Khả năng sinh lợi của hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại HDB Hoàn Kiếm (Trang 56)

Chương I : TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

2.2 – Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng tại HDB Hồn Kiếm

2.2.2.1 Khả năng sinh lợi của hoạt động cho vay

Thu nhập hoạt động cho vay bao gồm các khoản thu lãi và thu phí từ các loại hình tín dụng: cho vay, cho vay chiết khấu thương phiếu và GTCG.

Khả năng sinh lợi của một khoản cho vay được biểu hiện bằng thu nhập (tiền lãi) và tốc độ tăng trưởng thu nhập đó theo thời gian.

Trong hoạt động cho vay của ngân hàng, con số thu nhập hoạt động cho vay ghi nhận trên các báo cáo tài chính là doanh thu của ngân hàng, tức là tiền ghi sổ chứ chưa phải số tiền thu thực tế từ cho vay. Nếu một món cho vay có chất lượng thấp khơng hồn trả các khoản nợ cho ngân hàng theo kỳ hạn cam kết trong hợp đồng tín dụng thì con số thu lãi thực tế có thể thấp hơn nhiều so với con số thu lãi danh nghĩa.

So sánh thu lãi thực tế và số thu lãi (dự thu) của ngân hàng không chỉ cho thấy khả năng sinh lời của khoản mục cho vay mà còn cho thấy hiệu quả hoạt động thu nợ và quản trị rủi ro của ngân hàng.

 Thu lãi hoạt động cho vay (lãi dự thu)

Bảng 2.8: Cơ cấu thu nhập hoạt động tín dụng qua các thời kỳ

(đv: triệu đồng) CHỈ TIÊU Kỳ I Tỷ trọng Kỳ II Tỷ trọng II/I Kỳ III Tỷ trọng III/II Thu nhập hoạt động cho vay 13,355 100% 31,293 100% 2.34 22,746 100% 0.73

Lãi cho vay khách hàng 3,685 28% 19,939 64% 5.41 17,415 77% 0.87

Lãi điều chuyển

vốn nội bộ 7,274 54% 5,886 19% 0.81 3,331 15% 0.57 Thu phí nghiệp

vụ chiết khấu 2,395 18% 5,468 17% 2.28 2,010 9% 0.37

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh giữa niên độ)

- 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 triệu đồng Kỳ I Kỳ II Kỳ III T hu phí nghiệp vụ chiết khấu Lãi điều chuyển vốn nội bộ

Lãi cho vay

Từ giữa năm 2007 đến hết năm 2008, cơ cấu thu nhập hoạt động cho vay có nhiều biến động cả về quy mơ và tỷ trọng các khoản mục cấu thành. Nhìn chung, thu nhập từ cho vay khách hàng tăng trưởng mạnh trong năm 2008 và trở thành khoản thu nhập chủ yếu nhất.

Giai đoạn cuối năm 2007 (kỳ I), HDB Hoàn Kiếm mới bắt đầu đi vào hoạt động, phạm vi hoạt động và các nghiệp vụ mới phát sinh nên cịn hạn chế về quy mơ (tính đến thời điểm cuối năm, dư nợ cho vay đạt 67258 triệu đồng). Vì vậy, quy mơ thu nhập từ cho vay khách hàng còn nhỏ bé (đạt 3685 triệu đồng) và số thu lớn nhất là từ hoạt động điều chuyển vốn nội bộ trong hệ thống HDB (7274 triệu đồng, chiếm 54% tổng thu nhập từ hoạt động cho vay).

Đầu năm 2008 (kỳ II), thu nhập lãi cho vay tăng vọt (gấp 5,14 lần kỳ I), và sự tăng trưởng của khoản thu từ nghiệp vụ chiết khấu (gấp 2,28 lần kỳ I), đẩy tổng thu nhập lên cao (đạt 31293 trđ). Sự tăng trưởng mạnh của thu nhập lãi cho vay là do:

Thứ nhất: Do những biến động kinh tế vĩ mô đẩy lãi suất thị trường tăng vọt, kéo theo đó lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng tăng cao.

