Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài và khả năng tái sinh của các loài cây gỗ trong thảm thực vật tự nhiên và rừng trồng ở xã biển động, huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 36 - 99)

4. Đóng góp mới của luận văn

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu thành phần loài, thành phần dạng sống của hai trạng thái thực vật ở khu vực nghiên cứu.

- Nghiên cứu khả năng tái sinh của cây gỗ: Mật độ, tổ thành loài; phân bố cây theo cấp chiều cao; phân bố cây theo mặt phẳng nằm ngang; nguồn gốc và chất lượng cây gỗ tái sinh; biến động mật độ cây gỗ theo vị trí địa hình.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp ô tiêu chuẩn

Tại mỗi trạng thái thảm thực vật, bố trí ngẫu nhiên 5 ô tiêu chuẩn (10 x 10m) để điều tra cây gỗ. Trong mỗi ô tiêu chuẩn, đặt các ô dạng bản (2 x 2m) để điều tra cây bụi, cây thân thảo và cây gỗ tái sinh.

Ô dạng bản được bố trí trong các ô tiêu chuẩn (OTC). Tổng diện tích các ô dạng bản phải đạt ít nhất là 1/3 diện tích ô tiêu chuẩn (Hình 1). Ngoài ra dọc hai bên tuyến điều tra cũng đặt thêm các ô dạng bản phụ để thu thập số liệu bổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sung. Trong mỗi ô tiêu chuẩn và ô dạng bản: Điều tra về thành phần loài, mật độ và kích thước của các loài cây gỗ

+ Kích thước các loài cây gỗ.

Chiều cao của cây gỗ được đo trực tiếp bằng sào có chia vạch đến 0,10 m. Đường kính (D1.3) của cây gỗ được đo bằng thước kẹp với độ chính xác 0,1cm.

+ Mật độ cây gỗ: được tính theo số cây/ha.

+ Thành phần loài: Tên loài cây được xác định theo Nguyễn Tiến Bân (1997), Phạm Hoàng Hộ (1991-1993) và Phan Kế Lộc (1973).

Ô dạng bản ( S = 4m2)

Ô tiêu chuẩn

(S = 100m2)

Hình 2. 1: Cách bố trí các ô dạng bản trong các ô tiêu chuẩn

Hệ số tổ thành: H = ni m i i=1 10 × .n  Trong đó: H: là hệ số tổ thành (tính theo phần mười) ni: là số cây của loài thứ i trong quần xã m: là tổng số loài trong quần xã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nếu ni 5% thì loài đó không được tham gia vào công thức tổ thành.

+ Độ tàn che: được đánh giá bằng tỷ lệ diện tích mặt đất được che phủ bởi tán lá cây gỗ (biểu diễn theo số thập phân).

Cây gỗ tái sinh (có D1.3 < 6cm và chiều cao từ 20cm trở lên) được điều tra trong các ô dạng bản.

Các cây tái sinh được phân chia theo các tiêu chí khác nhau:

- Theo cấp chiều cao: Cấp I (<0,5m), Cấp II (0,5-1m), Cấp III (1-1,5m), Cấp IV (1,5-2m), Cấp V (2-2,5m và Cấp VI (>2,5m)

- Theo cấp phẩm chất: tốt, trung bình và xấu - Theo nguồn gốc: chồi, hạt.

2.3.2. Phương pháp điều tra diện rộng (điều tra theo tuyến)

Lập các tuyến đi song song cắt ngang qua mỗi trạng thái thảm thực vật được nghiên cứu. Cự ly giữa các tuyến 80 - 100m, bề rộng tuyến 2m. Mỗi tuyến điều tra được chia thành các ô dạng bản.

2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu

- Trên tuyến điều tra, quan sát thống kê tất cả các loài đã gặp như tên loài (tên khoa học hay tên địa phương). Thống kê thành phần dạng sống theo Raunkiaer (1934).

- Trong ô tiêu chuẩn và ô dạng bản thu thập các thông tin về thành phần loài, dạng sống, chiều cao vút ngọn (Hvn), mật độ và kích thước cây gỗ. Cụ thể như sau:

+ Đo đếm toàn bộ những cây có chiều cao (chiều cao vút ngọn-Hvn) 4m trở xuống được đo bằng sào có chia vạch đến 0,1m. Đối với cây cao trên 4m được đo bằng thước Blumeleiss đo theo nguyên tắc lượng giác.

