CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nhận thức về SKTT học đường
3.2.3. Mối quan hệ giữa nhận thức về lợi ích khi tham gia chương trình
huấn về SKTT học đường với sự hiểu biết đầy đủ về SKTT học đường.
Thông qua kiểm định Independent – Sample T test chúng tơi nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa những nhóm khách thể có nhận thức đầy đủ về khái niệm SKTT học đường trong một số item sau: “Cung cấp các
kiến thức về các vấn đề sức khỏe tâm thần học đường” (p= 0.038 < 0.05), “Giúp giáo viên được biết đến những nguồn lực có thể hỗ trợ học sinh cùng
với giáo viên” (p= 0.013 < 0.05), “Giúp giáo viên giảm sự kì thị đối với những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần học đường” (p = 0.004 < 0.05), “Giúp giáo viên tự tin hơn trong việc tham gia hỗ trợ học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần học đường” (p = 0.021 < 0.05). Như vậy có mối quan hệ
giữa một số lợi ích khi tham gia chương trình tập huấn về SKTT học đường với sự hiểu biết đầy đủ về khái niệm SKTT học đường.
Trong quá trình kiểm định mối quan hệ giữa nhận thức về lợi ích khi tham gia chương trình tập huấn về SKTT học đường với sự hiểu biết đầy đủ về SKTT học đường, chúng tơi nhân thấy có một số mối liên hệ sau:
Bảng 3.11. Mối quan hệ giữa nhận thức về lợi ích khi tham gia chương trình tập huấn về SKTT học đường với sự hiểu biết đấy đủ về SKTT học đường.
p 9a 9b 9c 9e 9f 9g 9h 9l 6a .002 .000 .019 .850 .760 .000 .122 .000 6b .001 .000 .000 .165 .000 .000 .000 .000 6c .001 .002 .000 .684 .051 .000 .001 .000 6d .001 .000 .000 .264 .013 .000 .000 .000 6e .001 .001 .000 .020 .000 .000 .000 .000 6f .000 .000 .000 .130 .006 .000 .000 .000 6g .000 .000 .000 .130 .006 .000 .000 .000 * Chú thích: 9a Sức khỏe tâm thần và vấn đề cảm xúc của học sinh là điều quan trọng đối với tôi
6a
Cung cấp các kiến thức về các vấn đề sức khỏe tâm thần học đường
9b
Tôi tin rằng sức khỏe tâm thần và các vấn đề cảm xúc có tác động trực tiếp tới kết quả học tập của học
6b
Giúp giáo viên có khả năng hỗ trợ ban đầu cho học sinh trong khủng hoảng
sinh
9c
Những người giáo viên có vai trị ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và các vấn đề cảm xúc của học sinh
6c
Giúp giáo viên có khả năng nhận diện và đánh giá vấn đề của học sinh
9e Tôi biết các dịch vụ sức khỏe tâm
thần dành cho học sinh của mình 6d
Giúp giáo viên có thể đưa ra chẩn đoán cho vấn đề của học sinh
9f
Tơi biết mình cần đi đâu, nói chuyện với ai để học hỏi về các vấn đề sức khỏe tâm thần để hỗ trợ cho học sinh của mình
6e
Giúp giáo viên được biết đến những nguồn lực có thể hỗ trợ học sinh cùng với giáo viên
9g
Nâng cao hiểu biết về các vấn đề sức khỏe tâm thần và sự ảnh hưởng như thế nào của sức khỏe tâm thần đến học sinh là một điều quan trọng
6f
Giúp giáo viên giảm sự kì thị đối với những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần học đường
9h
Tơi có thể có lợi từ tập huấn về các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trong sự phát triển nghề nghiệp của mình
6g
Giúp giáo viên tự tin hơn trong việc tham gia hỗ trợ học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần học đường
9l
Có khả năng sẽ có những thay đổi tích cực trong các vấn đề cảm xúc và hành vi của học sinh sau khi họ làm việc với nhân viên trong nhà trường (cố vấn học tập, nhà tâm lý học hoặc nhân viên xã hội)
Từ kết quả bảng 3.11 cho thấy có mối quan hệ khá chặt chẽ giữa việc nhận thức được lợi ích khi tham gia chương trình tập huấn và việc nhận thức
được các vấn đề về SKTT học đường.
Tuy nhiên, có item “Tơi biết các dịch vụ sức khỏe tâm thần dành cho
học sinh của mình” được cho rằng không liên quan đến những nhận thức về
lợi ích khi tham gia chương trình tập huấn nâng cao hiểu biết về SKTT học đường. Item “Tơi có thể có lợi từ tập huấn về các vấn đề sức khỏe tâm thần
của học sinh trong sự phát triển nghề nghiệp của mình” khơng có mối quan
hệ với lợi ích “Cung cấp các kiến thức về các vấn đề sức khỏe tâm thần học
đường” (p = 0.122 > 0.05). Số liệu thống kê cũng cho thấy, ý kiến “Tơi biết mình cần đi đâu, nói chuyện với ai để học hỏi về các vấn đề sức khỏe tâm thần để hỗ trợ cho học sinh của mình” khơng có mối quan hệ với nhận thức
về lợi ích “Cung cấp các kiến thức về các vấn đề sức khỏe tâm thần học
đường” (p = 0.760 > 0.05) và cũng khơng có mối quan hệ với “Giúp giáo viên có khả năng nhận diện và đánh giá vấn đề của học sinh” (p = 0.051 > 005).
