Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại HDB Hoàn Kiếm (Trang 78)

Chương I : TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

2.3 – Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại HDB Hồn Kiếm

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 – Hạn chế trong hoạt động tín dụng tại HDB Hồn Kiếm

- Mặc dù thời gian qua quy mô HĐTD tại chi nhánh tăng trưởng khá nhanh nhưng còn rất nhỏ bé, dư nợ cuối kỳ năm 2008 mới đạt 304 tỷ đồng. Trong đó, bộ phận tín dụng điều chuyển trong nội bộ hệ thống HDB khá lớn cho thấy hoạt động của chi nhánh còn phụ thuộc khá nhiều vào hội sở chính, tính độc lập chưa cao.

- Hoạt động tín dụng mới chỉ tập trung vào cho vay khách hàng và chiết khấu thương phiếu, GTCG. Các loại hình tín dụng chưa phát triển đồng bộ, đáng lưu ý là hoạt động bảo lãnh hết sức nhỏ bé còn hoạt động cho thuê tài chính thì chưa được triển khai.

- Các khoản tín dụng cịn tập trung vào các khoản cho vay ngắn hạn với mục đích hỗ trợ tiêu dùng, kinh doanh nhỏ. Đối tượng nhận tín dụng chủ yếu là cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, các khoản cho vay thường có quy mơ nhỏ và thường là cho vay theo món.

- Tỷ lệ nợ quá hạn tuy cịn thấp nhưng có xu hướng gia tăng là dấu hiệu rủi ro trong HĐTD dang gia tăng.

- Khả năng dự báo các biến động thị trường còn hạn chế, HĐTD còn chịu ảnh hưởng lớn từ các yếu tố thị trường bên ngồi nên cịn mang tính bị động.

- Các biện pháp quản trị rủi ro trong HĐTD cịn mang tính khái qt chung mà chưa được triển khai thành những quy định cụ thể. Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng chủ yếu là yêu cầu TSĐB đối với khoản tiền vay, mà TSĐB ở chi nhánh thường là BĐS và các tài sản liên quan đến BĐS. Trong điều kiện thị trường bất ổn, thị trường BĐS đóng băng, làm giảm khả năng thu hồi nợ thông qua nguồn thu nợ thứ hai này tiềm ẩn nguy cơ rủi ro tín dụng.

2.3.2.2 – Nguyên nhân của những hạn chế

 Nguyên nhân từ phía bản thân ngân hàng

- Chi nhánh ngân hàng mới được thành lập và hoạt động trong một thời gian ngắn, vẫn đang trong giai đoạn thâm nhập thị trường nên quy mô hoạt động còn nhỏ bé và còn cần sự hỗ trợ từ hội sở chính, tính độc lập cịn hạn chế.

- Quy mô nguồn huy động nhỏ bé và kinh nghiêm hoạt động cũng như số lượng và trình độ của cán bộ nhân viên cịn hạn chế gây khó khăn trong việc triển khai những hoạt động địi hỏi quy mơ tín dụng lớn hay các cam kết bảo lãnh có mức rủi ro cao.

- Do nguồn vốn huy động chủ yếu là nguồn ngắn hạn từ dân cư nên có tính nhạy cảm cao một mặt có tác động lớn tới việc phải duy trì một cơ cấu tài sản với bộ phận tài sản ngắn hạn lớn hơn để tạo tính linh hoạt trong điều kiện thị trường đầy biến động như thời gian vừa qua, mặt khác nó cũng khiến hoạt động của ngân hàng bị lệ thuộc nhiều hơn vào các biến động thị trường, giảm tính tự trong hoạt động.

- Trình độ cơng nghệ ngân hàng chưa đáp ứng được những yêu cầu của quản trị ngân hàng theo mơ hình ngân hàng hiện đại, chưa thực sự hỗ trợ hoạt động quản trị và tác nghiệp

của cán bộ nhân viên trong hệ thống, nhất là trong cơng tác đánh giá rủi ro của các khoản tín dụng mà việc đánh giá này phần lớn dựa trên nhận định chủ qua của cán bộ tín dụng.