+ Nghiên cứu phân bố theo mặt phẳng nằm ngang (phân bố khoảng cách từ một điểm chọn ngẫu nhiên đến các cây lân cận). Áp dụng công thức của Nguyễn Hải Tuất (1990)[56]. Trên diện tích ô tiêu chuẩn các cây phân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bố ngẫu nhiên, chọn ngẫu nhiên một điểm P và đo khoảng cách x từ P đến 6 cây gần nhất để tính trị số trung bình. Khi đó trong phân bố Poisson ta được phép sử dụng tiêu chuẩn U (Phân bố chuẩn) của Clark và Evans để đánh giá khi sử dụng mẫu đủ lớn, qua đó d ự đ o á n đ ượ c thời gian phát triển của quần xã thực vật nơi cư trú.

U tính theo công thức: U = 26136 , 0 6 ). 5 , 0 . (x  

Trong đó: x là trị số trung bình khoảng cách của n lần quan sát

Nếu U 1, 96: phân bố ngẫu nhiên

Nếu U > 1,96: phân bố đều Nếu U < -1,96: phân bố cụm

- Trong ô dạng bản xác định tên loài, đếm số lượng cây tái sinh, đo Hvn, xác định nguồn gốc cây tái sinh (từ hạt, chồi) . Phân loại chất lượng cây tái sinh theo 3 tiêu chuẩn: tốt, trung bình, xấu.

+ Cây tốt (A) là cây có tán lá phát triển đều, tròn, xanh, thân tròn, thẳng, không bị sâu bệnh.

+ Cây trung bình (B) là cây có tán lá bình thường, ít khuyết tật.

+ Cây xấu (C) là cây có tán lá bệnh, sinh trưởng kém, khuyết tật nhiều và bị sâu bệnh.

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu được xử lý theo phướng pháp thống kê sinh học. Sử dụng phần mềm Excell để xử lý và mô hình hoá số liệu.

2.3.5. Phương pháp điều tra trong nhân dân

Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp những người chủ rừng để nắm được các thông tin về nguồn gốc rừng, độ tuổi rừng và những tác động của con người đến thảm thực vật. Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo các thông tin từ các cơ quan chức năng như uỷ ban nhân dân xã, trạm kiểm lâm địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Lục Ngạn là huyện trung du miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang, thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Có toạ độ vị trí địa lý: từ 210 16’ 00’’- 210 34’ 40’’ vĩ độ Bắc và 1060 26’ 30’’- 1060 52’ 00’’ kinh độ Đông.

Phía Bắc giáp huyện Hữu Lũng và huyện Chi Lăng của tỉnh Lạng Sơn. Phía Đông giáp huyện Sơn Động của tỉnh Bắc Giang và huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn.

Phía Tây và Nam giáp huyện Lục Nam của tỉnh Bắc Giang.

Trung tâm huyện lỵ nằm cách thành phố Bắc Giang 40 km về phía Đông, cách Hà Nội 90 km về phía Đông Bắc và cách cửa khẩu Lạng Sơn 120 km về phía Nam. Có trục đường Quốc lộ 31, 279 và nhiều trục đường tỉnh lộ đi qua, tương đối thuận lợi cho giao lưu kinh tế với các vùng miền khác.

Huyện Lục Ngạn có tổng diện tích tự nhiên là 101728,20 ha gồm 29 xã, 1 thị trấn (thị trấn Chũ) và trung tâm huấn luyện Cấm Sơn (không thuộc xã nào).

Xã Biển Động là một xã cách trung tâm huyện Lục Ngạn 21 km về phía đông với tổng diện tích là 1854,22 ha, gồm 10 thôn với tổng số dân là 8364 dân. Xã Biển Động có danh giới như sau:

Phía Đông giáp xã Cẩm Đàn huyện Sơn Động. Phía Tây giáp xã Tân Hoa.

Phía Nam giáp xã Phú Nhuận. Phía Bắc giáp xã Kim Sơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.2. Địa hình

Lục Ngạn là một bồn địa được bao bọc bởi 2 dải núi lớn là Bảo Đài ở phía Bắc và Yên Tử, Huyền Định ở phía Nam và Đông Nam. Địa hình chia thành 2 vùng rõ rệt là vùng cao và vùng thấp.

Vùng thấp bao gồm những dãy đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng có độ cao trung bình từ 100 – 150m so với mực nước biển, độ dốc < 200, rất thuận lợi cho phát triển cây ăn quả và trồng rừng, đặc biệt là xây dựng những mô hình vườn rừng, đồi rừng, trang trại lâm nghiệp…

Vùng cao bao gồm những dãy núi có độ dốc trung bình từ 25 – 300, độ cao trung bình > 300m so với mực nước biển. Vùng này diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn, có thể dùng cho sản xuất kinh doanh rừng trồng.