Thứ hai: Hoạt động cho vay (cả ngắn hạn, trung và dài hạn) tăng mạnh về quy mô (dư nợ cuối kỳ đạt 169061 trđ, gấp 2,5 lần so với cuối 2007).

Thứ ba: Khoản thu nhập từ nghiệp vụ chiết khấu chủ yếu là do các khoản chiết khấu phát sinh từ kỳ trước và đến hạn thanh tốn trong kỳ này. Chính vì vậy mà đến thời điêm 30/06/2008, dư nợ cho vay chiết khấu giảm mạnh (đạt khoảng 60 tỷ đồng, bằng 39% so cuối 2007).

Nửa cuối 2008 (kỳ III), quy mô hoạt động cho vay khách hàng vẫn tăng mạnh (đạt 276063 trđ, chiếm khoảng 90% dư nợ tín dụng cuối kỳ). Song quy mô thu lãi cho vay lại giảm sút so với giai đoạn đầu năm, chủ yếu do lãi suất giảm và ổn định hơn.

 Lãi suất cho vay bình quân và thu nhập lãi suất cho vay rịng bình qn

- Lãi suất cho vay bình quân trong kỳ: Là tỷ lệ sinh lời của số tiền cho vay bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu này cho biết với 100 đồng cho vay bình qn trong kỳ thì ngân hàng có thể thu được bao nhiêu đồng tiền lãi.

Bảng 2.9: Lãi suất cho vay và thu nhập lãi suất cho vay rịng bình qn

(đv: triệu đồng)

CHỈ TIÊU Kỳ I Kỳ II Kỳ III

Thu lãi cho vay 13,355 31,293 22,746

Chi phí huy động vốn 11,256 32,491 18,376

Vốn huy động bq 150,270 242,491 251,218

Lãi suất cho vay bq 12.01% 13.81% 8.49%

Lãi suất vốn huy động bq 7.49% 13.40% 7.31%

Thu nhập lãi suất cho vay ròng bq 4.52% 0.41% 1.18%

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp)

Giai đoạn cuối năm 2007, mặc dù số tiền thu lãi trong kỳ thấp (13355 trđ), nhưng với quy mơ hoạt động cho vay trong kỳ cịn nhỏ bé (dư nợ bình quân là 111159 trđ), lãi suất cho vay bq trong kỳ khá cao, đạt 12.01%. Trong những tháng đầu năm 2008, lãi suất cho vay bình quân tăng lên mức 13.81%, nhưng lại có sự suy giảm khá nhanh (đạt 8.49%, giảm 5.32%).

Sự biến động của lãi suất cho vay bình quân kỳ chủ yếu là do chịu tác động từ sự biến động của lãi suất thị trường Việt Nam trong thời gian đó. Chính vì vậy, nếu chỉ căn cứ vào lãi suất cho vay bình qn cũng chưa đủ để nói lên hiệu quả và khả năng sinh lời của khoản cho vay, mà phải đặt nó trrong mối liên hệ với nguồn vốn huy động để tài trợ hoạt động cho vay của ngân hàng. Hoạt động cho vay của ngân hàng chỉ có hiệu quả khi thu nhập từ cho vay bù đắp được chi phí phải trả cho nguồn huy động và tạo thu nhập ròng cho ngân hàng.

0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% Kỳ I Kỳ II Kỳ III Lãi suất bq vốn huy động Lãi suất cho vay bq Thu nhập lãi suất cv rịng

Nhìn chung, lãi suất cho vay bình qn ln lớn hơn lãi suất bình quân của nguồn huy động nên tạo thu nhập lãi ròng từ hoạt động cho vay.

Qua biểu đồ cho thấy trong khoảng thời gian đầu 2008, mặc dù thu nhập lãi suất bình quân tăng rất cao nhưng cùng với nó thì ngân hàng cũng phải trả chi phí lãi huy động vốn cao (13.4%, gần bằng lãi suất cho vay bình qn). Do đó, thu nhập lãi suất ròng từ hoạt động cho vay ở mức thấp nhất (đạt 0.41%), trong khi con số này ở kỳ I và kỳ III lần lượt là 4.52% và 1.18%.

