4. Đóng góp mới của luận văn
4.1.1. Thành phần loài thực vật
Kết quả điều tra về thành phần loài của các trạng thái thực vật nghiên cứu tại xã Biển Động huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang, chúng tôi đã bước đầu thống kê được 231 loài thuộc 182 chi của 82 họ gồm 4 ngành thực vật bậc cao có mạch là: Ngành Thông đất (Licopodiophyta), ngành Mộc tặc (Equisetophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Mộc lan (Magnoliophyta), (bảng 4.1) sau:
Bảng 4.1. Số lượng và tỷ lệ (%) taxon thực vật ở khu vực nghiên cứu
STT Tên ngành Họ Chi Loài Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Thông đất (Licopodiophyta) 2 2,44 2 1,10 2 0,87 2 Mộc tặc (Equisetophyta) 1 1,22 1 0.55 1 0,43 3 Dương xỉ (Polypodiophyta) 4 4,88 5 2,75 6 2,60 4 Mộc lan (Magnoliophyta) 75 91,46 174 95,60 222 96,10 4.1. Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) 64 78,05 154 84,62 199 86,15 4.2. Lớp hành (Liliopsida) 11 13,41 20 10,98 23 9,96 Tổng 82 100 182 100 231 100
Qua số liệu trên cho thấy thành phần thực vật ở khu vực nghiên cứu là tương đối phong phú và đa dạng. Trong đó ngành Mộc lan (Magnoliophyta) vẫn chiếm ưu thế về số loài, số chi, số họ ở các điểm nghiên cứu. Cụ thể ngành này
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
có số loài chiếm 96,10%; số chi chiếm 95,60%; số họ chiếm 91,46% tổng số loài, chi, họ của các trạng thái thảm thực vật nghiên cứu. Điều này hoàn toàn hợp lý vì ngành Mộc lan luôn thể hiện ưu thế của chúng (với sự xuất hiện của nhiều loài) trong hệ thực vật. Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) trong khu vực nghiên cứu cũng thấy xuất hiện 6 loài (chiếm 2,60% tổng số loài của các trạng thái thảm thực vật nghiên cứu) thuộc 5 chi (chiếm tỷ lệ 2,75%) của 4 họ (chiếm tỷ lệ 4,88%). Ngành Thông đất (Licopodiophyta) gặp 2 loài (chiếm 0,87% tổng số loài của các trạng thái thảm thực vật nghiên cứu) thuộc 2 chi (chiếm tỷ lệ 1,10%) của 2 họ (chiếm tỷ lệ 2.44%). Còn lại là ngành Mộc tặc (Equisetophyta) chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ gặp 1 loài duy nhất (chiếm 0,43% tổng số loài có mặt) , đó là loài Cỏ quản bút ( Equisetum ramosissimum). Như vậy có thể thấy rằng sự phân bố của các taxon trong các ngành là không đồng đều. Ngay trong cùng một ngành thì sự phân bố của các taxon cũng có sự khác nhau rõ rệt. Ví dụ trong ngành Mộc lan (Magnoliophyta) số họ thuộc lớp Mộc lan (Magnoliopsida) vẫn chiếm ưu thế (75/82 họ; 222/231 loài) so với lớp Hành (Liliopsida) chỉ có (11/82 họ; 23/231 loài). 0 20 40 60 80 100 HỌ CHI LOÀI Licopodiophyta Equisetophyta Polypodiophyta Magnoliosida
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tại các trạng thái thảm thực vật nghiên cứu, chúng tôi đã thống kê được số chi, số họ và số loài trình bày ở bảng 4.2
Bảng 4.2. Số lượng và tỷ lệ (%) các họ, các chi, các loài trong các trạng thái thực vật nghiên cứu
TT Các trạng thái TTV Họ Chi Loài Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Rừng tái sinh tự nhiên 80 97,56 161 88,46 195 84,42 2 Rừng trồng hỗn giao thông và keo 54 65,86 108 59,34 131 56,71 0 20 40 60 80 100 Họ Chi Loài
Rừng tái sinh tự nhiên Rừng trồng
Hình 4.2. Biểu đồ về số họ, số chi và số loài thực vật trong các trạng thái thực vật nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong các trạng thái thực vật, số lượng loài trong mỗi họ cũng khác nhau. Họ có số loài nhiều nhất là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) tới 23 loài. Tiếp đến là họ Cà phê (Rubiaceae) với 14 loài, Họ Cúc (Asteraceae) và họ Dâu tằm (Moraceae) đều có 11 loài, họ Cam (Rutaceae) có 8 loài, họ Cỏ roi ngựa
(Verbenaceae) có 7 loài, có 3 họ có 6 loài là họ Đơn nem (Myrsinaceae) họ Trôm (Sterculiaceae) và họ Cói (Cyperaceae), họ Na (Annonaceae) và họ Đậu (Fabaceae), họ Hòa thảo (Poaceae) đều có 5 loài, năm họ có 4 loài, chín họ có 3 loài, 21 họ có 2 loài và 35 họ có 1 loài (phụ lục 1, bảng 4.3).
