1.3.1 .Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục đạo đức
1.4 Những yếu tố ảnh hƣởng giáo dục đạo đức
1.4.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh, học sinh, xã hội
Để thực hiện tốt bất cứ một hoạt động nào trong Nhà trƣờng đòi hỏi cán bộ quản lý, cán bộ giáo viên cần có nhận thức về vai trị cũng nhƣ những nội dung cụ thể của hoạt động giáo dục đạo đức đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản tồn diện trong thời kỳ đổi mới. Việc có đƣợc nhận thức đúng đắn cũng đồng thời đảm bảo tồn bộ chu trình đƣợc thực hiện đúng theo kế hoạch đã đề ra.
1.4.2. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh:
Với quan điểm lấy ngƣời học làm trung tâm, toàn bộ nội dung của hoạt động giáo dục đạo đức đều phải căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của học sinh nhằm đảm bảo tính phù hợp, tính khoa học. Trên tinh thần xác định rõ đặc điểm này mà quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT có thể đảm bảo kết quả.
Về phía gia đình: Nhiều cha mẹ do nhận thức lệch lạc, thiếu kiến thức về giáo dục con; sự quan tâm, nuông chiều thái quá trong việc nuôi dạy; sử dụng quyền uy của cha mẹ một cách cực đoan; tấm gƣơng phản diện của cha mẹ, ngƣời thân; có các hồn cảnh éo le hoặc hay bị sử dụng bằng vũ lực... đã tác động khơng nhỏ đến sự hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh.
1.4.3. Sự đồng thuận và phối hợp của các lực lượng xã hội
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức đòi hỏi sự đồng thuận và phối hợp của tất cả các lực lƣợng xã hội mà đặc biệt quan trọng là vai trò của cha mẹ. Bản thân các bậc cha mẹ là những bài học đạo đức trực quan và có tác động
mạnh mẽ đến con em mình. Bên cạnh đó cha mẹ cần có thái độ ủng hộ và trách nhiệm tham gia vào hoạt động giáo dục đạo đức cho con em mình do Nhà trƣờng thực hiện. Sự tác động của cơ chế thị trƣờng, sự phát triển của khoa học công nghệ, tác động lối sống coi trọng vật chất hơn tính nhân văn nếu khơng có sự quan tâm của cha mẹ và các lực lƣợng xã hội sẽ dẫn đến những biểu hiện lệch lạc về chuẩn mực đạo đức.
1.4.4. Kỹ năng của cán bộ quản lý, giáo viên, đoàn thanh niên.
Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với các lực lƣợng tham gia về công tác giáo dục đạo đức học sinh, là biện pháp quản lý có ý nghĩa trên hết. Vì có nhận thức đúng mới có hành động đúng, là cơ sở để hƣớng đến một kết quả hoàn thiện.
Hiệu trƣởng phải là ngƣời trực tiếp “lên kế hoạch - tổ chức chỉ đạo thực
hiện - giám sát kiểm tra- xử lý kết quả” cơng tác giáo dục học sinh nói chung
và giáo dục đạo đức học sinh nói riêng; quán triệt những Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nƣớc, Ngành về công tác giáo dục đạo đức học sinh; chỉ đạo các thành viên trong Hội đồng Giáo dục (Phó Hiệu trƣởng, giáo viên bộ mơn, Đoàn Thanh niên, Ban đại diện Cha mẹ học sinh, … đặc biệt với giáo viên chủ nhiệm lớp) trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. Qua giáo viên chủ nhiệm truyền đạt đến từng học sinh tất cả những quy định của Nhà trƣờng về tiêu chuẩn đánh giá, những điều cấm, những điều nên làm và những tác hại khi vi phạm kỷ luật. Thiết lập các kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội ngồi nhà trƣờng.
