Phân loại tín dụng theo đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại HDB Hoàn Kiếm (Trang 69)

(đv: triệu đồng) Chỉ tiêu 31/12 2007 (%) 30/06 2008 (%) Tăng trưởng 31/12 2008 (%) Tăng trưởng Dư nợ 222,317 100% 230,812 100% 1.04 304,768 100% 1.32 CV cá nhân 178,916 80% 144,928 63% 0.81 174,051 57% 1.20 CV doanh nghiệp 43,401 20% 85,884 37% 1.98 130,717 43% 1.52

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp)

Cho vay khách hàng cá nhân thường là các khoản cho vay ngắn hạn, phục vụ mục đích tiêu dùng hoặc đầu tư kinh doanh nhỏ,... nên quy mô và chất lượng khoản tín dụng phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của thị trường hàng hóa và các yếu tố như trình độ đơ thị hóa, nhu cầu tiêu dùng của dân cư trên khu vực địa bàn mà ngân hàng cấp tín dụng.

Cho vay khách hàng doanh nghiệp thường địi hỏi quy mơ khoản cho vay lớn hơn, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây thường là các khoản cho vay trung và dài hạn, tùy thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng. Tùy theo đặc tính của các nhóm khách hàng doanh nghiệp mà các rủi ro tín dụng sẽ phụ thuộc vào sự biến động của lĩnh vực ngành nghề của nhóm khách hàng đó. Ở HDB Hồn Kiếm, cho vay doanh nghiệp chủ yếu phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư kinh doanh bất động sản. Vì thế, rủi ro tín dụng sẽ liên quan nhiều tới sự biến động của tỷ giá, lạm phát, sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia và các biến động của tình hình kinh tế thế giới.

Đặt trụ sở trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, là một trong những trung tâm kinh tế của cả nước với sự phát triển mạnh của thị trường tiêu dùng cũng như thị trường tài chính,... HDB Hồn Kiếm có điều kiện thu hút khách hàng và đa dạng hóa các sản phẩm cho vay của mình.

Biểu đồ 2.14: Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 (trđ) 31/12/07 30/06/08 31/12/08 CV doanh nghiệp CV cá nhân

Có thể thấy các khoản cho vay tài trợ cho khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tỷ trọng tài trợ cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, cơ cấu cho vay có sự chuyển đổi lớn theo hướng tăng các khoản tài trợ cho doanh nghiệp cả về quy mô và tỷ trọng trong tổng dư nợ. Đến cuối 2008, tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp khá cân đối với tỷ lệ 57% và 43%. Sự chuyển dịch cơ cấu đó có thể giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn trong các khoản tài trợ của ngân hàng.

 Các sản phẩm cho vay tài trợ theo mục đích vay

Sự đa dạng các sản phẩm tín dụng theo mục đích cho vay sẽ liên quan tới sự phát triển của các mảng thị trường khác nhau: thị trường hàng hóa, thị trường bất động sản, thị trường xuất nhập khẩu... Do đó, mức độ rủi ro tín dụng tiềm ẩn và khả năng hạn chế rủi ro tín dụng chịu sự tác động từ sự đa dạng hóa sản phẩm cho vay.

Bảng 2.15: Cơ cấu cho vay phân loại theo mục đích cho vay

(đv: triệu đồng) Chỉ tiêu 31/12 2007 (%) 30/06 2008 (%) Tăng trưởng 31/12 2008 (%) Tăng trưởng CV tiêu dùng 174,246 78.4% 106,577 46.2% 0.61 169,164 55.5% 1.59 - CV BĐS cá nhân 10,401 15,464 1.49 9,993 0.65 - CV mua xe ô tô 8,071 8,420 1.04 8,296 0.99 - Chiết khấu, cầm cố sổ tiết kiệm 155,069 80,728 0.52 150,444 1.86 - CV tiêu dùng khác 705 1,965 2.79 431 0.22 CV xuất nhập khẩu 13,581 6.1% 64,625 28.0% 4.76 67,894 22.3% 1.05 CV đầu tư BĐS đối với TCKT 22,458 10.1% 39,065 16.9% 1.74 43,986 14.4% 1.13 CV khác 12,032 5.4% 20,545 8.9% 1.71 23,724 7.8% 1.15 Tổng dư nợ 222,317 100% 230,812 100% 1.04 304,768 100% 1.32

Biểu đồ 2.15: Cơ cấu cho vay theo mục đích cho vay

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 (trđ) 31/12/07 30/06/08 31/12/08 CV khác CV đầu tư nhà ở đối với TCKT CV xuất nhập khẩu CV tiêu dùng

 Cho vay tiêu dùng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dư nợ tín dụng của ngân

hàng, đặc biệt vào thời điểm cuối năm tăng cao do tính chu kỳ trong nhu cầu tiêu dùng của người dân (tỷ trọng cho vay tiêu dùng cuối 2007 là 78.4%, cuối 2008 là 55.5%).

