Đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ cây gỗ tái sinh

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài và khả năng tái sinh của các loài cây gỗ trong thảm thực vật tự nhiên và rừng trồng ở xã biển động, huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 66 - 70)

4. Đóng góp mới của luận văn

4.2.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ cây gỗ tái sinh

Qua số liệu thu thập được của hai trạng thái thảm thực vật nghiên cứu, chúng tôi đã thống kê được cấu trúc tổ thành và mật độ cây gỗ tái sinh được trình bày ở bảng 4.13.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.13. Cấu trúc tổ thành, mật độ cây gỗ tái sinh của các trạng thái thảm thực vật nghiên cứu

TT

Rừng trồng Rừng tái sinh tự nhiên

Tên loài Mật độ (cây/ha) Tổ thành (%) Tên loài Mật độ (cây/ha) Tổ thành (%)

1 Sau sau 564 17,17 Lim xanh 768 16,79

2 Thành ngạnh 477 14,52 Chẹo Ấn Độ 542 11,85 3 Ba soi 423 12,88 Dẻ gai Ấn Độ 412 9,00 4 Màng Tang 312 9,50 Vạng trứng 361 7,89 5 Vạng trứng 217 6,61 Vàng anh 321 7,02 6 Đom đóm 211 6,43 Trám trắng 306 6,69 7 Mảnh cộng 207 6,30 Ba soi 276 6,04

8 Thàu táu 177 5,39 Màng tang 268 5,86

9 Thừng

mực mỡ 175 5,33 Lim vang 262 5,73

10 Xoan 241 5,27

8 loài khác 521 15,86 13 loài khác 816 17,84

Tổng 17 3284 100 23 4573 100

4.2.1.1. Rừng tái sinh tự nhiên

Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy, trạng thái rừng tái sinh tự nhiên có 23 loài cây gỗ tái sinh xuất hiện, mật độ 4573 cây/ha. Trong đó có 10 loài tham gia vào công thức tổ thành. Công thức tổ thành của cây gỗ trong lớp tái sinh là :

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1,68 lim xanh + 1,18 chẹo ấn độ + 0,9 dẻ gai + 0,79 vạng trứng + 0,7 vàng anh +0,67 trám trắng + 0,60 ba soi + 0,59 màng tang + 0,57 lim vang + 0,53 xoan + 1,78 các loài khác.

Trong đó Lim xanh (Erythrophleum Fordii) mật độ cao nhất là 768 cây/ha, Chẹo Ấn độ (Engelhardtia roxburghiana) mật độ cao là 542 cây/ha; Dẻ gai Ấn độ (Castanopsis indica) mật độ 412 cây/ha ; Vạng trứng (Endospermum) mật độ 361 cây/ha ; Vàng anh (Saraca dives) mật độ 321 cây/ha; Trám trắng (Canarium album) chiếm tỷ lệ tổ thành (6,69%) mật độ 306 cây/ha; Ba soi (Macaranga denticulata) mật độ 276 cây/ha; Màng tang (Litsea cubeba) mật độ 268 cây/ha; Lim vang (Pelthophorum tonkinense)

mật độ 262 cây/ha; Xoan (Melia azedarach) mật độ 241 cây/ha

4.2.1.2. Rừng trồng hỗn giao thông và keo

Tại trạng thái này có tổng số 17 loài cây gỗ tái sinh xuất hiện mật độ 3284 cây/ha. Có 9 loài cây gỗ tái sinh tham gia vào công thức tổ thành. Công thức tổ thành loài cây gỗ trong lớp tái sinh của thảm thực vật này là :

1,72 sau sau + 1,45 thành ngạnh + 1,29 ba soi + 0.95 màng tang + 0,66 vạng trứng + 0,64 đom đóm + 0,63 mảnh cộng + 0,54 thàu táu + 0,53 thừng mực mỡ.

Trong đó Sau sau (Liquidambar formosana) mật độ lớn nhất 564 cây/ha; Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinense) có mật độ 477 cây/ha; Ba soi (Macaranga denticulata) có mật độ 423 cây/ha, Màng tang (Litsea cubeba) có mật độ 312 cây/ha, Vạng trứng (Endospermum chinense) có mật độ 217 cây/ha, Mảnh cộng (Clinacanthus nutans) có mật độ 207 cây/ha, Đom đóm (Alchornea rugosa) có mật độ 211 cây/ha, Thàu táu (Aporosa dioica) có mật độ 117 cây/ha, tỷ lệ tổ thành đạt 5,39%, Thừng mực mỡ (Wrightia balansae) có mật độ 175 cây/ha.Trong trạng thái này hầu hết các loài tham gia vào công thức tổ thành đều là những loài cây ưa sáng, có tốc độ sinh trưởng nhanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tóm lại, mật độ cây gỗ tái sinh là một chỉ tiêu quan trọng trong nghiên cứu quá trình phục hồi rừng nói riêng và xu hướng diễn thế của thảm thực vật rừng nói chung. Nếu so sánh mật độ cây gỗ của hai trạng thái thảm thực vật nghiên cứu tại xã Biển Động, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang với kết quả nghiên cứu về mật độ cây gỗ tái sinh trên các thảm thực vật của các tác giả khác cũng có sự khác biệt. Theo Hà Văn Tuế và cộng sự, (1995),[52] mật độ cây tái sinh có thể lên đến 18.780 cây/ha còn theo Lê Trọng Cúc, Phạm Hồng Ban, (1996), [16] mật độ cây gỗ tái sinh tự nhiên sau nương rẫy chỉ dao động trong khoảng 502 – 522 cây/ha. Sự khác biệt này có thể do nhiều nguyên nhân: nguồn gốc của thảm thực vật (sau khai thác kiệt, sau nương rẫy, sau khai thác khoáng sản…), tuổi của thảm thực vật, các nhân tố vô sinh (tiểu khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, lượng nước ngầm, hàm lượng các chất dinh dưỡng…) và các nhân tố hữu sinh (độ che phủ của thảm thực vật, nguồn gieo giống, mật độ của cây gỗ, cây bụi và thảm tươi, tác động của con người…)

Các trạng thái thảm thực vật ở xã Biển Động, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang có điều kiện thuận lợi về nguồn gieo giống do ở gần các điểm nghiên cứu vẫn còn tồn tại các trạng thái rừng nghèo do khai thác và các trạng thái rừng non phục hồi, khó khăn ở đây là có điều kiện thổ nhưỡng khô cằn, điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên cây gỗ tái sinh có mật độ không lớn như rừng trồng hỗn giao thông và keo có mật độ cây gỗ tái sinh là 3284 cây/ha.

Về thành phần của cây gỗ tái sinh chủ yếu là các loài cây gỗ ở tầng cây cao. Tại trạng thái rừng tái sinh tự nhiên còn có một số loài cây gỗ có giá trị kinh tế cao như : Lim xanh, Chẹo Ấn Độ, Dẻ gai Ấn Độ..., còn phần lớn cây gỗ tái sinh của hai trạng thái thảm thực vật là các loài có kích thước nhỏ, ưa sáng, giá trị sử dụng gỗ thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài và khả năng tái sinh của các loài cây gỗ trong thảm thực vật tự nhiên và rừng trồng ở xã biển động, huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)