Giao thông thủy lợi

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài và khả năng tái sinh của các loài cây gỗ trong thảm thực vật tự nhiên và rừng trồng ở xã biển động, huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 46 - 47)

4. Đóng góp mới của luận văn

3.2.3. Giao thông thủy lợi

Mạng lưới giao thông của huyện Lục Ngạn gồm cả đường bộ và đường sông:

- Về đường bộ: Có 38 km quốc lộ 31, tuyến đường Bắc Giang - Lục Ngạn - Sơn Động - Đình Lập gặp quốc lộ 4A Lạng Sơn đi ra cảng Mũi Chùa – Tiên Yên và cửa khẩu Móng Cái - Quảng Ninh. Ngoài quốc lộ 31, Lục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngạn còn có các tuyến đường tỉnh lộ 279, 285, 290 đi qua với tổng chiều dài là 85 km. Hệ thống đường liên thôn, liên xã đang dần được nhựa hóa và bê tông hoá.

- Đường sông: Có sông Lục Ngạn với chiều dài 32 km bắt nguồn từ Lạng Sơn - Sơn Động - Lục Ngạn - Lục Nam và chảy về sông Thương, Bắc Giang.

Hệ thống thủy lợi: Toàn huyện có 235 hồ đập với tổng diện tích 350 ha, trong đó có 4 hồ lớn là Khuôn Thần, Làng Thum, Đá Mài và Trại Muối; còn lại là hồ đập nhỏ và hồ trung. Hệ thống kênh mương dài 450 km. Trong đó, kênh cấp I, cấp II là 20 km, còn lại 430 km kênh mương nội đồng. Trong đó đã cứng hoá được là 180 km. Hệ thống trạm bơm đã được xây dựng ở các hồ đập lớn và trung thuỷ nông, với tổng số là 39 trạm bơm.

Hệ thống điện quốc gia: Trên địa bàn huyện có 245 km đường dây 35 kv, 25 km đường dây 10 kv và 165 trạm biến áp phụ tải, với tổng lượng điện phát ra là 35.562.000 kw/giờ. Đến nay, 100% số xã trong toàn huyện đã có điện lưới quốc gia phục vụ cho đời sống dân sinh và phục vụ sản xuất. Tổng diện tích giao thông trong xã Biển Động 78,93 ha, có quốc lộ 31 chạy qua lên huyện Sơn Động, các đường liên thôn đã được bê tông hóa nâng tổng số đường bê tông của xã lên 5800 m. Diện tích thủy lợi của xã là 59,43 ha có trên 10 km mương đảm bảo tưới tiêu cho 10 ha lúa và hoa màu. Trên địa bàn xã cũng xây dựng hồ đập chứa nước và ngăn nước khi lũ về.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài và khả năng tái sinh của các loài cây gỗ trong thảm thực vật tự nhiên và rừng trồng ở xã biển động, huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)