- Bộ phận cấu thành chủ yếu trong cho vay tiêu dùng là từ nghiệp vụ chiết khấu GTCG do TCKT khác phát hàng và cầm cố sổ tiết kiệm từ khách hàng cá nhân (chiếm từ 75% - 80% cho vay tiêu dùng).

- Tuy nhiên, khoản mục này có xu hướng giảm sút trong dư nợ của HDB Hoàn Kiếm. - So với năm 2007, quy mô và tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong 2008 giảm sút đáng kể. Vào thời điểm giữa 2008, cho vay tiêu dùng đạt 106577 trđ (chỉ bằng 61% , giảm 67669

trđ so với cuối 2007). Ngun nhân chính là do tình hình giá cả và lạm phát tăng cao, nền kinh tế quốc gia và thế giới lâm vào khủng hoảng nên sức cung ứng và tiêu thụ hàng hóa giảm mạnh. Đến cuối 2008, cho vay tiêu dùng tăng mạnh so với thời điểm giữa năm (đạt 169164 trđ, gấp 1.6 lần) và gần bằng thời điểm cuối 2007. Đó là do nền kinh tế vĩ mơ Việt Nam có những phục hồi đáng kể, từng bước ổn định.

 Sau cho vay tiêu dùng là khoản cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và kinh doanh bất

động sản của TCKT. Có thể nhận thấy các khoản tín dụng này tăng khá nhanh và mạnh trong cơ cấu cho vay trong 2008 so với 2007. Dư nợ cho vay xuất nhập khẩu cuối 2007 chỉ đạt gần 14 tỷ đồng (6.1% dư nợ), thì vào thời điểm giữa năm và cuối năm 2008, con số này tăng lên khoảng trên dưới 65 tỷ đồng (chiếm hơn 20% dư nợ).

Quy mô cho vay đầu tư kinh doanh BĐS của TCKT tăng khá nhanh. Cuối 2007, dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh BĐS đạt 22458 trđ, thì giữa 2008 con số này đã tăng thêm 16607 trđ và cuối 2008 đạt 43986 trđ. So với tổng dư nợ cuối kỳ, tỷ trọng khoản tín dụng này khá ổn định (chiếm 10.1%, 16.9%, 14.4% dư nợ).

Tóm lại: các khoản tài trợ tín dụng của HDB Hồn Kiếm có mức độ tập trung khá cao

vào đối tượng khách hàng cá nhân, phục vụ mục đích tiêu dùng và kinh doanh nhỏ. Tuy nhiên, ngân hàng ngày càng có sự đa dạng hóa sản phẩm tín dụng khi tỷ trọng và quy mô cho vay khách hàng doanh nghiệp và TCKT tài trợ xuất nhập khẩu và kinh doanh BĐS tăng khá nhanh và cân đối hơn với tỷ trọng tín dụng phục vụ cá nhân người tiêu dùng. Có thể nhận thấy xu hướng phát triển này góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng tiềm ẩn từ những biến động của thị trường trong nước và tình hình kinh tế thế giới trong hoạt động ngân hàng.

2.3 – Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại HDB Hồn Kiếm

Sự biến động của nền kinh tế thế giới nói riêng và Việt Nam nói chung đặt ra khơng ít khó khăn và thách thức cho hệ thống tài chính quốc gia mà nòng cốt là các NHTM. Là một

thăng trầm, bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục

2.3.1 – Một số thành tựu trong HĐTD

 Về quy mơ hoạt động tín dụng

Quy mơ HĐTD của chi nhánh thời gian qua tăng trưởng khá nhanh và mạnh. Với dư nợ tín dụng cuối 2007 mới chỉ đạt khoảng 222 tỷ đồng thì đến cuối năm 2008, con số này đã tăng lên 304 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng 37% trong năm, một kết quả khá tốt đối với ngân hàng. Vì phần lớn tín dụng tại chi nhánh là các khoản cho vay ngắn hạn nên quá trình ln chuyển và quay vịng vốn khá nhanh, dung lượng hoạt động cho vay lớn. Điều này thể hiện qua doanh số cho vay và doanh số thu nợ trong các kỳ nửa năm cao hơn nhiều so với dư nợ cuối kỳ. Đặc biệt trong nửa đầu 2008, doanh số cho vay lên tới khoảng 700 tỷ, gấp 2.6 lần doanh số cho vay 6 tháng cuối 2007. Trong nửa cuối 2008,con số này có giảm sút so với hồi đầu năm, đạt hơn 591 tỷ đồng, nhưng đây vẫn là một con số khá cao, thể hiện sự tăng trưởng nhanh chóng quy mơ HĐTD của chi nhánh.

