CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến đến mức độ sẵn sàng tham gia các nộ
dung trong chương trình tập huấn nâng cao hiểu biết về SKTT học đường.
Chúng tôi đã thấy sự khác biệt giữa các nhóm tuổi trong sự sẵn sàng tham gia nội dung 4: Kinh nghiệm về bệnh tâm thần. Kết quả là những nhóm người trẻ (<51 tuổi) có mức độ sẵn sàng tham gia cao hơn nhóm những người > 51 tuổi.
Khơng có sự khác biệt về giới tính, trình độ, kinh nghiệm làm việc ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng tham gia các nội dung trong chương trình tập huấn nâng cao hiểu biết về SKTT học đường.
Sự nhận thức đầy đủ về các vấn đề SKTT cũng ảnh hưởng đến sự sẵn sàng tham gia các nội dung của chương trình tập huấn nâng cao hiểu biết về SKTT học đường. Cụ thể, những khách thể càng nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của chương trình thì càng có mức độ sẵn sàng tham gia chương trình cao hơn.
Kinh nghiệm tham gia các chương trình huấn luyện cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng tham gia chương trình tập huấn nâng cao hiểu biết về SKTT học đường. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm khách thể đã từng tham gia và chưa từng tham gia chương trình tập huấn ở các nội dung: hiểu biết về sức khỏe tâm thần và bệnh tâm thần (nội dung 2), thông tin cụ thể về bệnh tâm thần (nội dung 3), kinh nghiệm về bệnh
tâm thần (nội dung 4)
Sự nhận thức về mức độ cần thiết cũng ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng tham gia chương trình nâng cao hiểu biết về SKTT học đường ở tất cả các nội dung. Số liệu thống kê cho thấy, những GV nào càng thấy chương trình này cần thiết thì mức độ sẵn sàng tham gia chương trình càng cao hơn.
Mức độ nhận thức về lợi ích của chương trình tập huấn cũng tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với mức độ sẵn sàng tham gia chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường. Nói chung, những khách thể nào nhận thức đầy đủ lợi ích khi tham gia chương trình huấn luyện thì sẽ càng có tâm thế sẵn sàng tham gia chương trình huấn luyện càng cao.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Qua kết quả khảo sát cho thấy:
- Về mặt nhận thức: hầu hết các khách thể đã nhận thức đầy đủ và chính xác khái niệm SKTT học đường cũng như tầm quan trọng của chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường. Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nhận thức của GV THCS về chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường gồm có: nhận thức về sự cần thiết và nhận thức về những lợi ích khi tham gia chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường. Bên cạnh đó, yếu tố kinh nghiệm cơng tác và trình độ của GV có sự ảnh hưởng đến nhận thức của GV THCS về chương trình nâng cao hiểu biết về SKTT học đường
- Về mặt cảm xúc: Đa số các khách thể tham gia khảo sát có cảm xúc tích cực về chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường. Có sự ảnh hưởng đáng kể của yếu tố nhận thức về SKTT học đường đến cảm xúc của GV THCS.
- Về mặt hành vi: Các khách thể tham gia có mức độ sẵn sàng cao đối với các nội dung của chương trình huấn luyện. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng tham gia chương trình huấn luyện gồm có: nhận thức về các vấn đề SKTT, kinh nghiệm tham gia chương trình huấn luyện trước đó, sự nhận thức về mức độ cần thiết và lợi ích của chương trình huấn luyện. Ngồi ra cịn có yếu tố tuổi tác cũng có ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng tham gia chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường.
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khách thể chưa biết chính xác giới hạn cơng việc của mình trong lĩnh vực SKTT, ví dụ: các GV khơng thể đưa ra chẩn đoán cho các vấn đề của học sinh, mà chỉ có những người có chun mơn và kinh nghiệm, được đào tạo chính quy trong lĩnh vực SKTT (bác sĩ
tâm thần, nhà tâm lý lâm sàng) mới có thể đưa ra chẩn đoán cho vấn đề SKTT học đường.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Qua nghiên cứu lý luận và trong thực tế, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
Kết quả nghiên cứu phù hợp với những giả thuyết đã đề ra. Nhận thức, cảm xúc và hành vi của GV THCS đối với chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường là tích cực tuy nhiên vẫn cịn một bộ phần GV THCS khơng có động lực đúng đắn (do cấp trên yêu cầu) khi tham gia chương trình, đa số GV nhận thức sai lầm về việc có thể đưa ra chẩn đốn cho vấn đề của học sinh sau khi tham gia chương trình, một số GV cịn có cảm xúc chán nản, băn khoăn, điều đó ảnh hưởng đến tính sẵn sàng tham gia các nội dung của chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường.