 Thu lãi thực từ hoạt động cho vay

Bảng 2.10: Tiền lãi thực thu từ hoạt động cho vay trong kỳ.

(đv: triệu đồng)

CHỈ TIÊU Lãi dự thu Lãi phải

chuyển ngoại bảng

(%) thu hồi được cuối kỳ (%)

A B C D = B-C

Kỳ I 13,355 - 0.00 - - 0.00

Kỳ II 31,293 5,246 16.76 5,235 11 0.04

Kỳ III 22,746 1,117 4.91 986 131 0.58

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản nội và ngoại bảng)

Các món cho vay của ngân hàng đều được tính lãi dự thu hàng tháng và kết chuyển vào thu nhập lãi. Tuy nhiên, có những món cho vay đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng không trả hoặc trả khơng đủ thì số lãi đã dự thu sẽ phải chuyển ra theo dõi ngoại bảng và làm tăng chi phí khác của ngân hàng. Nếu ngân hàng có thể thu nợ lãi q hạn đó thì khoản thu về được ghi nhận là chi phí khác.

Trong kỳ I (nửa cuối 2007), các khoản tiền lãi được khách hàng hoàn trả theo đúng kỳ hạn cam kết với ngân hàng nên không phát sinh khoản mục lãi dự thu nhưng không thu được và cũng không phát sinh khoản nợ quá hạn nào.

Trong những tháng đầu 2008, số lãi dự thu không thu được đúng kỳ hạn nợ khá lớn (đạt 5246 trđ, chiếm khoảng 17% thu nhập lãi), nhưng đến cuối kỳ, số dư khoản mục này chỉ còn 11 trđ là do ngân hàng đã thu hồi được phần lớn nợ lãi quá hạn đó và ghi nhận vào thu nhập khác từ HĐTD.

Trong kỳ III, quy mô lãi dự thu không thu được là 1117 trđ (chiếm gần 5% thu nhập lãi cho vay trong kỳ), giảm 4219 trđ so với kỳ II. Tuy nhiên, số tiền lãi quá hạn thu hồi về chỉ được 986 trđ (bằng 88% lãi dự thu chưa thu được), còn 131 trđ tiền lãi chưa thu được tính đến cuối năm 2008. Điều này cho thấy tỷ lệ sinh lời thực tế của hoạt động cho vay đã giảm sút so với dự tính và cũng là dấu hiệu gia tăng mức độ rủi ro tín dụng của các khoản cho vay.

Nhận xét chung:

Thu nhập hoạt động cho vay của chi nhánh trong thời gian từ giữa năm 2007 đến cuối 2008 có nhiều biến động to lớn mà những biến động này chủ yếu là do những tác động của tình hình thị trường tài chính nước ta và thế giới. Mặc dù quy mô số thu lãi của chi nhánh tăng nhanh và mạnh trong năm 2008, đặc biệt là trong những tháng đầu năm nhưng qua phân tích thu nhập lãi cho vay ròng và số lãi thu thực tế từ cho vay, có thể thấy giai đoạn cuối 2007, hoạt động cho vay của chi nhánh có khả năng sinh lời cao nhất, mức rủi ro thấp nhất. Giai đoạn nửa đầu 2008, hoạt động cho vay của chi nhánh tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn với sự phát sinh nhiều hơn các khoản tiền lãi đã dự thu nhưng chưa thu được trong kỳ, đồng thời thu nhập lãi cho vay bình qn dường như chỉ đủ bù đắp chi phí huy động bình qn để tài trợ cho nó. Đây cũng là lý do chính dẫn đến sự thua lỗ của chi nhánh trong giai đoạn này.

2.2.2.2 – Rủi ro tín dụng và cơng tác quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng

Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng được cụ thể hóa thành một số chỉ tiêu sau:

a. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đến hạn thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Khi một món nợ khơng trả được vào kỳ hạn nợ thì tồn bộ nợ gốc của nó bị chuyển thành nợ quá hạn.

