Phát triển hệ thống truyền thông môi trường

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác truyền thông môi trường của trung tâm hỗ trợ phát triển xanh greenhub (Trang 55 - 57)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG

3.2.2.Phát triển hệ thống truyền thông môi trường

3.2. Đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác truyền thông môi trường tạ

3.2.2.Phát triển hệ thống truyền thông môi trường

Truyền thông môi trường không chỉ đơn thuần là các hoạt động sản xuất tờ rơi, áp phích, video, khẩu hiệu… mà mục đích cuối cùng của truyền thông môi trường là tạo ra nhận thức đúng đắn về bảo vệ môi trường, lôi cuốn người thụ

hưởng thông tin truyền thông cam kết thay đổi hành vi và tham gia trực tiếp vào các hoạt động bảo vệ môi trường.

Thiết kế các chương trình truyền thơng mơi trường hợp lý, phù hợp với mọi đối tượng tham gia. Lồng ghép các kiến thức bổ ích tuỳ vào từng chương trình, hoạt động khác nhau mà lựa chọn mức độ khó dễ của thơng tin kiến thức và nội dung của kiến thức.

Phát triển thêm các chủ đề, các chiến dịch truyền thông hàng tuần, hàng tháng trên các kênh truyền thông như MXH Facebook. Cải thiện nội dung lồng ghép khéo léo vào các chiến dịch giúp tiếp cận được nhiều người đọc hơn.

Đổi mới phương thức tuyên truyền về BVMT trên kênh truyền thơng bao hàm đổi mới cả hình thức và cách thức đưa thơng điệp. Theo đó, đổi mới hình thức truyền tải thơng điệp đến đối tượng trên các phương tiện thông tin đại chúng cần theo hướng hấp dẫn (đa dạng các loại hình, có minh họa trực quan sinh động) và phù hợp với năng lực tiếp nhận thơng tin của từng nhóm đối tượng mà TTMT hướng đến; tăng cường tính chun biệt, chun sâu và dung lượng các hình thức, thể loại tác phẩm báo chí mới, có tính hấp dẫn cao hơn như đồ họa, video, longform… theo định hướng TTMT của từng thời kỳ. Đổi mới cách thức tổ chức TTMT theo hướng chủ động, tích cực ứng dụng cơng nghệ thông tin vào hoạt động tuyên truyền BVMT; tranh thủ truyền thông xã hội để nhân rộng đối tượng tiếp nhận thông điệp TTMT; đẩy mạnh sử dụng công nghệ, truyền thông xã hội và tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các sự kiện/chiến dịch truyền thông về BVMT để nâng cao hiệu quả TTMT.

Xây dựng các kế hoạch truyền thông chi tiết trong đó chỉ ra được 5 yếu tố quan trọng bao gồm: Đầu vào, Cái gì, Để làm gì, Như thế nào, Đầu ra. Đầu vào ám chỉ những người chưa được tiếp nhận thơng tin hay có được tiếp nhận nhưng chưa hiệu quả, chưa tạo ra thay đổi trong hành vi. Cái gì để chỉ thơng điệp mà chiến dịch hay dự án đó muốn truyền tải. Để làm gì? Để làm gì để chỉ mục tiêu của chiến dịch

có nguồn lực như thế nào? Con người, phương tiện truyền thông,… là những viên gạch để xây lên một chiến dịch, mỗi một chiến dịch lại có một đặc tính, đặc điểm khác nhau vì vậy lại cần những nguồn lực khác nhau tuỳ vào đặc điểm của mỗi chiến dịch. Và cuối cùng là Đầu ra, để chỉ kết quả đạt được của cả một chiến dịch từ khi mới trong kế hoạch đến khi chạy và kết thúc ln có một đầu ra nhất định để giúp cán bộ quản lí được tiến độ của chiến dịch và mức độ ảnh hưởng của nó đến cộng đồng.

Nên có các buổi họp hàng tháng, hàng quý hay theo các giai đoạn của dự án để đánh giá lại hiệu quả truyền thông. Vừa là để xem lại chi phí vừa là để đánh giá hiệu quả của chiến dịch hay kế hoạch truyền thông của dự án đó, từ đó đưa ra những giải pháp để khắc phục hay phát huy những ưu điểm đã và đang làm được từ đó giúp các hoạt động truyền thông luôn được theo dõi sát sao, kịp thời thay đổi để bắt kịp với hành vi của người tiếp nhận.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác truyền thông môi trường của trung tâm hỗ trợ phát triển xanh greenhub (Trang 55 - 57)