2. Khuyến nghị
Để chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường được tổ chức có hiệu quả nhất, tơi xin đưa ra một số khuyến nghị sau:
- Cần nâng cao nhận thức của GV THCS về mức độ quan trọng của chương trình trước khi mời GV tham gia vào chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường.
- Tích cực tuyên truyền về các vấn đề SKTT và chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về SKTT học đường
- Tính cả thời gian tham gia chương trình vào thời lượng làm việc của GV THCS để tránh tạo thêm áp lực công việc.
- Cấp chứng chỉ cho những GV đã từng tham gia chương trình tập huấn để có thể làm cơng tác chăm sóc SKTT học đường ở những trường khác, địa phương khác.
- Thường xuyên bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho các GV đã tham gia chương trình huấn luyện.
- Tổ chức các buổi giám sát với chuyên gia trong lĩnh vực SKTT để hỗ trợ các GV trong cơng tác hỗ trợ học sinh có vấn đề SKTT học đường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt
1. Chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường. (n.d.). Retrieved from www.maihuong.gov.vn: https://maihuong.gov.vn/vi/quan-he-quoc- te/91-chuong-trinh-suc-khoe-tam-than-hoc-duong-.html
2. Bùi Thị Thanh Diệu (2019), Nghiên cứu tác động của chương trình giáo dục sức khỏe tâm thần đến hiểu biết về sức khỏe tâm thần của giáo viên và học sinh các trường trung học cơ sở tại Đà Nẵng, Luận án tiến sĩ, trường Đại
học Giáo dục, Hà Nội
3. Đặng Hoàng Minh, Hoàng Cẩm Tú (2009). Thực trạng sức khỏe tâm thần
(SKTT) ở học sinh THCS ở Hà Nội và nhu cầu tham vấn SKTT học đường. Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, 106-112.
4. Đặng Hoàng Minh, Trần Thị Quỳnh Trang (2016). Tác động của chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần NỐI KẾT đến việc cải thiện các kĩ năng xã hội ở học sinh tiểu học. VNU Journal of Sciences: Education Research, 32(1), 10-19.
5. Đặng Hoàng Minh, Bahr Weiss, Lâm Tứ Trung & Hồ Thu Hà (2018). Mental health literacy and intervention program adaptation in the internationalization of school psychology for Vietnam. Psychology in the Schools, 55(8), 941-954.
6. Huỳnh Văn Sơn (2017). Nghiên cứu về hành vi tự hủy hoại bản thân– hướng nghiên cứu cần quan tâm ở học đường. Tạp chí Khoa học, 14(10), 179. 7. Nguyễn Đức Thanh (2015), Bài giảng giáo dục học, Trường Đại học Sư
8. Nguyễn Công Uẩn, Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang (2007). Giáo trình tâm lý học đại cương. Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm.
Tài liệu Tiếng Anh
9. Allport, G. W. (n.d.). Handbook of social psychology.
10. Albarracin, D., & Shavitt, S. (2018). Attitudes and Attitude Change.
Annual Review of Psychology, 69(1), 299-327. doi:doi:10.1146/annurev-
psych-122216-011911
11. Atkins, M. S., Hoagwood, K. E., Kutash, K., & Seidman, E. (2010). Toward the integration of education and mental health in schools. Administration and Policy in Mental Health and Mental Health
Services Research, 37(1-2), 40-47.
12. Battaglia,J., Coverdale, J. H., & Bushong, C. P. (1990). Evaluation of a mental illness awareness week program in public schools. The American journal of psychiatry, 147(3), 324-329.
13. Jorm, A. F., Kitchener, B. A., Sawyer, M. G., Scales, H., & Cvetkovski, S. (2010). Mental health first aid training for high school teacher: a cluster randomized trial. BMC psychiatry, 10(1), 51.
14. Jorm, A. F. (2012). Mental health literacy: empowering the community to take action for better mental health. American psychologist, 67(3), 231.
15. Kelly, C. M., Jorm, A. F., & Wright, A. (2007). Improving mental health literacy as a strategy to facilitate early intervention for mental disoders.
Medical Journal of Áutralia, 187, 26-30.