Bảng 2.11: Dư nợ trong hạn và dư nợ quá hạn cuối kỳ

(đv: triệu đồng)

CHỈ TIÊU Cho vay ngắn hạn

Cho vay trung hạn

Cho vay dài hạn Tổng cộng Tỷ trọng 31/1 2 200 7 Nợ trong hạn 187,348 24,134 10,844 222,326 100% Nhóm 1 187,348 24,134 10,844 222,326 Nhóm 2 0 Nợ quá hạn 0 0 0 0 Nhóm 1 0 Nhóm 2 0 Tổng cộng 187,348 24,134 10,844 222,326 100% 30/0 6 200 8 Nợ trong hạn 165,042 46,473 17,573 229,088 99.25 % Nhóm 1 165,042 46,473 17,573 229,088 Nhóm 2 0 Nợ quá hạn 103 1,579 42 1,724 0.75% Nhóm 1 103 1,579 42 1,724 Nhóm 2 0 Tổng cộng 165,145 48,052 17,615 230,812 100%

31/1 2 200 8 Nợ trong hạn 210,192 48,417 17,499 276,108 90.58 % Nhóm 1 210,192 48,074 17,499 275,765 Nhóm 2 343 343 Nợ quá hạn 14,835 10,824 3,045 28,704 9.42% Nhóm 1 14,385 10,824 3,045 28,254 Nhóm 2 450 450 Tổng cộng 225,027 59,241 20,544 304,812 100%

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp)

Năm 2007, các khoản cho vay của ngân hàng được đánh giá tốt và khơng có khoản nợ nào quá hạn.

Trong năm 2008, các khoản nợ quá hạn phát sinh và có xu hướng tăng mạnh vào thời điểm cuối năm. Trong đó, một bộ phận lớn nợ quá hạn phát sinh từ cho vay trung hạn tài trợ cho mục đích đầu tư bất động sản và tài trợ xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế.

Vào thời điểm giữa năm 2008, nợ quá hạn là 1724 trđ (chiếm 0.75% dư nợ) mà bộ phận cấu thành chủ yếu là từ cho vay trung hạn (số nợ quá hạn là 1579, bằng 92% nợ quá hạn).

103

1,579 42

Nợ ngắn hạn Nợ trung hạn Nợ dài hạn

Vào thời điểm cuối 2008, quy mô và tỷ trọng nợ quá hạn đều tăng mạnh, chiếm tới 9.42% tổng dư nợ cuối kỳ. Nợ quá hạn phát sinh chủ yếu từ các khoản cho vay ngắn hạn (đạt 14835 trđ, chiếm 51.68% nợ quá hạn) và cho vay trung hạn (chiếm 10824 trđ, chiếm 38% nợ quá hạn). Nợ quá hạn từ nguồn ngắn hạn chủ yếu là do các khoản nợ đến hạn tài trợ cho mục đích đầu tư bất động sản và các khoản tài trợ xuất nhập khẩu.

Biểu đồ 2.13: Cơ cấu nợ quá hạn cuối 2008

14,835 10,824

3,045

Phần lớn các khoản nợ quá hạn là do các biến động bất lợi từ phía nền kinh tế vĩ mơ làm suy giảm tạm thời khả năng trả nợ của khách hàng nhưng các khoản tài trợ đó vẫn được ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi tốt. Mặt khác, các khoản tài trợ này thường có giá trị tài sản đảm bảo cao. Vì vậy, chủ yếu các khoản nợ quá hạn được ngân hàng cơ cấu lại kỳ hạn nợ, tạo điều kiện hỗ trợ cho khách hàng. Phân loại nợ theo quyết định 493/2005/QĐ- NHNN và 18/2005/QĐ-NHNN, các nhóm nợ của HDB Hồn Kiếm gồm:

Bảng 2.12: Phân loại nợ cuối kỳ theo mức độ rủi ro

(đv: triệu đồng) .