 Nguyên nhân từ phía khách hàng

- Đối tượng khách hàng nhận tín dụng chủ yếu của chi nhánh là khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực tài chính cịn yếu kém nên ln tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với những khoản tín dụng ngân hàng.

- Việc thu thập và hệ thống thơng tin về tình hình tài chính của khách hàng rất khó khăn, gây khơng ít trở ngại cho công tác thẩm định tín dụng cũng như giám sát tín dụng trong quá trình tài trợ cho khách hàng.

- Tài sản đảm bảo chính của các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vẫn là BĐS và các tài sản liên quan đến BĐS.

- Hiệu quả hoạt động của nhóm khách hàng doanh nghiệp và nhu cầu tiêu dùng cũng như thu nhập của dân cư phụ thuộc nhiều vào sự phát triển kinh tế trong từng giai đoạn nên kéo theo đó khả năng mở rộng tín dụng và hiệu quả thu nợ của chi nhánh khi phục vụ đối tượng khách hàng này lại càng phụ thuộc nhiều hơn với những thay đồi của thị trường.

 Những nguyên nhân từ môi trường hoạt động của chi nhánh

Trong thời gian vừa qua, nền kinh tế Việt Nam và thế giới có nhiều biến động, sự suy thối của hệ thống thị trường tài chính thế giới đã tác động lớn tới hoạt động của các NHTM Việt Nam nói chung và HDB Hồn Kiếm nói riêng

- Tính hiệu quả của thị trường cịn chưa cao. Thị trường phân mảng và chưa đồng bộ khơng những gây khó khăn trong việc thu thập và thẩm định thơng tin mà cịn hạn chế khả năng mở rộng thị trường phục vụ của ngân hàng.

- Sự ra đời của hàng loạt các NHTM mới và sự mở rộng hoạt động của các hệ thống ngân hàng, các định chế tài chính đã tạo nên mơi trường cạnh tranh gay gắt trong hoạt động ngân hàng. Trong mơi trường đó, các NHTM cổ phần với quy mô vốn nhỏ bé và chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động là những người phải chấp nhận giá và chịu sự tác động lớn từ biến động thị trường.

- Hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ, chưa tọ hành lang vững chắc cho hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế. Đặc biệt đối với hoạt động của ngành ngân hàng còn thiếu những quy định, những hướng dẫn cụ thể, rõ ràng cho công tác quản trị rủi ro ngân hàng.

- Cuộc khủng hoảng kinh tế và sự suy thối của thị trường tài chính đã và đang gây ra khơng ít khó khăn, thách thức cho hoạt động của các ngân hàng.

Chương III:

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HĐTD

TẠI HDB HOÀN KIẾM

3.1 – Định hướng phát triển HĐTD của chi nhánh trong thời gian tới

- Phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch là một trong những tiêu chí phát

triển quan trọng của HDBank. Hiện nay, HDBank đã xây dựng và thực hiện được một phần kế hoạch phát triển mạng lưới chi nhánh trên toàn quốc. Cùng với chiến lược chung của cả hệ thống HDB, trong năm 2009 chi nhánh Hoàn Kiếm đã trực tiếp quản lý hai phòng giao dịch là PGD. Thái Hà và PGD. Đống Đa. Theo dự kiến, trong thời gian tới chi nhánh sẽ trực tiếp quản lý thêm một chi nhánh cấp 2 và một số phòng giao dịch trên địa bàn thủ đô Hà Nội.

- Phát triển nguồn nhân lực để tăng yếu tố cạnh tranh, thực hiện chiến lược phát triển

nguồn nhân lực chính là sự chuẩn bị cho bước phát triển trong tương lai của HDBank, giữ vững và phát huy những thành tựu mà HDBank đã đạt được một cách bền vững nhất. Trong đó, số CB-NV có trình độ đại học và trên đại học đạt 60%.

- Thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro, giới hạn tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2009 không vượt quá 0.6% dư nợ cuối năm.

- Đẩy mạnh hiệu quả hoạt động thu nợ và tăng cường luân chuyển vốn trong năm, mục tiêu đạt tỷ lệ thực thu lãi lên 99% trong năm 2009.