16. Kieling, C., Baker-Henningham, H., Belfer, M., Conti, G., Ertem, I., Omigbodun, O., ... & Rahman, A. (2011). Child and adolescent mental health worldwide: evidence for action. The Lancet, 378(9801), 1515-1525.
17. Kitchener, B. A., & Jorm, A. F. (2006). Mental Health First aid Training: Review of Evaluation Studies. Australia & New Zeland Journal of Psychiatry, 40(1), 6-8.
18. Kutcher, S., Gilberds, H., Morgan, C., Greene, R., Hamwaka, K., & Perkins, K. (2015). Improving Malawian teachers' mental health knowledge and attitudes: an integrated school mental health literacy approach. Global Mental Health, 1. doi::10.1017/gmh.2014.8
19. Leone, C., & Wingate, C. (1991). A functional approach to understanding attitudes toward AIDS victims. The Journal of social psychology, 131(6),
761-768.
20. McLeod, S. A. (2018). Attitude mesurement. Simply Psychology.
https://www.simplypsychology.org/attitude-measurement.html
21. Mcluckie, A., Kutcher, S., Wei, Y., Weaver, C. (2014). Sustained improvements in students’ mental health literacy with use of a mental health curriculum in Canadian schools. BMC Psychiatry, 14, 379. doi:https://doi.org/10.1186/s12888-014-0379-4
22. McGuire, W. J. (1989). The structure of individual attitudes and attitude systems. Attitude structure and function, 37-69.
23. National Research Council. (2009). Preventing mental, emotional, and behavioral disorders among young people: Progress and possibilities
24. Pearce, K., Rickwood, D., & Beaton, S. (2003). Preliminaryevaluation of a university-base suicide intervention project: Impact on participants.
Australian e-Journal for the Advancement of Mental Health, 2(1), 25-35.
25. Phoeun, B., Nguyen, A., Dang, M., Tran, N., & Weiss, B. (2019). Asessing the Effectiveness of Teachers’ Mental Health Literacy Training in
Cambodia: A Randomized Controlled Trial. VNU Journal Of Science: Education Research, 35(3). doi:10.25073/2588-1159/vnuer.4279
26. Pinfold, V., Toulmin, H., Thornicroft, G., Huxley, P., Farmer, P., & Graham, T. (2003). Reducing psychiatric stigma and discrimination: evaluation of educational intervention in UK
27. Reinke, W. M., Stormont, M., Herman, K. C., Puri, R., & Goel, N. (2011). Supporting children's mental health in schools: Teacher perceptions of needs, roles, and barriers. School Psychology Quarterly, 26(1), 1.
28. Rickwood, D., Cavanagh, S., Curtis, L., & Sakrouge, R. (2004). Educating Young People about Mental Health and Mental Illness: Evaluating a School- Based Programme. International Journal of Mental Health Promotion, 6(4),
23-32.
29. Schachter, H.M., Girardi,A., Ly, M., Lacroix, D., Lumb, A. B., van Berkom, J., &Gill, R. (2008). Effects of school-based interventions on mental health stigmatization: a systematic review. Child and Adolescent Psychiatriy and Mental Health, 2, 18.
30. Schulze, B., Richter-Werling, M., Matschinger, H., &Angermeyer, M. C. (2003). Crazy? So what! Effercts of a school project on student's attitudes toward people with schizophenia. Acta Psychiatrica Scandinavica, 107(2),
142-150.
31. Spence, S., Burn, J., Boucher, S., Glover, S., Graetz, B., Kay, D., Patton, G., Sawyer, M. (2005). Research Initiative: conceptual framework and intervention. Australasian Psychiatry, 13(2), 159-164.
32. Watson, A. C., Otey, E., Westbrook, A. L., Gardner, A. L., Lamb, T. A., Corrigan, P. W., & Fenton, W. S. (2004). Middle Schooler's Attitudes About Mental Illness Through Education. Schizophrenia Bulletin, 30(3), 563-572.
33. Wei,Y., Hayden,J.A, Kutcher,S., Zygmunt, A., &McGrath,P. (2013). The effectiveness of school mental health literacy programs to addres knowledge, attitudes and help seeking among outh. Early Inttervention in Psychiatry, 7(2), 109-121.
34. Weiss, B., Harris, V., Catron, T., & Han, S. S,. (2003). Efficacy of the RECAP intervention program for children with concurrent internalizing and externalizing problems. Journal of Consulting and Clinical Psychology, 71(2), 364.
