Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông nguyễn văn huyên, thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 87 - 89)

1.4.8 .Tự giáo dục của học sinh

3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo các chức năng quản lý

Nguyên tắc này đòi hỏi trong mọi nội dung quản lí và trong tất cả các nhiệm vụ quản lí hoạt động GD đạo đức ở nhà trƣờng luôn phải thực hiện đúng và đầy đủ các chức năng quản lí và thực hiện các chức năng đó một cách hài hịa. Đó là những chức năng cơ bản:

- Lập kế hoạch giáo dục đạo đức: Lập kế hoạch chung kết hợp với những

kế hoạch bộ phận của nó trong dạy học các mơn học, trong quản lí hạ tầng vật chất-kĩ thuật, trong tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài dạy học, trong xây dựng môi trƣờng giáo dục và phát triển các hình thức hoạt động giáo dục.

- Tổ chức bộ máy, nhân sự và nguồn lực: Chức năng này tạo ra các điều

kiện thiết yếu để thực thi kế hoạch, nhờ đó mới xác định đƣợc các nguồn lực con ngƣời (các chủ thể quản lí và trách nhiệm của mỗi ngƣời), các đầu mối quan trọng trong các quan hệ quản lí để thiết lập chế độ làm việc và hợp tác với nhau, cũng nhƣ các nguồn lực vật chất nhƣ tài chính, hạ tầng kĩ thuật, không gian hoạt động, phƣơng tiện giáo dục và quản lí…

- Chỉ đạo kịp thời và giám sát, kiểm tra thường xuyên: Chỉ đạo kịp thời

và giám sát thƣờng xuyên giúp nhà quản lí thực hiện tốt chức năng hƣớng dẫn, điều hành, điều chỉnh. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý GD đạo đức trong nhà trƣờng phổ thông là chỉ huy, ra lệnh cho các bộ phận trong nhà trƣờng thực hiện những nhiệm vụ để bảo đảm việc GD đạo đức diễn ra đúng hƣớng, đúng kế hoạch, tập hợp và phối hợp các lực lƣợng giáo dục sao cho đạt hiệu quả. Việc xây dựng kế hoạch chung và chỉ đạo việc thực hiện GD đạo đức theo kế hoạch là chức năng quan trọng nhất của quản lý hoạt động GD đạo đức cho HS. Nếu xây dựng đƣợc một kế hoạch quản lý hoạt động GD đạo đức hợp lí,

đƣợc chỉ đạo tiến hành cả trong và ngoài nhà trƣờng nhằm tạo ra một mơi trƣờng giáo dục thân thiện thì sẽ nâng cao đƣợc hiệu quả GD đạo đức HS.

- Đánh giá, điều chỉnh: Đánh giá, điều chỉnh quản lí là khâu cuối cùng

của một chu trình quản lý hoạt động GD đạo đức. Nhƣng trên thực tế đánh giá, điều chỉnh quản lý hoạt động GD đạo đức cho học sinh đƣợc tiến hành đan xen trong quá trình GD đạo đức ở ngay từng khâu, từng việc, từng chức năng quản lý. Đánh giá là một chức năng quản lí, thiếu chức năng này ngƣời quản lí sẽ rơi vào tình trạng chủ quan duy ý chí hay bng lỏng quản lí. Đánh giá có thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm tăng hiệu lực và hiệu quả quản lí nhờ xử lí thơng tin phản hồi và điều chỉnh kế hoạch, cách chỉ đạo, biện pháp giám sát và kiểm tra, thậm chí điều chỉnh bộ máy và nhân sự, thay đổi phƣơng pháp và phƣơng tiện quản lí.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Tất cả các hoạt động GD trong nhà trƣờng suy cho cùng đều hƣớng đến mục tiêu đào tạo con ngƣời Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức,sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp… Vì vậy, việc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động GD đạo đức cho HS THPT phải hƣớng vào mục tiêu cải tiến cơng tác quản lý từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động GD đạo đức cho HS.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Việc đề xuất các biện pháp phải dựa trên cơ sở thực tiễn về việc nghiên cứu thực trạng hoạt động GDĐĐ và công tác quản lý hoạt động GD đạo đức trƣờng THPT Nguyễn Văn Huyên, TP Tuyên Quang, qua đó đối chiếu với mục tiêu GD đào tạo của ngành GD nói chung và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực cho địa phƣơng nói riêng.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Ngun tắc này địi hỏi các biện pháp đề ra phải đảm bảo khắc phục đƣợc những tồn tại, yếu kém đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý hoạt động GD đạo đức cho HS trƣờng THPT Nguyễn Văn Huyên. Các biện pháp phải mang tính cụ thể và tính kinh tế.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Nói đến tính khả thi là nói đến khả năng áp dụng đƣợc trong thực tế. Do đó các biện pháp phải đảm bảo vừa có tính khoa học, vừa có tính thực tế. Điều này địi hỏi nội dung các biện pháp phải gắn với cơ sở thực tiễn và phù hợp với chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện. Nhƣ vậy các biện pháp chắc chắn sẽ đƣợc đem ra áp dụng và áp dụng một cách hiệu quả chứ không phải là lý thuyết suông không thể đƣa vào thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông nguyễn văn huyên, thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)