Bảng 4.3. Sự biến động về số loài trong các họ thực vật ở khu vực nghiên cứu Số loài/họ Tổng 1 2 3 4 5 6 7 8 11 14 23 Số họ tương ứng 35 21 9 5 3 3 1 1 2 1 1 82 Số loài 35 42 27 20 15 18 7 8 22 14 23 231
Số lượng chi trong mỗi họ cũng rất biến động, họ có nhiều chi nhất là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 16 chi, tiếp đến là họ Cà phê (Rubiaceae) có 12 chi, Họ Cúc (Asteraceae) có 9 chi,họ Cam (Rutaceae) có 6 chi, họ Hòa thảo
(Poaceae) họ Dâu tằm (Moraceae) và họ Đậu (Fabaceae) đều có 5 chi, bẩy họ có 4 chi, sáu họ có 3 chi, 16 họ có 2 chi và 46 họ có 1 chi (phụ lục 1, bảng 4.4).
Bảng 4.4 Sự biến động về số chi trong các họ thực vật ở khu vực nghiên cứu Số chi/họ Tổng 1 2 3 4 5 6 9 12 16 Số họ tương ứng 46 16 6 7 3 1 1 1 1 82 Số chi 46 32 18 28 15 6 9 12 16 182
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong mỗi trạng thái thảm thực vật thì tỷ lệ về số loài của các họ giàu loài nhất được xem là bộ mặt của hệ thực vật (bảng 4.5).
Bảng 4.5. Số loài trong các họ giàu loài nhất ( từ 4 loài trở lên) trong các trạng thái thực vật nghiên cứu
STT Tên họ Các trạng thái TTV
Rừng tái sinh tự nhiên Rừng trồng
1 Acanthaceae 4 2 Annonaceae 5 3 Apocynaceae 4 4 Asteraceae 7 8 5 Caesalpiniaceae 4 6 Euphorbiaceae 18 17 7 Fabaceae 4 8 Laurceae 4 9 Moraceae 11 4 10 Myrsinaceae 6 5 11 Rubiaceae 10 10 12 Rutaceae 5 13 Sterculiaceae 6 14 Poaceae 5 5 15 Cyperaceae 5 Tổng cộng 89 58
Số liệu trên cho thấy rừng tái sinh tự nhiên có số họ giầu loài (13 họ) hơn rừng trồng hỗn giao thông và keo (8 họ). Như vậy có thể khẳng định rằng trong quá trình phục hồi rừng ở khu vực nghiên cứu thì rừng tái sinh tự nhiên có mức độ đa dạng cao về thành phần họ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong các chỉ tiêu về cấu trúc hệ thống của hệ thực vật, thì hệ số họ (số chi trung bình của một họ), hệ số chi (số loài trung bình của một chi) và số loài trung bình của một họ là các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá thảm thực vật.
