Mục tiêu truyền thông môi trường của GreenHub

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác truyền thông môi trường của trung tâm hỗ trợ phát triển xanh greenhub (Trang 54)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG

3.1. Mục tiêu truyền thông môi trường của GreenHub

Mục tiêu truyền thông dựa trên 4 lĩnh vực hoạt động chính của GreenHub bao gồm:

1. Quản lý chất thải:

- Hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi về không sử dụng túi ni long và nhựa dùng một lần, về các hành động/sáng kiến giám sát rác thải.

- Xây dựng và thực hiện chương trình giám sát rác thải nhựa trên biển cho Việt Nam và các dữ liệu, tư liệu trên nền tảng khoa học cho các hành động can thiệp trong tương lai.

- Tổ chức các chiến dịch làm sạch bờ biển thường niên để thu hút sự tham gia của cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường

- Xuất bản các ấn phẩm hàng năm

- Thúc đẩy tiếp cận Không rác thải tại các khu dân cư và các sáng kiến xanh giảm thiểu rác thải bảo vệ mơi trường và sống hài hồ với thiên nhiên.

2. Hiệu quả năng lượng

- Chiến dịch truyền thông và sáng kiến nhằm hạn chế việc đốt chất thải nông nghiệp và bếp than tổ ong tại Hà Nội.

3. Nông nghiệp bền vững

- Tổ chức các buổi toạ đàm kết nối giữa những người nông dân/trang trại/hợp tác xã với các chuyên gia kỹ thuật cấp quốc gia và quốc tế và các nguồn lực khác.

- Các hoạt động truyền thông giúp tăng cường năng lực cho người nông dân về cách thức quản lý sản xuất, phát triển kinh doanh, kết nối thị trường.

- Các hoạt động truyền thông giúp tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc bảo tồn và quản lý các khu vực đa dạng sinh học quan trọng như khu dự trữ sinh quyển Cát Bà và Vịnh Hạ Long.

- Xây dựng thư viện trực tuyến cho các đơn vị và cá nhân quan tâm về chủ đề: Bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, quản lý ô nhiễm rác thải nhựa.

- Thực hiện chương trình truyền thơng nâng cao nhận thức và hiểu biết về tác động của ô nhiễm nhựa tại đại dương đến sinh vật biển, đóng góp vào bảo vệ sinh vật biển.

3.2. Đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác truyền thông môi trường tại GreenHub

3.2.1. Nâng cao năng lực hiệu quả của công tác truyền thông môi trường

Mục tiêu chung của truyền thông mơi trường là khuyến khích và giúp đỡ các cá nhân và cộng đồng tham gia vào việc bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, bảo đảm sử dụng hợp lý và bền vững các tài nguyên thiên nhiên.

Trên thực tế hiện nay, truyền thông là công cụ thiết yếu để đạt được mục tiêu xã hội hóa cơng tác bảo vệ mơi trường. Nói một cách khác làm cho mọi người biết, hiểu về môi trường thấy rõ được trách nhiệm và có những hành động đúng trong cuộc sống hằng ngày. Vậy truyền thông là cách tiếp nhận đảm bảo sự tham gia của các bên liên quan, những bên có trách nhiệm và những người được thụ hưởng.

Truyền thông giáo dục môi trường không chỉ tạo ra những nhận thức đúng mà còn phải thiết lập những hành vi, thái độ cụ thể góp phần bảo vệ mơi trường, phát triển bền vững. Có như vậy, hoạt động truyền thơng mới thực sự có hiệu quả.

3.2.2. Phát triển hệ thống truyền thông môi trường

Truyền thông môi trường không chỉ đơn thuần là các hoạt động sản xuất tờ rơi, áp phích, video, khẩu hiệu… mà mục đích cuối cùng của truyền thông môi trường là tạo ra nhận thức đúng đắn về bảo vệ môi trường, lôi cuốn người thụ

hưởng thông tin truyền thông cam kết thay đổi hành vi và tham gia trực tiếp vào các hoạt động bảo vệ môi trường.

Thiết kế các chương trình truyền thơng mơi trường hợp lý, phù hợp với mọi đối tượng tham gia. Lồng ghép các kiến thức bổ ích tuỳ vào từng chương trình, hoạt động khác nhau mà lựa chọn mức độ khó dễ của thơng tin kiến thức và nội dung của kiến thức.

Phát triển thêm các chủ đề, các chiến dịch truyền thông hàng tuần, hàng tháng trên các kênh truyền thông như MXH Facebook. Cải thiện nội dung lồng ghép khéo léo vào các chiến dịch giúp tiếp cận được nhiều người đọc hơn.