- Phát triển cơ sở vật chất công nghệ hiện đại, tăng cường đào tạo và tuyển dụng cán bộ, nhân viên tạo lực lượng và động lực cho sự phát triển của chi nhánh.

- Phát triển các dịch vụ ngân hàng mới, dựa trên nền tảng công nghệ CORE

BANKING, mở các dịch vụ công nghệ cao như Internet Banking, Home–Banking… góp vốn thành lập cơng ty cổ phần Thẻ, phát hành thẻ thanh toán nội địa và quốc tế.

- Phát triển HĐTD đối với khách hàng doanh nghiệp và cá nhân trên phạm vi cả nước. Kế hoạch năm 2009 của chi nhánh là mở rộng quy mô hoạt động cho vay với doanh số cho vay năm khoảng 2783 tỷ đồng, dư nợ cho vay cuối năm đạt khoảng 380 tỷ đồng. Đồng thời nâng doanh số huy động vốn từ dân cư lên khoảng 3208 tỷ đồng, dư nợ vốn huy động cuối năm đạt 515 tỷ đồng.

- Cùng với chiến lược mở rộng quy mô chi nhánh chú trọng nâng cao hiệu quả HĐTD, hướng tới một cơ cấu tài trợ an toàn, ổn định hơn, bằng cách giữ vững khách hàng và thị phần đồng thời đẩy mạnh triển khai các loại hình cấp tín dụng và đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng. Chỉ tiêu kế hoạch hoạt động cuối năm đạt tơi 6749 triệu đồng lợi nhuận trước dự phòng và lợi nhuận sau dự phòng vào khoảng 4845 triệu đồng.

- Chú trọng công tác kiểm tra, kiểm sốt trong tồn hệ thống, quản lý chặt chẽ các khoản tín dụng đảm bảo tính an toàn cho hoạt động ngân hàng.

3.2 – Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tại chi nhánh 3.2.1 – Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng 3.2.1 – Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng

Cán bộ tín dụng là những người trực tiếp giao dịch với khách hàng, đánh giá chất lượng tín dụng và triển khai hoạt động tác nghiệp của ngân hàng. Vì thế chất lượng cán bộ tín dụng có tác động trực tiếp nhất và quan trọng nhất đối với hiệu quả HĐTD.

Một trong những yếu kém lớn nhất và cũng là yêu cầu bức thiết nhất đối với hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay là chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngân hàng. Vì thế, nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng về mọi mặt là một trong những mục tiêu chiến lược hàng đầu của HDB nhằm tạo động lực cho sự phát triển của ngân hàng.

 Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng

Hoạt động tín dụng có liên quan đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau mà gắn với nó là những rủi ro tiềm ẩn to lớn, do đó địi hỏi CBTD phải có hiểu biết sâu, rộng trên nhiều lĩnh vực, phải nắm chắc các quy định pháp lý, có khả năng phân tích và tổng hợp cao,... Những yêu cầu khắt khe đó hết sức cần thiết trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng mà mỗi CBTD phải trang bị cho mình. Để nâng cao trình độ nghiệp vụ, ngân hàng có thể thực hiện một số biện pháp như:

- Tăng cường tập huấn đào tạo nghiệp vụ các kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội cho cán bộ tín dụng. Đặc biệt là các kiến thức chun mơn về rủi ro tín dụng và các nghiệp vụ phịng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng. Đây là những kiến thức còn khá mới mẻ đối với Việt Nam nhưng chính sự biến động của nền kinh tế thời gian qua đã khiến các ngân hàng thực

sự phải đối mặt với rủi ro to lớn, đe dọa sự sống cịn của ngân hàng. Vì thế u cầu nâng cao trình độ hiểu biết và khả năng triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong HĐTD cho các cấp quản lý và CBTD là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, các chương trình tập huấn, đào tạo phải bám sát thực tế, tập trung giải quyết các vấn đề yếu kém trong hoạt động của ngân hàng.

- Tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên có triển vọng học tập, nâng cao trình độ thơng qua các hình thức tài trợ chi phí cho họ tham gia các chương trình đào tạo chuyên sâu như học cao học hay du học,... nhằm gây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên thực sự có năng lực.