Giáo viên chủ nhiệm: Là ngƣời trực tiếp thay mặt nhà trƣờng giáo dục học sinh, là ngƣời thực hiện sự phối hợp, liên kết bền chặt với giáo viên bộ mơn, các đồn thể trong nhà trƣờng, giữa “Gia đình - Nhà trường - Xã hội”. Giáo dục đạo đức học sinh là một cơng việc địi hỏi sự kiên trì, cần phải có tâm huyết với nghề; có phƣơng pháp chủ nhiệm tốt với một kế hoạch toàn diện, hợp lý. Từ việc tìm hiểu, nắm bắt hồn cảnh gia đình, năng lực từng học sinh, học sinh có hồn cảnh khó khăn … đến việc xử lý tình huống địi hỏi
cần có sự nghiêm khắc của ngƣời thầy đồng thời phải có tấm lịng u thƣơng, thể hiện trách nhiệm, lòng vị tha nhƣ một ngƣời cha đối với con cái; thông cảm chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, giúp đỡ các em vƣợt qua khó khăn, dành thời gian để tâm sự và cho các em những lời khuyên bảo chân tình; tạo đƣợc niềm tin động lực cho học sinh phấn đấu hồn thiện. Hình ảnh ngƣời thầy ảnh hƣởng không nhỏ đến học sinh, chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm khơng những cần năng lực chun mơn, mà cịn địi hỏi phải thật sự là tấm gƣơng sáng về tác phong, tƣ cách đạo đức; chuẩn mực trong trang phục, lời nói, cách ứng xử… nhƣ vậy lời nói của giáo viên chủ nhiệm mới có trọng lƣợng với học sinh.
Đối với giáo viên bộ môn: Giáo viên bộ mơn cũng đóng vai trị quan trọng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Trong đó các mơn Khoa học xã hội và nhân văn nhƣ: Văn học, Lịch sử, Điạ lý, Sinh học và đặc biệt là môn Giáo dục cơng dân có vị trí quan trọng đối với việc trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về phẩm chất, đạo đức về quyền và nghĩa vụ công dân sẽ giúp học sinh có thái độ tích cực và thực hiện những hành vi phù hợp chuẩn mực đạo đức. Việc dạy học tích hợp trong các môn học đƣợc đặt ra song với nhiều giáo viên vẫn mơ hồ hoặc chƣa thực sự chú trọng. Đa số giáo viên chỉ chú trọng đến kiến thức bài học hoặc lồng ghép chƣa có hiệu quả. Đối với tổ chức Đoàn thanh niên: Đoàn thanh niên với tƣ cách là tổ chức chính trị - xã hội của học sinh, sinh viên, có trách nhiệm to lớn trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Hoạt động Đoàn ảnh hƣởng lớn đối với học sinh Trung học phổ thông, đây là lứa tuổi ham tìm tịi cái mới, cái lạ nhƣng chƣa nhận thức đƣợc một cách sâu sắc đâu là cái tốt, cái xấu, cái gì nên làm, cái gì nên tránh. Các em dễ nghe theo những lời dụ dỗ của các đối tƣợng xấu, a dua theo những thói xấu và nhiều lúc khơng ý thức đƣợc việc mình làm là vi phạm pháp luật. Nắm đƣợc đặc điểm tâm sinh lý này, tổ chức Đồn cần có các hoạt động lơi cuốn đƣợc Đoàn viên, thanh niên. Từ đó, Đồn thanh niên giáo dục học sinh tự xây dựng một lối sống trong sáng, lành mạnh.
Ngay từ đầu năm học Đoàn trƣờng cần bám sát chƣơng trình cơng tác Đồn và phong trào thanh niên trƣờng học của Đoàn cấp trên; đồng thời căn cứ tình hình thực tế của đơn vị mình để xây dựng chƣơng trình hoạt động cụ thể, rõ ràng đối với học sinh trong nhà trƣờng. Kế hoạch xây dựng cần bảo đảm tính cụ thể, chi tiết, có dự tính thời gian thực hiện để vừa thuận lợi khi dự trù kinh phí cho Đồn trƣờng hoạt động, vừa có cơng tác chuẩn bị chu đáo, vừa tạo tâm trạng háo hức, chờ đón của học sinh. Các hoạt động dự kiến tổ chức cần mang màu sắc thanh niên, phù hợp bản tính sơi nổi, thích khám phá của lứa tuổi mới trƣởng thành; Đối với lứa tuổi thanh niên, khơng chỉ nói sng mà nói phải đi đơi với việc làm mới tạo đƣợc niềm tin và tình cảm ở họ. Do đó, tổ chức Đồn cần tăng cƣờng triển khai các hoạt động có ý nghĩa giáo dục đoàn viên, thanh niên nhƣ: Thăm hỏi, tặng quà các đối tƣợng chính sách, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng... qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh. Các Đoàn trƣờng nên chủ động đề xuất đảm nhận các cơng trình, phần việc thanh niên để vừa thu hút tập hợp đoàn viên, thanh niên, vừa nâng cáo ý thức tự giác lao động của các bạn trẻ. Sau khi tổ chức các phong trào, cần kịp thời biểu dƣơng, khen thƣởng các đồn viên, thanh niên có ý thức, đạo đức tốt, có hành động dũng cảm, trung thực. Đồng thời kịp thời nhắc nhở, phê bình hoặc kỷ luật đối với những đoàn viên, thanh niên vi phạm nội quy, quy định hoặc vi phạm pháp luật.
