1.4.8 .Tự giáo dục của học sinh
2.4. Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đứccho học sinh tại trƣờng
2.4.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức và
quản lý hoạt động giáo dục đạo đức
a. Nhận thức của CBQL, GV
Nhận thức về vai trò của HĐ giáo dục đạo đức là rất quan trọng, đặc biệt với những ngƣời làm công tác QLGD. Nếu ngƣời CBQL, GV, Phụ huynh HS, HS có nhận thức đúng đắn thì đó chính là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức và nâng cao chất lƣợng các HĐ GD đạo đức cho HS trong nhà trƣờng.
Để điều tra về nhận thức của CBQL, GV trƣờng THPT Nguyễn Văn Huyên chúng tôi đã đƣa ra câu hỏi 1 [Phụ lục 1]: Vấn đề tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trƣờng đƣợc quan tâm nhƣ thế nào?
Qua kết quả khảo sát thu đƣợc cho thấy đa số CBQL và GV đều quan tâm và đánh giá cao về mức độ quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức. Có 84.1% CBQL và 82.1% GV đƣợc khảo sát cho biết rất quan tâm, 87.2% CBQL và 78.8% GV cho rằng hoạt động GD đạo đức cho học sinh rất quan trọng. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn một số bộ phận GV cho rằng không quan tâm 6.6% và 0.3% GV cho rằng không quan trọng.
Để tìm hiểu rõ vấn đề này chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ quản lý và GV ở trƣờng. Qua phỏng vấn chúng tôi đƣợc biết đa số CBQL, GV đều rất quan tâm và đánh giá hoạt động GD đạo đức cho HS THPT là rất quan trọng và quan trọng, bởi vì giáo dục đạo đức là một nội dung giáo dục ở PT nhằm mục đích hình thành và phát triển nhân cách tồn diện cho học sinh, nếu chỉ chú trọng vào việc dạy các mơn văn hóa, dạy “chữ” mà khơng dạy các em làm “ngƣời” thì sẽ khơng đạt đƣợc mục đích giáo dục. Nhƣng trong số GV vẫn còn một số quan niệm chỉ cần chú trọng dạy các mơn văn hóa để các em đủ điều kiện tốt nghiệp THPT, đủ tri thức để thi vào trƣờng đại học, cịn giáo dục đạo đức khơng phải là nhiệm vụ chính.... do đó phần nào ảnh hƣởng tới q trình triển khai, tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trƣờng.
Bên cạnh đó chúng tơi cũng đƣa ra câu hỏi 3 [Phụ lục 1] để tìm hiểu đánh giá của CBQL và GV về mức độ hứng thú của HS đối với các hoạt động GD đạo đức, kết quả khảo sát cho thấy 65,2% CBQL và 68,2 % GV đƣợc hỏi cho rằng các em rất hứng thú. Bên cạnh đó 22,1% CBQL và 20,2% GV cho biết HS không hứng thú với các hoạt động GD đạo đức. Qua phỏng vấn một số GV trực tiếp đứng lớp cho thấy nguyên nhân HS không hứng thú với các HĐ giáo dục đạo đức vì các hoạt động này chủ yếu đƣợc thực hiện trong quá trình dạy học môn Giáo dục công dân, ngồi ra các hình thức tổ chức hoạt động còn khá đơn điệu, chƣa thu hút đƣợc sự chú ý của HS.
Cô giáo Hiệu trƣởng trƣờng THPT Nguyễn Văn Huyên trao đổi: "HĐ GD đạo đức là hoạt động quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục
THPT, tuy nhiên hiện nay các hoạt động GD đạo đức chƣa thu hút đƣợc sự tham gia của các em HS bởi một số ý kiến cho rằng chất lƣợng GD chủ yếu đánh giá thông qua kết quả học tập các môn học văn hóa, cho nên chƣa đặt HĐ giáo dục đạo đức vào vị trí quan trọng trong các HĐ của trƣờng.