Đổi mới phương thức tuyên truyền về BVMT trên kênh truyền thông bao hàm đổi mới cả hình thức và cách thức đưa thơng điệp. Theo đó, đổi mới hình thức truyền tải thơng điệp đến đối tượng trên các phương tiện thông tin đại chúng cần theo hướng hấp dẫn (đa dạng các loại hình, có minh họa trực quan sinh động) và phù hợp với năng lực tiếp nhận thông tin của từng nhóm đối tượng mà TTMT hướng đến; tăng cường tính chun biệt, chun sâu và dung lượng các hình thức, thể loại tác phẩm báo chí mới, có tính hấp dẫn cao hơn như đồ họa, video, longform… theo định hướng TTMT của từng thời kỳ. Đổi mới cách thức tổ chức TTMT theo hướng chủ động, tích cực ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào hoạt động tuyên truyền BVMT; tranh thủ truyền thông xã hội để nhân rộng đối tượng tiếp nhận thông điệp TTMT; đẩy mạnh sử dụng công nghệ, truyền thông xã hội và tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các sự kiện/chiến dịch truyền thông về BVMT để nâng cao hiệu quả TTMT.

Xây dựng các kế hoạch truyền thơng chi tiết trong đó chỉ ra được 5 yếu tố quan trọng bao gồm: Đầu vào, Cái gì, Để làm gì, Như thế nào, Đầu ra. Đầu vào ám chỉ những người chưa được tiếp nhận thơng tin hay có được tiếp nhận nhưng chưa hiệu quả, chưa tạo ra thay đổi trong hành vi. Cái gì để chỉ thơng điệp mà chiến dịch hay dự án đó muốn truyền tải. Để làm gì? Để làm gì để chỉ mục tiêu của chiến dịch

có nguồn lực như thế nào? Con người, phương tiện truyền thông,… là những viên gạch để xây lên một chiến dịch, mỗi một chiến dịch lại có một đặc tính, đặc điểm khác nhau vì vậy lại cần những nguồn lực khác nhau tuỳ vào đặc điểm của mỗi chiến dịch. Và cuối cùng là Đầu ra, để chỉ kết quả đạt được của cả một chiến dịch từ khi mới trong kế hoạch đến khi chạy và kết thúc ln có một đầu ra nhất định để giúp cán bộ quản lí được tiến độ của chiến dịch và mức độ ảnh hưởng của nó đến cộng đồng.

Nên có các buổi họp hàng tháng, hàng quý hay theo các giai đoạn của dự án để đánh giá lại hiệu quả truyền thông. Vừa là để xem lại chi phí vừa là để đánh giá hiệu quả của chiến dịch hay kế hoạch truyền thơng của dự án đó, từ đó đưa ra những giải pháp để khắc phục hay phát huy những ưu điểm đã và đang làm được từ đó giúp các hoạt động truyền thông luôn được theo dõi sát sao, kịp thời thay đổi để bắt kịp với hành vi của người tiếp nhận.

3.2.3. Xác định nội dung, thông điệp về truyền thơng mơi trường

Như đã nói, mục tiêu cuối cùng của truyền thông môi trường là hướng vào việc thay đối hành vi của người thụ hưởng thông tin. Để thay đổi hành vi một cách có hiệu quả, các thông điệp truyền thông cần hướng vào mục tiêu cụ thể như sau:

Giáo dục nhận thức (recognition) môi trường: đây là nội dung hướng người

thụ hưởng đi đến sự thừa nhận đầy đủ về tác hại của ô nhiễm. Quan niệm phổ biến cho rằng, con người khi nhận thức đầy đủ thì họ sẽ bảo vệ mơi trường. Điều này khơng hồn tồn đúng. Ví dụ các xí nghiệp xả chất thải ơ nhiễm chưa xử lý ra môi trường. Rõ ràng họ nhận thức được hẩu quả , tác hại của việc làm đó nhưng họ vẫn cố tình vì họ có nhận thức nhưng khơng có ý thức hay vì quyền lợi ích kỷ của bản thân họ

Giáo dục kiến thức (knowledge) môi trường: Những thông điệp về giáo dục

kiến thức nhằm nâng cao sự hiểu biết về môi trường, ô nhiễm môi trường, các chất độc hại…, nâng cao trách nhiệm và cách ứng xử của con người trước môi trường.

Giáo dục kỹ thuật (technique) môi trường: Thông điệp đưa ra nhằm cung cấp kiến thức về phương pháp xử lý kỹ thuật môi trường, xử lý các chất độc hại, rác thỉa nhằm đưa ra công nghệ sản xuất sạch, công nghệ sản xuất sạch hơn, thân thiện với môi trường.