- Bên cạnh đó, cần khuyến khích tinh thần tự học và học hỏi kỹ năng chuyên môn cũng như kinh nghiệm làm việc giữa các CBTD lâu năm và đội ngũ nhân viên mới, nâng cao tinh thần đồn kết, làm việc tập thể và có tổ chức cao.

- Chú trọng công tác tuyển dụng và có chính sách đãi ngộ cao để thu hút được những cán bộ, nhân viên trẻ, có trình độ và năng lực hoạt động, đào tạo để họ trở thành lực lượng nòng cốt cho sự phát triển của ngân hàng.

 Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ công

nhân viên

- Cán bộ nhân viên ngân hàng phải luôn đề cao đạo đức nghề nghiệp của mình, lấy đó làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Bởi lẽ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, các CBTD khó tránh khỏi những cám dỗ vật chất mà không giữ vững đạo đức nghề nghiệp sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Sự kém phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của CBTD trước hết tiềm ẩn rủi ro tín dụng to lớn, làm giảm sút uy tín của ngân hàng trong lịng cơng chúng; sau đó là những hậu quả mang tính kỷ luật và pháp lý mà chính CBTD phải gánh chịu.

- Để nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng cần phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động của họ, có những quan tâm thích đáng đến đời sống cán bộ nhân viên.

- Tạo môi trường làm việc bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh trong hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện làm việc và cơ hội thăng tiến, khuyến khích tinh thần làm việc nhiệt tình với tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, phát huy tốt năng lực vì sự phát triển của ngân hàng.

- Có chính sách khen thưởng và kỷ luật rõ ràng, cụ thể đối với kết quả hoạt động của cán bộ nhân viên.

 Thực hiện tốt công tác bố trí cán bộ nhân viên ngân hàng nhằm phát huy tối đa

năng lực hoạt động

- Cần có sự quan tâm, đánh giá trình độ khả năng của từng cán bộ nhân viên từ đó có sự sắp xếp, bố trí nhân viên hoạt động trong những lĩnh vực và địa bàn , những vị trí cơng tác phù hợp với năng lực, trình độ của từng cán bộ nhân viên. Điều này một mặt nâng cao trình độ chun mơn hóa trong hoạt động mà cịn tạo điều kiện để từng nhân viên phát huy tối đa năng lực của mình, nâng cao tinh thần trách nhiệm và gắn bó hơn với công việc.

- Đẩy mạnh các biện pháp khen thưởng đối với cán bộ nhân viên có thành tích tốt, tạo phong trào thi đua trong toàn hệ thống

- Khích lệ tinh thần làm việc hăng say, nhiệt tình của từng cán bộ nhân viên là điều hết sức quan trọng trong hoạt động ngân hàng, bởi tính hiệu quả HĐTD phụ thuộc trước hết và chủ yếu nhất vào năng lực và ý thức làm việc của từng cán bộ nhân viên.

3.2.2 – Hồn thiện chính sách tín dụng và triển khai thực hiện trong tồn hệ thống

Chính sách tín dụng của ngân hàng cần phải được cụ thể hóa thành những quy định với các quy trình và nội dung cụ thể để có thể triển khai đồng bộ trong toàn hệ thống, là

hướng dẫn đối với cán bộ nhân viên ngân hàng để thực hiện mục tiêu phát triển của ngân hàng.

Chính sách tín dụng phải được đánh giá và thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Muốn vậy, cần phổ biến rộng rãi chính sách tín dụng tới từng cán bộ nhân viên, những người trực tiếp triển khai chính sách ấy và lắng nghe ý kiến phản hồi về việc áp dụng những quy định, quy trình ấy vào thực tế. Từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp hơn.

Hồn thiện chính sách tín dụng ngân hàng khơng những dựa trên mục tiêu hoạt động và phát triển của mình mà phải xuất phát từ những yêu cầu và nhu cầu của khách hàng. Từ đó mới có thể đưa ra những sản phẩm và dịch vụ ngân hàng phù hợp, tạo thị trường và phát

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại HDB Hoàn Kiếm (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)