CHỈ TIÊU 31/12/07 30/06/08 31/12/08

Nợ đủ tiêu chuẩn 222,326 230,812 304,019

Nợ cần chú ý 0 0 793

Dư nợ 222,326 230,812 304,768

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp)

Mặc dù số nợ quá hạn tương đối lớn nhưng chỉ có một bộ phận nhỏ bị chuyển sang nợ cần chú ý vào thời điểm cuối 2008 (đạt 793 triệu đồng, bằng 2.6% tổng dư nợ cuối kỳ).

Theo đánh giá của ngân hàng, không phát sinh các khoản nợ xấu trong các kỳ.

b. Dự phịng rủi ro tín dụng

Số dự phịng được trích lập trong mỗi kỳ phụ thuộc vào đánh giá mức độ rủi ro của các khoản tài trợ của ngân hàng.

Bảng 2.13: Tình hình trích lập dự phịng các kỳ

(đv: triệu đồng) .

Dư nợ tín dụng 222,317 230,812 304,768 Trích lập dự phịng trong kỳ 294 2,145 1,434 Nợ quá hạn/ Dư nợ 0.00% 0.75% 9.42% Nợ cần chú ý/ Dư nợ 0.00% 0.00% 0.23% Dự phòng/ Dư nợ bình quân 0.26% 0.95% 0.54%

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp)

Theo đánh giá của ngân hàng, các khoản cho vay phát sinh trong khoảng đầu năm 2008 có mức rủi ro cao. Tuy tỷ lệ nợ quá hạn và nợ cần chú ý so với tổng dư nợ thấp (0.75%) nhưng chi phí dự phịng trích lập trong kỳ lên tới 2145 trđ, bằng 0.95% dư nợ bình quân trong kỳ.

Vào thời điểm cuối năm 2008, các khoản nợ quá hạn chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng dư nợ cuối kỳ (9.42%). Nhưng phần lớn các khoản nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi cao, chỉ có một bộ phận nhỏ nợ bị chuyển sang nợ cần chú ý

Tóm lại: Các khoản tín dụng của HDB Hồn Kiếm trong thời gian qua được đánh giá

là có mức độ rủi ro thấp. Vì phần lớn các khoản tài trợ này là cho vay ngắn hạn và có giá trị tài sản đảm bảo khá lớn.

c. Tính đa dạng các sản phẩm cho vay

Mỗi nhóm khách hàng, mỗi lĩnh vực ngành nghề trong các khu vực khác nhau có những đặc thù nhất định mà gắn với nó thường tiềm ẩn những rủi ro chủ yếu. Vì vậy sự tập trung tài trợ của ngân hàng cho một nhóm đối tượng khách hàng, một lĩnh vực ngành nghề hay một thị trường đặc thù nào đó thường tiềm ẩn những rủi ro lớn hơn khi điều kiện thị trường thay đổi bất lợi. Đa dạng các sản phẩm cho vay theo đối tượng khách hàng, theo ngành, theo khu vực có thể giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của ngân hàng.

 Các khoản tín dụng tài trợ theo đối tượng khách hàng

Bảng 2.14: Phân loại tín dụng theo đối tượng khách hàng

(đv: triệu đồng) Chỉ tiêu 31/12 2007 (%) 30/06 2008 (%) Tăng trưởng 31/12 2008 (%) Tăng trưởng Dư nợ 222,317 100% 230,812 100% 1.04 304,768 100% 1.32 CV cá nhân 178,916 80% 144,928 63% 0.81 174,051 57% 1.20 CV doanh nghiệp 43,401 20% 85,884 37% 1.98 130,717 43% 1.52

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp)

Cho vay khách hàng cá nhân thường là các khoản cho vay ngắn hạn, phục vụ mục đích tiêu dùng hoặc đầu tư kinh doanh nhỏ,... nên quy mơ và chất lượng khoản tín dụng phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của thị trường hàng hóa và các yếu tố như trình độ đơ thị hóa, nhu cầu tiêu dùng của dân cư trên khu vực địa bàn mà ngân hàng cấp tín dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại HDB Hoàn Kiếm (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)