Giáo dục ý thức (awareness) môi trường: Đây được xem là một nội dung có

tác dụng chi phối nhất. Bởi vì, con người cho dù có kém nhận thức, kém kiến thức nhưng nếu họ vẫn có ý thức họ vẫn có hành vi ứng xử tốt trước mơi trường, biết hướng tới hành vi bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, thông điệp về nâng cao ý thức môi trường ở nước ta khơng được chiếm một vị trí quan trọng.

Giáo dục đạo đức (ethnics) môi trường: Đây là thông điệp đặt sứ mệnh của

truyền thơng ở vị trí quan trọng nhất, cao nhất, đặt người thụ hưởng thông tin ở một lối ứng xử văn hóa cao trước mơi trường. Khi có đạo đức, con người sẽ có ý thức, sẽ hướng tới nhận thức và chi phối hành vi.

Giáo dục hành vi (behavior) môi trường : Hành vi là kết quả cuối cùng của

truyền thông giáo dục môi trường. Từ hành vi ứng xử mà mơi trường có thể được bảo vệ hoặc bị xâm hại. Nhưng hành vi chỉ có thể có được khi tất cả mục tiêu trên được thực hiện.

3.2.4. Nâng cao nguồn lực của tổ chức

Tìm các đội ngũ tình nguyên viên có năng lực thật sự bằng các buổi phỏng vấn cũng như đưa ra các bài test cho các bạn thực hiện từ đó đánh giá và xét duyệt vào đội ngũ tình nguyện viên và đội ngũ này có thể đi theo xuyên suốt các dự án tránh tình trạng phải thường xuyên đăng tuyển tình nguyện viên sẽ gây lãng phí và mất thời gian.

Đội ngũ cán bộ truyền thơng của GreenHub có nhiều hơn các buổi tham gia tập huấn, diễn đàn, tăng cường năng lực các kiến thức về môi trường giúp việc truyền thơng các thơng điệp trở nên có chiều sâu hơn, cải thiện chất lượng truyền thơng môi trường của tổ chức.

Xây dựng cổng thông tin riêng của tổ chức nơi tập hợp tất cả những thông tin kiến thức về môi trường được tổng hợp và kiểm duyệt chất lượng cũng như độ tin cậy.

3.2.5. Chương trình giáo dục truyền thơng mơi trường thơng qua triễn lãm tranh ảnh, mỹ thuật, các buổi giao lưu ngoại khoá, …

Tổ chức các buổi giao lưu trao đổi kiến thức. Các đội nhóm sẽ có các cơng tác tuyên truyền cụ thể ở mỗi địa phương tùy thuộc vào thời gian và vị trí địa lý. Đối với đối tượng là các bạn học sinh, sinh viên , các bạn đã có ý thức về mơi trường, nên công tác truyền thông cần diễn ra một cách chuyên nghiệp.

Cần tập huấn cho các bạn tình nguyện viên trước khi tham gia chương trình. Các chương trình cần được lên kế hoạch một các rõ ràng và cụ thể. Đáng mạnh vào các yếu tố thay đổi hành vi, tiết kiệm trong từng hành động nhỏ.

Đối với các đối tượng cịn nhỏ tuổi, các bé chưa có nhận thức nhiều về môi trường. Cần tổ chức các hoạt động nhỏ, vui chơi tuyên truyền 1 cách đơn giản nhất, không lý thuyết sáo rỗng mà cần phải đi kèm với thực tế. Các trò chơi cần đơn giản, nhẹ nhàng và phù hợp với các bé. Các cuộc thi ảnh, triển lãm ảnh về môi trường, cảnh đẹp quê hương sẽ giúp mọi người có cái nhìn về những điều tuyệt vời mình đang có, về những thay đổi, thách thức mơi trường mà con người đang phải đối mặt. Qua đó tự đánh giá và hồn thiện bản thân, có ý thức bảo vệ những điều tốt đẹp hơn.

Các cuộc thi ảnh, triển lãm ảnh về môi trường, cảnh đẹp quê hương sẽ giúp mọi người có cái nhìn về những điều tuyệt vời mình đang có, về những thay đổi, thách thức môi trường mà con người đang phải đối mặt. Qua đó tự đánh giá và hồn thiện bản thân, có ý thức bảo vệ những điều tốt đẹp hơn.

3.2.6. Các chương trình hành động

Bên cạnh các hoạt đơng mang tính thay đổi về nhận thức, sự thanh đổi về hành vi mỗi người thông qua sự hoạt động, trao dồi. Mỗi người cũng cần có những

sân chơi để ứng dụng những kiến thức, nhận thức về mơi trường của mình vào thực tế hơn.