35. Wyn, J., Cahill, H., Holdsworth, R., Rowling, L., & Carson, S. (2000). MindMatters, a Whole-School Approach Promoting Mental Health and Wellbeing. Australian & New Zealand Journal of Psychiatry, 34(4), 594-601.
PHỤ LỤC 1
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
Thưa quý Thầy/ Cô!
Hiện nay tôi đang nghiên cứu đề tài: “Thái độ của giáo viên trung học cơ sở
về chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường”. Những ý kiến của quý thầy cô là những thông tin quý báu để chúng
tôi thực hiện nghiên cứu này. Rất mong nhận được sự hợp tác của quý Thầy/ Cô. Tôi xin đảm bảo những thông tin các bạn cung cấp trong phiếu trưng cấu ý kiến này đều được đảm bảo tính bảo mật và chỉ dùng trong mục đích nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
PHẦN A: THÁI ĐỘ VỀ CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN NÂNG CAO HIỂU BIẾT VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN HỌC ĐƯỜNG
Câu 1: Theo thầy cô, sức khỏe tâm thần học đường là gì?
□ Sức khỏe tâm thần (SKTT) học đường là sự khỏe mạnh về thể chất của giáo viên và học sinh (1)
□ Sức khỏe tâm thần (SKTT) học đường là tình trạng khơng có bệnh tâm thần nặng ở giáo viên và học sinh (2)
□ Sức khỏe tâm thần (SKTT) học đường là sự thông minh của học sinh (3)
□ Sức khỏe tâm thần (SKTT) học đường là một trạng thái “khỏe mạnh” về tinh thần của những người học tập và làm việc ở mơi trường học đường. Có nghĩa là người đó đạt được các mốc phát triển tâm lý tương ứng với độ tuổi của mình, có cảm xúc và hành vi ứng xử phù hợp với các tình huống trong thực tế, có khả năng đương đầu và ứng phó với
các khó khăn trong quá trình học tập và có khả năng hiện thực hóa tiềm năng của bản thân. (4)
Câu 2: Thầy cơ đã từng tham gia chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần chưa?
□ Đã từng tham gia (1)
□ Chưa từng tham gia (0)
Nếu đã từng tham gia thì chương trình đó là gì?
Do đơn vị nào tổ chức?
Thời gian tập huấn bao lâu (tổng số giờ)?
Câu 3: Thầy cô đánh giá về mức độ cần thiết của chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường trong cơng việc của mình như thế nào ?
□ Không cần thiết (0)
□ Ít cần thiết (1)
□ Cần thiết (2)
□ Rất cần thiết (3)
Câu 4: Lý do thầy cơ sẽ tham gia chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường là gì?
□ a. Vì kiến thức đó cần thiết trong việc giảng dạy và quản lý học sinh (1)
□ b. Vì cấp trên bắt buộc tham gia (2)
□ c. Vì bản thân có hứng thú với những kiến thức về sức khỏe tâm thần học đường (3)
Câu 5: Các thầy cơ biết các chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường qua những nguồn thông tin nào
□ a. Báo □ f. Internet
□ b. Chương trình truyền hình □ g. Sách
□ c. Có đồng nghiệp đã từng tham gia
□ h. Tham gia các tập huấn nghiệp vụ
□ d. Nghe người khác kể lại □ i. Chưa từng biết đến
□ e. Chương trình phát thanh □ k. Khác (xin ghi rõ)..................
Câu 6: Theo thầy cơ, lợi ích của chương trình nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường như thế nào?
Mức độ Lợi ích Hồn tồn khơng đúng (0) Khơng đúng một phần (1) Đúng một phần (2) Hồn toàn đúng (3) a. Cung cấp các kiến thức về các vấn đề sức khỏe tâm thần học đường
b. Giúp giáo viên có khả năng hỗ trợ ban đầu cho học sinh trong khủng hoảng
c. Giúp giáo viên có khả năng nhận diện và đánh giá vấn đề của học sinh d. Giúp giáo viên có thể đưa ra chẩn đoán cho vấn đề của học sinh
e. Giúp giáo viên được biết đến những nguồn lực có thể hỗ trợ học sinh cùng với giáo viên
f. Giúp giáo viên giảm sự kì thị đối với những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần học đường
g. Giúp giáo viên tự tin hơn trong việc tham gia hỗ trợ học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần học đường
Câu 7: Theo cơ, chương trình huấn luyện nâng cao hiểu biết về sức khỏe