Xét chung cả hai trạng thái thảm thực vật nghiên cứu, hệ thực vật có hệ số họ là 2,22; hệ số chi là 1,27; số loài trung bình của một họ là 2,82. Tuy nhiên các chỉ tiêu này ở các trạng thái thảm thực vật lại có sự khác biệt (bảng 4.6).
Bảng 4.6. Một số chỉ tiêu về cấu trúc hệ thống của các thảm thực vật
STT Trạng thái thảm
thực vật Hệ số họ Hệ số chi
Số loài trung bình của một họ
1 Rừng tái sinh tự nhiên 2,01 1,21 2,44
2 Rừng trồng 2,00 1,21 2,42
Qua bảng 4.6 ta thấy rằng tại rừng tái sinh tự nhiên có hệ số họ là 2,01; hệ số chi là 1,21; số loài trung bình của một họ là 2,44, còn ở rừng trồng thì có hệ số họ là 2,00; hệ số chi là 1,21 và số loài trung bình của một họ là 2,42.
4.1.1.1. Rừng tái sinh tự nhiên
Địa điểm chúng tôi khảo sát và tiến hành nghiên cứu có độ cao từ 100 – 300m, độ dốc từ 200
– 250 không có đá lộ đầu, trước kia là rừng nguyên sinh sau quá trình khai thác chọn thì những địa điểm này được được giao cho từng hộ dân nhờ chủ trương giao đất, giao rừng của nhà nước. Do vậy các địa điểm này được hộ dân trông giữ và phục hồi tự nhiên đến nay khoảng 20 năm.
Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi đã thống kê ở rừng tái sinh tự nhiên được 195 loài của 161 chi, thuộc 80 họ. Số lượng loài trong mỗi họ cũng khác nhau. Họ có số loài nhiều nhất là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) tới 18 loài. Tiếp đến là họ Dâu tằm (Moraceae) có 11 loài, họ Cà phê (Rubiaceae) với 10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
loài, Họ Cúc (Asteraceae) có 7 loài, họ Đơn nem (Myrsinaceae) họ Trôm
(Sterculiaceae) đều có 6 loài, họ Cam (Rutaceae) họ Na (Annonaceae) và họ Hòa thảo (Poaceae) đều có 5 loài, 4 họ có 4 loài , 11 họ có 3 loài, 17 họ có 2 loài và 39 họ có 1 loài (phụ lục 1, bảng 4.7).
Bảng 4.7.Sự phân bố số loài trong các họ thực vật ở rừng tái sinh tự nhiên
Số loài/họ Tổng
1 2 3 4 5 6 7 10 11 18
Số họ tương ứng 39 17 11 4 3 2 1 1 1 1 80
Số loài 39 34 33 16 15 12 7 10 11 18 195
Số lượng chi trong mỗi họ cũng khác nhau. Họ có số chi nhiều nhất là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) tới 15 chi. Tiếp đến là họ Cà phê (Rubiaceae) với 8 chi, Họ Cúc (Asteraceae) có 7 chi, họ Hòa thảo (Poaceae) và họ Dâu tằm (Moraceae) đều có 5 chi, 8 họ có 4 chi, 4 họ có 3 chi, 14 họ có 2 chi và 49 họ có 1 chi (phụ lục 1, bảng 4.8).