Để có thể làm đƣợc những điều này, Đồn trƣờng cần có sự phối hợp chặt chẽ với Ban Giám hiệu nhà trƣờng, Hội phụ huynh học sinh, Đoàn thanh niên địa phƣơng... Các cán bộ Đoàn trƣờng dù là chuyên trách hay kiêm nhiệm phải là những thầy giáo, cô giáo trẻ, nhiệt huyết, trách nhiệm; là những học sinh gƣơng mẫu, học giỏi, năng nổ, sẵn sàng cống hiến cho tổ chức Đoàn.
1.4.5. Nội dung chương trình giáo dục đạo đức
Trong q trình xây dựng nền văn hố mới, vấn đề hình thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội mới phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu của thời đại là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định. Giải quyết
vấn đề này trong lĩnh vực đạo đức chính là hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới phù hợp với truyền thống và yêu cầu của thời đại. Chính vì vậy, nội dung của giáo dục đạo đức là những chuẩn mực đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những giá trị đạo đức cần thiết của con ngƣời Việt Nam trong thời kỳ Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa cần trang bị cho học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển nền kinh tế - xã hội đất nƣớc. Ngồi chƣơng trình giáo dục đạo đức đã đƣợc qui định trong chƣơng trình giáo dục phổ thơng tổng thể, nội dung chƣơng trình giáo dục đạo đức cũng cần đƣợc mỗi Nhà trƣờng tại từng địa phƣơng tự chủ động phát triển trên cơ sở đạo đức truyền thống của địa phƣơng đó. Những giá trị và chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam đã đƣợc lƣu giữ, truyền lại cho các thế hệ và khơng ngừng đƣợc phát huy qua hàng nghìn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc rất hào hùng, oanh liệt.
1.4.6. Yêu cầu đổi mới
Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đề ra mục tiêu tổng quát: Tạo chuyển biến căn bản,
mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.
Trong mục tiêu cụ thể, Nghị quyết xác định “Đối với giáo dục phổ thơng, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dƣỡng năng khiếu, định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ
1.4.7. Tình hình kinh tế - xã hội địa phương
C. Mác nói “Con ngƣời là tổng hịa các mối quan hệ xã hội”. Vì vậy, tình hình kinh tế - chính trị của địa phƣơng có ảnh hƣởng lớn đến giáo dục nói chung cũng nhƣ giáo dục đạo đức.
Với những địa phƣơng có nền kinh tế phát triển, trình độ dân trí phát triển sẽ tạo đƣợc mơi trƣờng giáo dục thuận lợi. Tại đó, HS sẽ đƣợc quan tâm để phát triển toàn diện. Tuy nhiên, ở những địa phƣơng này, HS cũng dễ bị ảnh hƣởng bởi mặt trái của nền kinh tế. Nếu không đƣợc giáo dục tốt, HS dễ bị lôi kéo, dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Một nguyên nhân đƣợc đặt ra là kinh tế - xã hội phát triển ngày càng cao và sự bùng nổ thông tin, dẫn đến việc một bộ phận gia đình khá giả chiều chuộng con mình, tạo nên sự đua đòi trong các em. Điện thoại di động, Internet, phim ảnh của các Website đen đã tác động không nhỏ đến nhận thức, lối sống và cách hành xử của học sinh, làm hƣ hỏng học sinh bởi bản tính tị mị, hiếu động của tuổi mới lớn.
Cịn với những vùng nơng thơn, kinh tế chƣa phát triển, HS ít chịu tác động trực tiếp hơn. Đa số các em vừa đi học vừa phải phụ giúp gia đình. Các em có ý thức hơn, trách nhiệm hơn với bản thân. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế khó khăn, một số gia đình mải lo cho cuộc sống, khơng có điều kiện quan tâm đến việc giáo dục con em. Vì vậy, vẫn có một bộ phận học sinh có vi phạm về đạo đức.
Tuy nhiên việc vi phạm đạo đức của học sinh không chỉ diễn ra ở địa bàn thành phố, đô thị hay chỉ rơi vào trƣờng hợp các em gia đình có điều kiện kinh tế. Các trƣờng vùng sâu, xa, học sinh nghèo chƣa có điều kiện tiếp cận nhiều với Internet vẫn đang phải đối mặt với vấn nạn vi phạm đạo đức của học sinh