Vì vậy, có thể nói Lục Ngạn có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế đồi rừng cũng như đẩy mạnh phát triển sản xuất lâm nghiệp.

Xã Biển Động có địa hình đồi núi là chủ yếu, đất ruộng ít, những vùng đất bằng phẳng phục vụ cho nông nghiệp rất nhỏ. Đây cũng là xã có tiềm năng phát triển sản xuất lâm nghiệp.

3.1.3. Đặc điểm thổ nhưỡng

Lục Ngạn có nhiều loại đất khác nhau nhưng chủ yếu là đất Feralit vàng đỏ và nâu xám phát triển trên 3 loại đá mẹ chủ yếu là: sa thạch, phiến thạch và phấn xa. Thành phần cơ giới từ trung bình đến sét nặng, có kết cấu viên, độ xốp lớp đất mặt từ 50 – 70%, khả năng thấm và giữ nước trung bình, hàm lượng mùn trong đất khoảng 4%, đạm từ 0,01 - 0,4%, rất thích hợp cho các loài cây lâm nghiệp, cây ăn quả và cây công nhiệp. Tuy nhiên, do có độ dốc tương đối lớn kiểu bát úp lên cần phải chú ý đến những biện pháp chống xói mòn và rửa trôi đất.

Ngoài ra, còn có diện tích nhỏ đất phù sa được bồi tụ hàng năm ở ven sông, suối được người dân sử dụng trồng lúa nước, hoa màu và cây ăn quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Với tiềm năng đất đai lớn và phù hợp cho sản xuất lâm nghiệp cũng như cây ăn quả, Lục Ngạn đang là một huyện đứng đầu tỉnh Bắc Giang về công tác bảo vệ rừng và trồng rừng cũng như phát triển kinh tế đồi rừng.

Đất của xã Biển Động được hình thành từ đá mẹ như đá phiến thạch sét, đá mắc ma axit, một số ít được hình thành từ đá mắc ma trung tính và đá biến chất. Vì vậy có thể chia đất thành các loại sau:

- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ. - Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa.

- Đất nâu đỏ phát triển trên đá mắc ma bazo và trung tính. - Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sa thạch.

- Đất đỏ vàng phát triển trên đá biến chất.\

Nhìn chung, đất đai của xã chua, hàm lượng mùn, kali, lân ở mức nghèo. Mùn tổng số nhỏ hơn 1,0%.

3.1.4. Khí hậu thủy văn

Theo số liệu của Trạm khí tượng thuỷ văn huyện Lục Ngạn, thời tiết khí hậu khu vực huyện Lục Ngạn năm 2010 như sau:

Nhiệt độ trung bình năm là 23,50C, nhiệt độ cao nhất tập trung vào tháng 5, 6, 7; nhiệt độ thấp nhất tập trung vào tháng 12 và tháng 1, tháng 2 năm sau. Độ ẩm không khí trung bình năm là 75,5%. Số giờ nắng bình quân trong n ă m 1.525 giờ, tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8, 9.

Lục Ngạn chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu Đông Bắc Bộ khá rõ nét với đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè; hanh khô kéo dài và lạnh về mùa đông. Với khí hậu đa dạng như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp. Tuy nhiên lượng mưa lớn về mùa hè làm cho nhiều nơi bị xói mòn, lở đất …điều này làm ảnh h ư ở n g không nhỏ đến phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.5. Hiện trạng sử dụng đất đai và tài nguyên rừng

* Hiện trạng sử dụng đất đai

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 101.728,20 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 37354,80 ha, chiếm 36,72% diện tích đất tự nhiên. Trong tổng số 37354,80 ha đất có rừng thì diện tích rừng trồng phòng hộ là 9723,18 ha (chiếm 26,03%), đất trồng rừng sản xuất 27631,62 ha (chiếm 73,97%). Diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp là 8826,89 ha. Qua đây chúng ta có thể thấy diện tích đất trống còn lớn, đây là cơ hội và tiềm năng cho phát triển rừng.

* Thực vật rừng

+ Rừng tự nhiên: Tổ thành loài khá phong phú với nhiều loài cây gỗ. Tuy nhiên, do khai thác quá mức và không hợp lý trong nhiều thập kỷ qua nên hiện nay chỉ còn tập trung chủ yếu tại rừng phòng hộ Cấm Sơn và vùng cao giáp huyện Sơn Động trong đó có xã Biển Động.