Bảng 4.8. Sự phân bố số chi trong các họ thực vật ở rừng tái sinh tự nhiên Số chi/họ
Tổng
1 2 3 4 5 7 8 15
Số họ tương ứng 49 14 4 8 2 1 1 1 80
Số chi 49 28 12 32 10 7 8 15 161
Ở trạng thái rừng tái sinh tự nhiên xã Biển Động, thành phần loài cây gỗ chiếm nhiều hơn rừng trồng. Trong đó các loại cây gỗ có giá trị kinh tế cao xuất hiện ngày càng tăng, chiếm ưu thế là Lim xanh (Erythrophleum fordii), trám trắng (Canarium album), trám đen (C. tramdenum), dẻ gai (Castanopsis armata)…Còn lại là các loại cây gỗ như Hoắc quang (Wendlandia paniculata), Sau sau (Liquidambar formosana)...số lượng giảm hẳn. Một số loài cây gỗ xuất hiện ở trạng thái cây bụi lại không xuất hiện ở cây gỗ như Màng tang,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
muối…Như vậy các loài cây gỗ ưa sáng dần mất đi, thay vào đó là sự phát triển ưu thế của các loài cây gỗ ưa bóng vì khi rừng khép tán, độ che phủ của các loài càng cao thì sự đào thải các loài kém thích nghi là điều tất yếu. Vì vậy với đặc tính ưa sáng nhưng chịu bóng khi còn nhỏ nên Lim xanh
(Erythrophleum fordii) có tính thích nghi mạnh phân bố với số lượng lớn. Thành phần cây bụi chủ yếu trong kiểu trạng thái rừng non này là các loài: Lấu (Psychotria rubra), Găng gai (Randia spinosa), ... Có nhiều loài cây bụi không thấy xuất hiện ở đây như: Sim (Rhodomyrtus tomentosa),
Mua thường (Melastoma normale), Bọ mẩy (Clerodendrum cyrtophyllum),...
Thành phần các loài thân thảo gồm có các loài như: Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ rác (Microstegium vagans), Chè vè (Miscanthus floridulus), Cỏ lá tre (Oplismenus compositus), Cỏ chít (Thysanolaena maxima), Dương xỉ thường (Crylosorus parasiticus). Ngoài ra, còn phải kể đến hệ thống dây leo như: Dây vằng trắng (C. granulata), Sắn dây rừng
(Pueraria montana), Bòng bong (Lygodium flexuosum)....
Xét về giá trị tài nguyên thì ở rừng tái sinh tự nhiên nơi đây còn có một số loài cây gỗ có giá trị như Lim xanh, Dẻ gai …Còn phần lớn là các loài cây gỗ có giá trị sử dụng, giá trị kinh tế không cao.
4.1.1.2. Rừng trồng hỗn giao thông và keo
Địa điểm chúng tôi tiến hành khảo sát và nghiên cứu là rừng trồng hỗn giao thông và keo trên nền thảm cây bụi có độ cao trên 300m, độ dốc 300, đất bị xói mòn mạnh, trước kia đây là rừng nguyên sinh nhưng sau quá trình khai thác kiệt người dân tiến hành làm nương rẫy. Khi nhà nước có chính sách trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc theo nhiều dự án như : 327, 661, PAM…Năm 1996 nơi đây được trồng rừng theo dự án Việt –Đức, trồng hỗn giao thông và keo, cứ 3 hàng thông thì một hàng keo. Vậy tuổi các rừng trồng này đến nay được 16 năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã thống kê được 131 loài thuộc 108 chi của 54 họ thực vật bậc cao có mạch. Số lượng loài trong từng họ có sự khác nhau. Họ có số loài nhiều nhất là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) tới 17 loài. Tiếp đến là họ Cà phê (Rubiaceae) với 10 loài, họ Cúc (Asteraceae) có 8 loài, họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) có 7 loài, họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Hòa thảo (Poaceae) và họ Cói (Cyperaceae) đều có 5 loài, họ Dâu tằm (Moraceae), họ Ôrô (Acanthaceae) cùng có 4 loài, 7 họ có 3 loài, 7 họ có 2 loài và các họ còn lại mỗi họ có 1 loài.( bảng 4.9).
