số kinh phí thật mà nhà trƣờng phải bỏ ra nếu muốn cải tạo hồ bơi này. (Theo báo Thiếu niên tiền phong, số ra ngày 05/09/2006)
- Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành: Thơng qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng nhƣ rèn luyện kỹ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của ngƣời học.
- Dự án mang nội dung tích hợp: Kết hợp tri thức của nhiều môn học hay
lĩnh vực khác nhau để giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.
Mặt khác, dạy học theo dự án cho phép áp dụng phức hợp tối đa các nhóm phƣơng pháp và kỹ thuật dạy học khác nhau trong quá trình giáo viên tổ chức dạy học. Đồng thời dạy học theo dự án cũng cho phép áp dụng và thực hiện hóa tối đa những kiến thức nền vào các tình huống thực tế dạy học. Đó là sự tích hợp kiến thức và phƣơng pháp dạy học trong dạy học theo dự án.
b. Định hướng hứng thú của học sinh: Chủ đề và nội dung của dự án phù hợp
với hứng thú của học sinh, thúc đẩy mong muốn học tập của học sinh, tăng cƣờng năng lực hồn thành những cơng việc quan trọng và mong muốn đƣợc đánh giá. Khi học sinh có cơ hội kiểm sốt đƣợc việc học của chính mình, giá trị của việc học đối với các em cũng tăng lên. Cơ hội cộng tác với các bạn cùng lớp cũng làm tăng hứng thú học tập của học sinh.
c. Định hướng hành động: Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, huy động
nhiều giác quan. Học sinh khám phá, giải thích và tổng hợp thơng tin một cách ý nghĩa. Trong quá trình thực hiện dự án học tập có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn và thực hành. Thông qua đó, kiểm tra, củng cố và mở rộng những hiểu biết về lý thuyết cũng nhƣ rèn luyện những kỹ năng hành động và kinh nghiệm thực tiễn cho ngƣời học.
d. Định hướng sản phẩm: Sản phẩm của dự án có thể đƣợc cơng bố, giới
học sinh tiếp thu kiến thức theo cách học và trình diễn kiến thức. Trong quá trình thực hiện các dự án học tập, các sản phẩm học tập của các nhóm đƣợc tạo ra. Sản phẩm này không chỉ giới hạn trong phạm vi là những bài thu hoạch thiên về lý thuyết, mà trong đa số trƣờng hợp, các dự án học tập tạo ra những sản phẩm của hoạt động thực tiễn và thực hành. Những sản phẩm của các dự án học tập này có thể đƣợc sử dụng, cơng bố, giới thiệu...
e. Tính tự lực cao của người học: Học sinh tham gia tích cực và tự lực vào
tất cả các giai đoạn của quá trình dạy học: đề xuất vấn đề, lập kế hoạch giải quyết vấn đề, giải quyết vấn đề và trình bày kết quả thực hiện. Điều đó cũng địi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của ngƣời học. Giáo viên chủ yếu đóng vai trò tƣ vấn, hƣớng dẫn và trợ giúp ngƣời học. Tuy nhiên, mức độ tự lực cần phù hợp với năng lực, khả năng của ngƣời học và mức độ khó khăn của nhiệm vụ học tập.
f. Có tính phức hợp: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực
hoặc các môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.
g. Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thƣờng đƣợc làm việc theo nhóm,
việc học mang tính xã hội. Dạy học theo dự án thúc đẩy sự cộng tác giữa học sinh với giáo viên và giữa các học sinh với nhau. Nhiều khi, sự cộng tác đƣợc mở rộng đến cộng đồng. Sự làm việc mang tính cộng tác của học sinh có tầm quan trọng nhƣ phƣơng tiện làm phong phú hơn và mở rộng sự hiểu biết của học sinh về những điều các em đang học. Các dự án học tập thƣờng đƣợc thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công cơng việc giữa các thành viên trong nhóm. Dạy học theo dự án địi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa ngƣời học, với giáo viên cũng nhƣ với các lực lƣợng xã hội khác tham gia trong dự án học tập. Đặc điểm này còn đƣợc gọi là học tập mang tính xã hội.
Các nhà sƣ phạm Mỹ đầu thế kỷ XX khi xác lập cơ sở lý thuyết cho phƣơng pháp dạy học này đã nêu ra 3 đặc điểm cốt lõi của dạy học dự án: Định hƣớng học sinh, định hƣớng thực tiễn và định hƣớng sản phẩm. [16]
Các nhà giáo dục là cộng tác của tập đoàn Intel đã nêu ra 9 đặc điểm của bài học đƣợc thiết kế theo dự án. Một dự án chỉ đƣợc coi là hiệu quả khi nó đạt đƣợc sự
cân bằng giữa khả năng thực hiện của học sinh và ý đồ thiết kế của giáo viên, chỉ rõ những công việc học sinh cần làm. Các công việc này đƣợc cụ thể nhƣ sau: [22, 23]
- Học sinh là trung tâm của quá trình dạy học.
- Dự án tập trung vào những mục tiêu quan trọng gắn với các chuẩn.
- Dự án đƣợc định hƣớng theo bộ câu hỏi khung chƣơng trình: Câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung.
- Dự án địi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thƣờng xuyên. - Dự án có tính liên hệ với thực tế.
- Học sinh thể hiện sự hiểu biết của mình thơng qua sản phẩm hoặc q trình thực hiện.
- Cơng nghệ hiện đại hỗ trợ và thúc đẩy việc học của học sinh. - Kỹ năng tƣ duy không thể thiếu trong làm việc theo dự án. - Chiến lƣợc dạy học đa dạng hỗ trợ phong cách học đa dạng.