4. Đóng góp mới của luận văn
4.2.2. Sự phân bố cây gỗ tái sinh theo các cấp chiều cao
Cho đến nay, ở Việt Nam cũng như trên thế giới, có khá nhiếu công trình nghiên cứu về năng lực tái sinh của các thảm thực vật, trong đó có những nghiên cứu về sự biến động của mật độ cây tái sinh theo các cấp chiều cao. Tuy nhiên, ngay ở Việt Nam, các tác giả cũng không thống nhất về cách phân chia cấp chiều cao cây tái sinh và khoảng chiều cao trong mỗi cấp: Trần Xuân Thiệp (1995) chia 6 cấp Trần Xuân Thiệp (1996) chia 4 cấp, Trần Đình lý và cộng sự (1995) [31] chia 5 cấp.
Để xác định được một cách rõ ràng về sự biến thiên về mật độ cây tái sinh qua các cấp chiều cao, chúng tôi chia làm 6 cấp chiều cao. Cây tái sinh thuộc cấp I phải có chiều cao nhỏ hơn 0,5m. Còn những cây tái sinh thuộc cấp VI, được tính toàn bộ những cây có chiều cao trên 2,5m nhưng có đường kính nhỏ hơn 6cm (không thuộc cỡ đường kính đo đếm trong thống kê trữ lượng rừng). Trong mỗi cấp chiều cao, giới hạn trên và giới hạn dưới của mỗi cấp đều là 0,5m.
Sự biến động về mật độ cây gỗ tái sinh qua các cấp chiều cao trong hai trạng thái thảm thực vật ở xã Biển Động, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang được thống kê ở bảng 4.14 và biểu diển bằng hình 4.5.
Bảng 4.14. Mật độ cây gỗ tái sinh theo các cấp chiều cao của các trạng thái thảm thực vật nghiên cứu
Cấp chiều cao (m)
Rừng tái sinh tự nhiên Rừng trồng
N (cây/ha) Tỷ lệ (%) N (cây/ha) Tỷ lệ (%) Cấp I ( 0,5) 1892 41,37 1426 43,42 Cấp II (0,5-1) 1016 22,22 792 24,12 Cấp III (1-1,5) 512 11,20 503 15,32 Cấp IV (1,5-2) 407 8,90 304 9,26 Cấp V (2-2,5) 316 6,91 196 5,97 Cấp VI ( 2,5) 430 9,40 63 1,92 Tổng 4573 100 3284 100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV Cấp V Cấp VI Rừng tái sinh tự nhiên Rừng trồng
Hình 4.5. Sự biến động mật độ cây gỗ tái sinh qua các cấp chiều cao trong các trạng thái thảm thực vật nghiên cứu
Nhìn chung, trong các trạng thái thảm thực vật, cây tái sinh có mật độ giảm dần khi chuyển lên cấp chiều cao lớn hơn. Tuy nhiên, ở rừng tái sinh tự nhiên, tỷ lệ cây tái sinh tăng khi chuyển từ cấp V lên cấp VI, trong khi đó, đồ thị biểu diễn mật độ cây tái sinh theo các cấp chiều cao ở rừng trồng hỗn giao thông và keo giảm liên tục khi chuyển cấp chiều cao.
Ở các trạng thái thảm thực vật, khi chuyển từ cấp I lên cấp II cây, tái sinh có tỷ lệ giảm nhanh chóng. Ở rừng tái sinh tự nhiên, mật độ cây tái sinh ở cấp II (1016 cây/ha) chỉ bằng 53,7% mật độ cây tái sinh ở cấp I (1892 cây/ha). Ở rừng trồng hỗn giao thông và keo, mật độ cây tái sinh ở cấp II (792 cây/ha) chỉ bằng 55,54% mật độ cây tái sinh ở cấp I (1426 cây/ha). Sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
giảm nhanh chóng mật độ cây tái sinh khi chuyển lên cấp II có thể vì độ che phủ của tán cây gỗ và tầng thảm tươi, cây bụi đã ảnh hưởng xấu đến việc sinh trưởng, phát triển của cây tái sinh. Điều này chứng tỏ có sự cạnh tranh không gian dinh dưỡng và ánh sáng của cây mạ, cây con tái sinh với cây bụi, thảm tươi diễn ra khá mạnh mẽ, nên nhiều cá thể bị đào thải. Khi thời gian phục hồi tăng, mật độ cây tái sinh có chiều cao từ 1-2m biến động ít hơn giai đoạn nhỏ tuổi. Bởi vì, khi giai đoạn tuổi tăng lên thì các loài cây luôn có xu hướng vươn cao để lấy ánh sáng, yếu tố cản trở tái sinh không phải chủ yếu là cây bụi , thảm tươi nữa nên thời gian này cần chú ý tỉa thưa, loại bỏ dây leo, cây cong queo, cây có giá trị kinh tế thấp để cải thiện điều kiện chiếu sáng, tạo điều kiện thuận lợi cho cây tái sinh sinh trưởng và phát triển.