Bảng 4.9. Sự phân bố các loài trong các họ thực vật ở rừng trồng
Số loài/họ
Tổng
1 2 3 4 5 7 8 10 17
Số họ tương ứng 31 7 7 2 3 1 1 1 1 54
Số loài 31 14 21 8 15 7 8 10 17 131
Ở rừng trồng số lượng chi trong từng họ cũng khác nhau. Họ có nhiều chi nhất là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) tới 13 chi. Tiếp đến là họ Cà phê
(Rubiaceae) với 9 chi, họ Cúc (Asteraceae) có 7 chi, họ Hòa thảo (Poaceae) có 5 chi, họ Đơn nem (Myrsinaceae) có 4 chi, họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) , họ Cói (Cyperaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Ôrô (Acanthaceae) họ Rau dền (Amarranthaceae), họ Xoài (Anacardiaceae) cùng có 3 chi, 9 họ có 2 chi và các họ còn lại chỉ có 1 chi (bảng 4.10).
Bảng 4.10. Sự phân bố các chi trong các họ thực vật ở rừng trồng
Số chi/họ
Tổng
1 2 3 4 5 7 9 13
Số họ tương ứng 34 9 6 1 1 1 1 1 54
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thảm thực vật ở đây có độ che phủ thấp (khoảng 40%) với điều kiện sống không thuận lợi : Nhiệt độ không khí và nhiệt độ đất cao, độ ẩm không khí và độ ẩm đất thấp, cường độ ánh sáng mạnh, đất bị rửa trôi xói mòn mạnh, hàm lượng dinh dưỡng thấp, đất trơ sỏi đá, nhiều kết vón bạc màu, kết cấu rời rạc, không có tầng mùn không có tầng thảm mục. Vì vậy, trong thảm thực vật này số lượng loài thực vật ít hơn so với rừng tái sinh tự nhiên.
Ở đây, thành phần cây gỗ chủ yếu là cây có kích thước nhỏ, ưa sáng, ít có giá trị kinh tế, có thời gian sống gắn như: Na rừng (Alphonsea tonkinensis),
Thầu tấu (Aporosa dioica), Màng tang (Litsea cubeba)…
Thành phần cây bụi chiếm phần lớn diện tích, gồm các loài sau: Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Ké hoa đào (Urena lobata), Vú bò lá nguyên
(Ficus hirta), Mua thường (Melastoma normale), Sim (Rhodomyrtus tomentosa)…
Thành phần thảm tươi bao gồm các loài của họ Hoà thảo (Poaceae),
họ Cúc (Asteraceae) và ngành Dương xỉ. Cụ thể các loài thường gặp là: Cỏ tranh (Imperata cylindica), Cỏ rác lông (Microstegium ciliatum), Cỏ chè vè
(Miscanthus floridulus)…
Ngoài ra, còn phải kể đến hệ thống dây leo hoặc bụi leo với những loài như: Bìm bìm hoa trắng (Ipomoea alba), Dây hạt bí (Dischidia acuminate),
Dây mật (Derris ellptica).
Tóm lại : Cả 2 trạng thái đều có cùng điều kiện lập địa. Nguồn gốc trước kia là rừng tự nhiên, sau khi bị khai thác những cây gỗ lớn và chặt trắng rồi trở thành đất bị bỏ hoang. Tuy nhiên, số loài thực vật trong hai trạng thái có sự khác nhau rất lớn. Ở trạng thái rừng trồng hỗn giao thông và keo có 131 loài nhưng đến rừng tái sinh tự nhiên thì co 195 loài. Những cây ưa bóng, có giá trị kinh tế cao thay thế dần những loài cây ưa sáng, thời gian sinh trưởng ngắn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua việc xem xét về đa dạng thành phần loài ta thấy sự tác động của con người đóng vai trò rất quan trọng vào mức độ đa dạng loài thực vật trong quần xã.
Như vậy, trong cùng điều kiện lập địa, hai trạng thái thực vật rất điển hình ở khu vực mà chúng tôi nghiên cứu đã phản ánh sự khác nhau về thành phần loài, sự phát triển của các loài ưu thế và sự thay thế đào thải của các loài kém thích nghi trong quá trình diễn thế phục hồi thảm thực vật rừng.