 Về cơ cấu hoạt động tín dụng

Thành tựu nổi bật nhất của chi nhánh ngân hàng trong việc cơ cấu tài trợ tín dụng thời gian qua là không ngừng hướng tới một cơ cấu cấp tín dụng đa dạng hơn về loại hình sản phẩm, đối tượng khách hàng mà còn tăng cường cân đối kỳ hạn tài trợ tín dụng ngắn hạn với trung và dài hạn. Từ đó từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo sự an toàn, vững vàng hơn trong hoạt động của chi ngân hàng

- Quy mơ tài trợ tín dụng trung và dài hạn tăng nhanh và khá ổn định qua các kỳ, nâng dần tỷ trọng cho vay trung, dài hạn trong dư nợ tín dụng từ 35 tỷ đồng (bằng 16% dư nợ) cuối 2007 lên đến gần 66 tỷ đồng và 81 tỷ đồng (chiếm khoảng 27%- 28%) vào thời

điểm giữa năm và cuối năm 2008, từ đó tạo sự cân đối hơn với khoản tài trợ tín dụng ngắn hạn.

Sự tăng nhanh quy mơ tài trợ tín dụng trung, dài hạn cịn thể hiện rõ hơn qua chỉ tiêu doanh số cho vay trung và dài hạn các kỳ. Ở kỳ I (thời gian cuối 2007), doanh số cho vay trung, dài hạn mới đạt 35 tỷ đồng, nhưng trong năm 2008, con số này tăng trưởng nhanh chóng đạt tới gần 114 tỷ đồng trong (gấp 3.26 lần kỳ I) nửa đầu năm và đạt gần 256 tỷ đồng ( gấp 2.24 lần kỳ II, và gấp hơn 7 lần kỳ I) trong giai đoạn cuối năm 2008.

- Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng cũng có sự chuyển đổi nhanh chóng theo hướng tăng dần tỷ trọng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp, đa dạng hóa các sản phẩm cho vay theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay tiêu dùng và tăng dần tỷ trọng cho vay các khoản tài trợ khác. Tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp vào thời điểm cuối kỳ lần lượt là 20%, 37%, 43%. Sự tăng nhanh tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp tạo sự cân đối hơn trong cơ cấu tài trợ tín dụng của ngân hàng. Bên cạnh đó, sự đa dạng hóa đối tượng khách hàng một mặt giúp chi nhánh hạn chế rủi ro tiềm ẩn đồng thời là dấu hiệu cho thấy thị trường hoạt động của ngân hàng đang được mở rộng, đa dạng hơn.

 Về khả năng sinh lời của HĐTD

Tuy kết quả hoạt động kinh doanh các kỳ của chi nhánh có nhiều biến động nhưng nhìn chung HĐTD khá hiệu quả với tỷ lệ sinh lời tương đối cao.

- Thu nhập lãi suất cho vay rịng ln dương là một dấu hiệu cho thấy HĐTD tại chi nhánh các kỳ đều mang lại thu nhập ròng so với nguồn huy động vốn. Tuy nhiên, cần phải lưu ý là trong khoảng thời gian từ giữa năm 2008, các NHTM cổ phần chịu sức ép rất lớn bởi rủi ro thanh khoản (do lạm phát quá cao, suy thoái kinh tế, sự tụt dốc của thị trường chứng khoán,... gây hoang mang trong dân cư và giảm sút lòng tin vào thị trường tài chính) và sức ép từ những quy định khắt khe của NHNN khi thực thi chính sách tiền tệ,... Từ đó đẩy

được một tỷ lệ lãi cho vay rịng bình qn trong kỳ II và III cũng là một kết quả đáng khích lệ của chi nhánh.

Thu nhập từ HĐTD tăng nhanh và mạnh trong năm 2008, đặc biệt là những tháng đầu năm lên tới 31 tỷ đồng và đạt gần 23 tỷ đồng trong nửa cuối 2008, tạo nguồn thu bù đắp cho những chi phí phải trả cho huy động vốn trong khoảng thời gian đó.

 Về mức độ an tồn trong HĐTD

- Mặc dù hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và của HDB Hồn Kiếm nói riêng đã phải đối mặt với khơng ít rủi ro, tổn thất trong hoạt động. Nhưng qua phân tích hoạt động có thể thấy HĐTD của chi nhánh khá an toàn.