+ Rừng trồng: Các loài cây trồng rừng chủ yếu là những loài cây nhập nội, sinh trưởng nhanh, cung cấp nguyên liệu giấy, gỗ trụ mỏ hoặc Bạch đàn, Thông, Keo…

3.2. Tình hình kinh tế xã hội vùng nghiên cứu

3.2.1. Dân sinh

* Dân số: Dân số toàn huyện là 207.388 người, trong đó có 105.740 nam (chiếm 50,98%) và 101.648 nữ (chiếm 49,02%) tỷ lệ tăng dân số hàng năm 1,17%.

* Lao động: Với khoảng 89.000 n g ư ờ i trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng 43% tổng dân số, lao động nông lâm nghiệp chiếm 85%, hầu hết là lao động chưa có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Lục Ngạn là một địa phương khá thuận lợi để phát triển sản xuất, đặc biệt là ngành nông lâm nghiệp vốn là thế mạnh của một huyện miền núi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Dân tộc: Trong huyện có nhiều dân tộc anh em khác nhau cùng chung sống, nhưng chủ yếu 8 dân tộc chính là Kinh, Tày, Nùng, Sán Chí, Sán Dìu, Cao Lan, Hoa, Dao, sinh sống ở 397 thôn, bản. Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán khác nhau, có nền văn hoá riêng theo tộc người.

Xã Biển Động có 10 thôn, 1893 hộ với tổng số dân là 8364 khẩu. Dân số phân bố không đồng đều, tập trung nhiều nhất ở thôn Biển Dưới, Biển Trên, Biển Giữa và Phố Biển. Sự phân bố không đồng đều là do điều kiện tự nhiên của xã, do tập quán và điều kiện phát triển, người Kinh sống tập trung ở các thôn đông dân, kinh tế phát triển còn người dân tộc sống ở các nơi xa trung tâm. Nên từ đó đã hình thành mạng lưới dân cư không tập trung mà hình thành các khu dân cư nhỏ lẻ theo hình thái thôn bản. Hiện trạng dân số được trình bày cụ thể qua bảng 3.1 sau:

Bảng 3.1. Hiện trạng dân số xã Biển Động

STT Thôn Số hộ Số khẩu 1 Ba Lều 169 715 2 Biển Dưới 234 1089 3 Biển Giữa 279 1216 4 Biển Trên 267 1046 5 Đồng Man 177 837 6 Khuyên 96 424 7 Quéo 67 301 8 Thảo 138 578 9 Thùng Thình 194 798 10 Phố Biển 272 1360

Toàn xã có 5 dân tộc anh em sinh sống là: Kinh, Tày, Nùng, Hoa và Cao lan sống xen canh, xen cư lâu đời, có 2 thôn đặc biệt khó khăn là Khuyên và Quéo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.2. Sản xuất nông, lâm nghiệp

* Nông nghiệp

Tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện Lục Ngạn là 28657,52 ha. Trong đó diện tích đất trồng cây ăn quả chiếm phần lớn là 21925 ha, diện tích đất trồng lúa là 5211,46 ha. Sản lượng lương thực bình quân theo đầu người là 246kg/người/năm. Công tác chăn nuôi của huyện cũng đem lại thu nhập lớn cho người dân, toàn huyện có tổng đàn Trâu là 21670 con, tổng đàn Bò là 6445 con, đàn Lợn là 136630 con.

Diện tích đất nông nghiệp của xã Biển Động là 418,5 ha. Sản lượng lương thực bình quân theo đầu người là 214kg/người/năm. Về chăn nuôi thì toàn xã có tổng đàn Trâu là 436 con, đàn Bò là 34 con, đàn Lợn là 4150 con. Đối với cây ăn quả, đặc biệt là vải thiều tiếp tục phát triển, tổng diện tích là 800,7 ha sản lượng đạt 1725 tấn. Ngoài ra còn có cây Hồng nhân hậu với diện tích là 50 ha, sản lượng ước đạt 68 tấn. Tuy nhiên giá cả bấp bênh theo từng năm làm cho không ít người dân ít chú trọng đầu tư chăm sóc.

* Lâm nghiệp

Ngành lâm nghiệp của huyện đang chuyển dần từ hướng khai thác sang trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng.

Tại xã Biển Động từ việc chỉ đạo trồng rừng, cho thuê rừng đến nay đã cấp giống trồng mới khoảng 70 ha chủ yếu là keo và thông. Năm 2011 có xảy

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài và khả năng tái sinh của các loài cây gỗ trong thảm thực vật tự nhiên và rừng trồng ở xã biển động, huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 36 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)