3.2.4. Mối quan hệ giữa giới tính, trình độ học vấn và số năm kinh nghiệm, số tuổi của GV THCS với sự nhận thức về SKTT học đường.
Sau khi kiểm định mối quan hệ giữa giới tính của khách thể và sự nhận thức của khách thể về SKTT học đường cho thấy yếu tố giới tính khơng ảnh hưởng đến sự hiểu biết về các vấn đề SKTT học đường. (p >0.05)
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trình độ của GV THCS với ý kiến “Tôi biết các dịch vụ sức khỏe tâm thần dành cho học sinh của mình”
(p=0.000 < 0.05). Cụ thể: Có sự khác biệt giữa nhóm GV ở trình độ Trung
cấp và Cao đẳng (p = 0.01), Đại học (p = 0.01) và Thạc sĩ (p = 0.019). Tuy
nhiên, những GV ở trình độ Trung cấp có mức độ nhận thức cao hơn so với nhóm GV có trình độ Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ về vấn đề này.
nghiên cứu về mức độ nhận thức các vấn đề SKTT học đường. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa số năm kinh nghiệm của GV THCS và ý kiến “Sức khỏe tâm thần và vấn đề cảm xúc của
học sinh là điều quan trọng đối với tơi” (p = 0.045 <0.05) và “Có khả năng sẽ có những thay đổi tích cực trong các vấn đề cảm xúc và hành vi của học sinh sau khi họ làm việc với nhân viên trong nhà trường (cố vấn học tập, nhà tâm lý học hoặc nhân viên xã hội)” ( p = 0.03 < 0.05). Với những GV có thâm niên cơng tác càng cao thì nhận thức về SKTT càng quan trọng.
Chúng tơi khơng tìm thấy mối liên hệ nào giữa tuổi của GV và mức độ nhận thức về các vấn đề SKTT học đường. Chứng tỏ rằng yếu tố tuổi tác không ảnh hưởng đến sự nhận thức của GV THCS với các vấn đề SKTT học đường.
3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến cảm xúc của GV THCS về các vấn đề SKTT học đường.
Trung bình cộng điểm cảm xúc của các GV khi tham gia chương trình huấn luyện là 𝑋 ̅= 9,66 trong khi điểm yếu vị là 8, có nghĩa là nhìn chung cảm xúc đầu tiên của các khách thể thiên về phía cảm xúc tích cực nhiều hơn, đây là một điều kiện thuận lợi để tổ chức chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường trong tương lai.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm khách thể nhận thức về khái niệm SKTT học đường với cảm xúc “chán nản” (p=0.013 < 0.05), theo đó những khách thể khơng nhận diện chính xác được khái niệm SKTT học đường là gì thì sẽ có xu hướng cảm xúc chán nản.
Có sự ảnh hưởng đáng kể của yếu tố nhận thức về SKTT học đường đến cảm xúc của GV THCS. Chúng tơi thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức độ nhận thức về SKTT học đường với các cảm xúc: hứng thú, quan
tâm, tị mị, mong chờ, kì vọng (p<0.05). Những người có mức độ nhận thức càng cao thì có càng nhiều cảm xúc tích cực với chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường.
Tuy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa những người chưa từng tham gia và đã từng tham gia chương trình huấn luyện ảnh hưởng đến cảm xúc, nhưng khi nhìn vào mức điểm trung bình thì có thể thấy: những khách thể đã từng tham gia thì sẽ có mức điểm cao hơn ở các cảm xúc: hứng thú, quan tâm, mong chờ và băn khoăn; còn những khách thể chưa từng tham gia thì có mức điểm cao hơn ở các cảm xúc: tị mị, kì vọng và chán nản. Vậy có thể thấy, đa số những người đã từng tham gia đều có cảm xúc tích cực nhiều hơn, đây là điều kiện thuận lợi để giúp họ nâng cao hiều biết về SKTT học đường.
Chúng tơi tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về cảm xúc giữa các nhóm khách thể đánh giá mức độ cần thiết khác nhau của chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường. Cụ thể, có sự khác biệt về cảm xúc “hứng thú”, “quan tâm”, “mong chờ” và “kì vọng” (p<0.05); Những khách thể đánh giá mức độ càng quan trọng thì cảm xúc càng tích cực.
Đối với ý kiến “Nâng cao hiểu biết về các vấn đề SKTT và sự ảnh hưởng như thế nào của SKTT đến HS là một điều quan trọng” có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong các cảm xúc giữa các nhóm khách thể đánh giá mức độ đồng ý khác nhau (p<0.05). Những khách thể có mức đồng ý cao thì càng có cảm xúc tích cực (hứng thú, quan tâm, mong chờ, kì vọng), có mức đồng ý càng thấp thì càng ít các cảm xúc tiêu cực (chán nản, băn khoăn) và khơng có sự khác biệt ở cảm xúc “tò mò”.
Đối với việc nhận thức được các lợi ích khi tham gia chương trình có ảnh hưởng đến cảm xúc, chúng tơi đã tìm thấy sự khác biệt trong những cảm
xúc (hứng thú, chán nản, quan tâm, kì vọng, tị mị, mong chờ). Theo đó, những khách thể càng nhận thức được lợi ích thì càng có cảm xúc tích cực (hứng thú, quan tâm, mong chờ, kì vọng).
Khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong cảm xúc trong các yếu tố của khách thể: tuổi, giới tính, kinh nghiệm, trình độ học vấn.