Một số hoạt động GDMT trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác truyền thông môi trường của trung tâm hỗ trợ phát triển xanh greenhub (Trang 27 - 31)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG

1.3. Một số hoạt động GDMT trên thế giới và Việt Nam

1.3.1. Một số hoạt động GDMT trên thế giới

Ở Đức, có chương trình “Tìm hiểu đất nước” trong bậc tiểu học. Các cấp học từ trung học trở lên thì nội dung GDMT được gắn hữu cơ vào chương trình Sinh học và Địa lí

Ở Bungari, cấu tạo chương trình khoa học ở cấp 1 và học sinh ở cấp 2 và 3 theo tư tưởng chủ đạo “Con người và Môi trường”. Trong chương trình cấp 1 có hẳn một mơn riêng biệt là “Kiến thức về môi trường”, cung cấp cho học sinh nội dung đơn giản nhưng rất cơ bản về môi trường xung quanh như: nhà trường, làng mạc, thơn xóm, địa phương, đường xá, giao thơng, vườn cây, rừng, nước, lửa, động vật có ích, có hại. Chương trình học sinh cấp 2 biên soạn theo quan điểm “Tìm hiểu mơi trường từ gần tới xa” như mơi trường thơn xóm, mơi trường rừng, các cây nông nghiệp, sinh vật đồng ruộng,…

Ở Nhật, trọng tâm của GDMT là chống ô nhiễm và bảo vệ sức khỏe, nội dung này đựơc lồng ghép vào các môn học đặc biệt là môn Sinh học và Địa lý.

Ở Indonesia, người ta đã thiết lập các trung tâm nghiên cứu về môi trường trong các học viện. Các trung tâm này là nơi cung cấp các chuyên gia cho việc nghiên cứu, đào tạo cho các cơng việc khác có liên quan đến khoa học môi trường ở các cấp quốc gia và khu vực. Tuy nhiên ở các vùng sâu vùng xa thì trình độ dân trí về mơi trường chưa được cao.

Ở Malaysia, các trường đại học đã có mối liên kết với các học viện trong và ngoài nước để đào tạo các chuyên gia về môi trường. Một số trường đại học đã tổ chức các khóa chính trị, các khóa học ngoại khóa về môi trường cho hầu hết các sinh viên ở các ngành khác nhau. Trình độ mơi trường của nhân dân Malaysia khá cao.

Ở Singapore, các chương trình giảng dạy mơi trường ở các trường đại học tổng hợp, đại học bách khoa. Học viện giáo dục được tiến hành tốt nhất. Việc giáo

dục về môi trường được các quy định về pháp luật đi kèm. Các trường đại học thành lập các ủy ban để cố vấn cho chính phủ về mặt môi trường nhằm đưa ra những chính sách, những chủ trương kịp thời và thích hợp. Ngồi ra, các trường còn tập trung vào các “Dự án thành phố sạch và xanh”, “Nguồn gốc của ô nhiễm khơng khí và sự kiểm sốt nó”, “Quản lý chất thải nguy hiểm”, “Bảo quản, lọc và xử lí nước thải”…

Tuy hình thức và phương phháp GDMT ở mỗi nước có khác nhau nhưng đều đã khẳng định sự cần thiết và tính cấp bách của giáo dục môi trường trong nhà trường và trong cộng đồng xã hội. Hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất họp tại Rio Janeiro (Braxin) năm 1992 đã xác định chiến lược hành động cho lồi người về mơi trường và phát triển mơi trường ở thế kỷ 21, trong đó có hành động xem xét lại tình hình GDMT và đưa GDMT vào chương trình giáo dục cho tất cả mọi lớp và ở các cấp học. Đây cũng là một trong những mục tiêu chủ yếu của chương trình GDMT quốc tế (IEEP) của UNESCO và UNEP. Sau hội nghị này tất cả các nước xem lại tình hình GDMT ở quốc gia mình và xây dựng những mơ hình giáo dục mới phủ hợp nhằm nâng cao hiệu quả.