- Một trong những thành tựu đáng chú ý là cho đến nay chi nhánh chưa phát sinh khoản nợ xấu nào (trong khi tỷ lệ nợ xấu bình quân của khối NHTM cổ phần năm 2008 ở vào mức từ 2% - 3%).

- Các khoản nợ quá hạn có phát sinh và gia tăng vào thời gian cuối 2008 nhưng phần lớn các khoản nợ này vẫn được đánh giá là có khả năng thu hồi vốn nên được ngân hàng cấu lại và xếp vào nợ đủ tiêu chuẩn. Trong kỳ I và kỳ II, khơng có khoản nợ nào bị chuyển sang các nhóm nợ có mức rủi ro cao hơn mà đều được đánh giá là nợ đủ tiêu chuẩn. Cuối kỳ III, nợ cần chú ý có phát sinh nhưng cũng rất nhỏ bé với dư nợ 694 triệu đồng (chiếm 0.23% Dư nợ).

- Trong khi đó, quy mơ trích lập dự phịng trong kỳ khá lớn, nhất là trong năm 2008. Nếu trong kỳ I, số trích dự phịng là 294 trđ thì trong kỳ II và kỳ III, con số này tăng lên 2145 trđ (chiếm 0.95% dư nợ) và 1434 trđ (chiếm 0.54% dư nợ). Quy mơ trích dự phịng lớn trong năm 2008 tạo nguồn tài trợ cho những tổn thất có thể xảy ra trong HĐTD. Tuy nhiên, phần lớn số dự phịng trong kỳ được hồn nhập vào cuối kỳ.

- Mức độ an tồn tín dụng cịn được thể hiện ở hiệu quả hoạt động thu nợ qua chỉ tiêu thu lãi thực từ HĐTD. Con số dư nợ lãi quá hạn cuối kỳ (bị chuyển ngoại bảng) thấp cho thấy khả năng thu hồi vốn của chi nhánh khá tốt. Tính đến thời điểm cuối năm 2007, khơng có khoản nợ lãi quá hạn nào phát sinh, các khoản nợ đều trong hạn và có mức an tồn cao.

- Trong năm 2008, số lãi dự thu nhưng không thu được đúng kỳ hạn nợ ban đầu phát sinh với quy mô khá lớn, nhưng hầu hết các khoản nợ lãi này đã được thu hồi ngay trong kỳ. Tính đến thời điểm cuối kỳ II và kỳ III, dư nợ lãi chưa thu được chỉ bằng 11 trđ và 131 trđ. Điều này cho thấy hoạt động thu hồi vốn của chi nhánh nhanh chóng và khá hiệu quả.

- Phần lớn các khoản tín dụng đều có tài sản đảm bảo với tỷ lệ cho vay trên giá trị TSĐB dao động từ 40 %– 60%, tạo nguồn thu nợ thứ hai cho ngân hàng.

2.3.2 – Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 – Hạn chế trong hoạt động tín dụng tại HDB Hồn Kiếm

- Mặc dù thời gian qua quy mô HĐTD tại chi nhánh tăng trưởng khá nhanh nhưng còn rất nhỏ bé, dư nợ cuối kỳ năm 2008 mới đạt 304 tỷ đồng. Trong đó, bộ phận tín dụng điều chuyển trong nội bộ hệ thống HDB khá lớn cho thấy hoạt động của chi nhánh còn phụ thuộc khá nhiều vào hội sở chính, tính độc lập chưa cao.

- Hoạt động tín dụng mới chỉ tập trung vào cho vay khách hàng và chiết khấu thương phiếu, GTCG. Các loại hình tín dụng chưa phát triển đồng bộ, đáng lưu ý là hoạt động bảo lãnh hết sức nhỏ bé còn hoạt động cho th tài chính thì chưa được triển khai.

- Các khoản tín dụng cịn tập trung vào các khoản cho vay ngắn hạn với mục đích hỗ trợ tiêu dùng, kinh doanh nhỏ. Đối tượng nhận tín dụng chủ yếu là cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, các khoản cho vay thường có quy mơ nhỏ và thường là cho vay theo món.

- Tỷ lệ nợ quá hạn tuy cịn thấp nhưng có xu hướng gia tăng là dấu hiệu rủi ro trong HĐTD dang gia tăng.

- Khả năng dự báo các biến động thị trường còn hạn chế, HĐTD còn chịu ảnh hưởng lớn từ các yếu tố thị trường bên ngoài nên cịn mang tính bị động.

- Các biện pháp quản trị rủi ro trong HĐTD cịn mang tính khái qt chung mà chưa được triển khai thành những quy định cụ thể. Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng chủ yếu là yêu cầu TSĐB đối với khoản tiền vay, mà TSĐB ở chi nhánh thường là BĐS và các tài sản

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại HDB Hoàn Kiếm (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)