Xây dựng các chương trình hoạt động hưởng ứng các ngày lễ môi trường như:

 Ngày nước thế giới (22/3)

 Giờ trái đất (Thứ 7 cuối cùng của tháng 3)

 Ngày Đa dạng sinh học (22/5)

 Ngày môi trường thế giới (5/6)

Ngày làm cho thế giới sạch hơn (một ngày trong tuần thứ 3 của tháng 9) Tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường khung vực xung quanh nơi mình sinh sống học tập. Các hoạt động tái chế rác thải, ngày hội đổi đồ cũ.

3.2.7. Cải thiện truyền thông môi trường tại các vị trí địa lý khác nhau

3.2.7.1. Giải pháp truyền thơng mơi trường ở Miền núi

Tính đa dạng và sự khác biệt của thiên nhiên, con người giữa miền núi và miền xi địi hỏi phải xây dựng cho khu vực nông thôn ở miền núi một phương pháp truyền thông riêng. Phương pháp đó bao gồm các yếu tố: ngơn ngữ, sự phù hợp về văn hóa và tín ngưỡng, trực quan, đơn giản, có ích và độ tin cậy.

Miền núi đa dạng về mọi phương diện. Địa hình phân cách, hạ tầng cơ sở thấp kém, đầu tư cho các dịch vụ xã hội cơ bản cho miền núi còn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế,… Tất cả những điều đó một mặt chưa cải thiện nhiều đời sống vật chất và tinh thần nghèo khó của miền núi, nhưng đồng thời lại bảo tồn cho miền núi tính đa dạng cao. Đó là đa dạng về cảnh quan, sinh thái, dân tộc, ngơn ngữ, văn hóa, lối sống, thói quen.

Mâu thuẫn lớn nhất trong việc tiến hành truyền thông môi trường ở miền núi là cộng đồng miền núi có một nền văn hóa đặc sắc và giàu truyền thống, nhưng học vấn lại thấp. Vì vậy, ngôn ngữ truyền thông ở miền núi không phải là ngôn ngữ của học vấn, mà là ngơn ngữ của văn hóa cộng đồng.

Truyền thơng mơi trường ở miền núi khó khăn và tốn kém hơn ở miền xuôi nhiều. Để thành công, cần:

 Cán bộ truyền thông được đào tạo, có kỹ năng truyền thông môi trường ở vùng dân tộc, miền núi, tốt nhất là đào tạo đội ngũ cộng tác viên truyền thông môi trường người địa phương.

 Cán bộ lãnh đạo cần hiểu đúng vai trị khơng thể thiếu của truyền thông môi trường. Đó là sự đảm bảo cho thành cơng của các dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

 Kinh phí thoả đáng, nếu là truyền thơng chung trên phạm vi tồn tỉnh. Nếu là truyền thông đi kèm dự án phát triển kinh tế xã hội thì cần có văn bản pháp quy quy định chi phí dành cho truyền thông môi trường và phải được tính vào chi phí thực hiện dự án.

 Thời gian tổ chức: Tránh tổ chức chiến dịch vào mùa làm nương rẫy, mùa mưa lũ….

3.2.7.2. Giải pháp truyền thông môi trường ở vùng nông thôn đồng bằng

Lồng ghép nội dung môi trường vào hội nghị, tập huấn do các cơ quan, đoàn thể (như Hội nông dân, Hội Phụ nữ) tổ chức. Thời gian qua, Hội Nông dân đã hướng dẫn, chỉ đạo các cấp Hội Nơng dân tồn quốc tổ chức nhiều lớp tập huấn cho các cấp hội và hội viên. Hội cũng đã xây dựng mạng lưới truyền thông viên làm công tác môi trường.

Xây dựng các mơ hình cụ thể và tiến hành truyền thơng ngang trực tiếp tại địa bàn: Nhà tiêu hợp vệ sinh, giếng nước hợp vệ sinh, mơ hình VAC, VACB, bếp đun cải tiến tiết kiệm nhiên liệu.

3.2.7.3. Giải pháp truyền thông môi trường ở vùng ven biển

Do sự phức tạp, đa dạng của cộng đồng và hoạt động kinh tế vùng ven biển nên rất khó tổ chức một chiến dịch truyền thông môi trường phù hợp tối đa về nội dung và phương pháp với tất cả các cộng đồng ven bờ biển. Tùy theo mục tiêu của chiến dịch nhằm vào những cộng đồng chủ chốt nào để lựa chọn phương pháp truyền thông phù hợp.

Đối với cộng đồng định cư trên mặt đất, có thể sử dụng các phương pháp truyền thông đặc thù cho nông thôn hay đô thị tùy theo đối tượng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác truyền thông môi trường của trung tâm hỗ trợ phát triển xanh greenhub (Trang 54)