1.3.2. Một số hoạt động GDMT ở Việt Nam

Ở nước ta, việc GDMT mới được bắt đầu từ những năm cuối thập niên 70, cịn việc GDMT trong trường phổ thơng chỉ mới được thực hiện vào thập niên 80 cùng với kế hoạch cải cách giáo dục. Để thực hiên nhiệm vụ GDMT trong trường phổ thông, ngay từ thời kỳ đó đã có hai đề tài cấp nhà nước được tiến hành nghiên cứu về phương thức nội dung GDMT trong nhà trường, trong đó tập trung chủ yếu là môn sinh học và địa lý. Từ năm 1982 – 1983 khoa học địa lý trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã đưa môn bảo vệ tự nhiên, mà nay là GDMT vào chương trình đào tạo. Đến năm 1985, cuốn “Quán triệt tinh than giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp, dân số và bảo vệ môi trường” của nhà xuất bản Giáo dục và cuốn “Giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường phổ thông” của PGS. Nguyễn Dược in vào năm 1986 cho thấy rõ sự nhận thức về GDMT ở nước ta. Hiện nay, các hoạt động GDMT được tiến hành một cách mạnh mẽ. Ngoài việc GDMT cho quần chúng

chương trình “Dân số và Mơi trương”, “Mơi trường và Đời sống”. Các phong trào “Sạch và Xanh” của các thành phố lớn, các trường đại học đã đóng góp đáng kể vào cơng tác GDMT) trong nhiều trường đại học đã có các mơn học về mơi trường. Từ năm học 1995 – 1996 trở đi, tất cả trường đại học khoa học tự nhiên (Hà Nội), năm học 1993 – 1994 khoa “Môi trường học” được thành lập và triển khai đào tạo các cán bộ về khoa học môi trương. Ơ Tp. Hồ Chí Minh, khoa mơi trường cũng được thành lập ở trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Đại học Kỹ thuật Công nghệ vào năm 1999. Song song với việc giảng dạy trong nhà trường, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về GDMT cấp nhà nước và cán bộ quản lý, nhiều đề tài luận án phó tiến sĩ và thạc sĩ đã và đang được thục hiện, có tác dụng mở rộng nôi dung và nâng cao hiệu quả của việc GDMT.

Thật ra, hành động có ý nghĩa biểu trưng lớn nhất ở nước ta về GDMT là ngay từ năm 1962, Bác Hồ đã khai sinh ra “Tết trồng cây” và cho đến nay, phong trào này phát triển ngày càng mạnh mẽ. Năm 1991, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã có chương trình trồng cây hỗ trợ phát triển giáo dục và đào tạo BVMT (1991 – 1995).

Từ năm 1986 trở đi, cùng với các đề tài nghiên cứu về BVMT đã xuất hiện (Hoàng Đức Nhuận 1982, Nguyễn Dược 1982; 1986, Trịnh Ngọc Bích 1982,…). Thơng qua việc thay đổi sách giáo khoa (Cải cách giáo dục) (1986 – 1992) các tài liệu chuyên ban và thí điểm, tác giả sách giáo khoa đã chú trọng đến việc GDMT vào sách, đặt biệt là ở mơn Sinh, Địa, Hố, Kỹ thuật. Đợt thay sách bắt đầu từ năm 2002 đã tích hợp kiến thức mơi trường vào tất cả các môn học.

Trong “Kế hoạch hành động quốc gia về môi trường và phát triển bền vững của Việt Nam gia đoạn 1996 – 2000” GDMT được ghi nhận như bộ phận cấu thành Từ năm 1996, Dự án GDMT trong nhà trường phổ thông Việt Nam (VIE 95/041) của Bộ Giáo dục và Đào tạo do UNDP (Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc) tài trợ đã nhằm vào mục tiêu cơ bản:

 Hỗ trợ xây dựng một bản chính sách và chiến lược thực hiện quốc gia về GDMT tại Việt Nam.

 Tăng cường năng lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc truyền đạt những nội dung và phương pháp GDMT vào các chương trình đào tạo giáo viên.

 Xây dựng các hoạt động GDMT cụ thể để thực hiện ở cấp Tiểu học và Trung học.

Các mục tiêu trên được thực hiện ở mức chi tiết và cụ thể hơn trong thực tiễn thông qua dự án VIE 98/018. Ngày 17 tháng 10 năm 2001 Thủ tướng Chính Phủ đã có Quyết định số 1363/QĐ– TTG về việc phê duyệt đề án “Đưa nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân”.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG CỦA GREENHUB

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác truyền thông môi trường của trung tâm hỗ trợ phát triển xanh greenhub (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)