b. Nhận thức của học sinh
Để tìm hiểu về nhận thức của HS trƣờng THPT Nguyễn Văn Huyên về các hoạt động GD đạo đức chúng tôi đã đƣa ra câu hỏi 1,2,3,4,5 [Phụ lục 2], kết quả khảo sát cho thấy:
Có 61,1% HS rất quan tâm, 20,1% không quan tâm, về mức độ hứng thú 58,4% rất hứng thú, 21,2% khơng hứng thú, ngun nhân bởi có 49,2% HS hài lịng về các hoạt động GD đạo đức, 22,2% HS khơng hài lịng. Đối với câu hỏi “Nếu có điều kiện và cơ hội tham gia hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, bạn có sẵn sàng tham gia khơng “ có 55,3% học sinh đồng ý tham gia, 20,3% HS đƣợc hỏi không đồng ý tham gia. Để hiểu rõ hơn về thực trạng này chúng tôi đã phỏng vấn trực tiếp 1 số HS, kết quả thu đƣợc cho thấy phần lớn các em đều có nhận thức đúng về vai trò của hoạt động giáo dục, rèn luyện đạo đức cho bản thân. Tuy nhiên do áp lực học hành, đặc biệt là HS các lớp cuối cấp phần lớn thời gian và sự quan tâm của các em là việc học tập các bộ mơn văn hóa để thi đỗ tốt nghiệp THPT, với những thay đổi của Bộ Giáo dục & Đào tạo thì cần phải cố gắng và dành nhiều thời gian hơn nữa để ôn tập các kiến thức, khơng có nhiều thời gian dành cho các hoạt động khác.
c. Nhận thức của phụ huynh học sinh
Để tìm hiểu về nhận thức của phụ huynh HS trƣờng THPT Nguyễn Văn Huyên về các hoạt động GD đạo đức của trƣờng chúng tôi đã đƣa ra câu hỏi tại [Phụ lục 3], kết quả khảo sát cho thấy: Có 64,1% và 12,1 PHHS rất quan tâm và quan tâm, 20,3% PHHS cho biết không quan tâm. Qua phỏng vấn trực tiếp một số PH HS cho biết tuổi HS THPT các cháu đã lớn, đã có chính kiến riêng của mình, vấn đề quan tâm giáo dục đạo đức cũng rất quan trọng nhƣng việc học tập để thi vào trƣờng chuyên nghiệp quan trọng hơn.
Về vấn đề hứng thú của con em mình với hoạt động GD đạo đức PHHS cho biết có 49,2 và 23,1 HS rất hứng thú và hứng thú, còn 20,2% cho biết con em mình khơng hứng thú. Một số PHHS cho biết không quan tâm lắm đến vấn đề này vì chỉ quan tâm tới việc học các mơn thi tốt nghiệp của con mình.
Khi đƣợc hỏi về việc tổ chức hoạt động GD đạo đức cho con em mình có 56,2% và 14,5% PHHS rất hài lịng và hài lịng, 20,2% khơng hài lịng.
Đối với câu hỏi: Nếu có điều kiện và cơ hội tham gia cùng với con em hoạt động giáo dục đạo đức cho con em, ơng (bà) có sẵn sàng khơng? Có 41,3% HPHS rất sẵn sàng, 35,1% không sẵn sàng. Khi đƣợc hỏi nguyên nhân nhiều bậc phụ huynh cho biết vấn đề giáo dục hoàn toàn tin tƣởng vào các Thầy/Cơ ở trƣờng, cịn việc tham gia các hoạt động GD đạo đức với các cháu thì khơng bố trí đƣợc thời gian.
Về vấn đề PHHS có thƣờng xuyên nhận đƣợc những thông tin do thầy/cô giáo trao đổi về kết quả hoạt động giáo dục đạo đức của con em tại trƣờng, 52,1% và 4,6 % PH HS rất thƣờng xuyên và thƣờng xuyên nhận đƣợc, có 36,6 % khơng nhận đƣợc thông tin từ các Thầy/Cô.
Nhƣ vậy đa số CBQL, GV, HS, PH HS đều có nhận thức đúng về hoạt động giáo dục đạo đức trong sự hình thành và phát triển nhân cách tồn diện cho HS THPT. Bên cạnh đó cũng cịn một bộ phận khơng nhỏ GV, PH HS, HS chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng của các hoạt động giáo dục đạo đức, từ nhận thức đó dẫn tới thực trạng về tổ chức các hoạt động GD đạo đức chƣa đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong đợi.