Bồi dưỡng, nâng cao trình độc ủa cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp tư nhân tùng phát, thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 60)

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TÙNG PHÁT

3.2.5Bồi dưỡng, nâng cao trình độc ủa cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp

quan tâm nhất của các đối tượng liên quan. Mặc dù mới thành lập nhưng doanh nghiệp đã bước đầu làm ăn có lãi tuy mức lãi chưa cao và có xu hướng giảm xuống do vậy doanh nghiệp cần có chính sách để tăng lợi nhuận trong thời gian tới.

Lợi nhuận là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của công ty. Do vậy để nâng cao lợi nhuận thì phải tăng doanh thu và giảm chi phí. Biện pháp tăng doanh thu có thể tham khảo ở phần trên. Để giảm chi phí doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch hoạt động kinh doanh cụ thể, khoa học, đảm bảo số lượng và chất lượng có như thế mới có thể giảm được sự lãng phí về vật lực và nguồn nhân lực.

3.2.5 Bồi dưỡng, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp nghiệp

Mục đích của biện pháp

Trong bất kỳ một tổ chức nào thì yếu tố con người luôn chiếm một vai trò quan trọng. Trình độ của cán bộ công nhân viên, kỹ sư quyết định một phần đến kết quả kinh doanh của công ty. Khi trình độ của họ vẫn còn yếu kém thì việc xử lý trong công việc sẽ không đạt yêu cầu, đội ngũ không đồng đều là một nguyên nhân làm cho hiệu quả công việc thấp. Vì vậy bồi dưỡng và nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên là một điều hết sức cấp bách và cần thiết.

ngắn hạn cũng như dài hạn nhằm bổ sung những kiến thức chuyên môn mới cho nhân viên.

Phải chú trọng trong khâu tuyển dụng nhân sự, cần phải tuyển những người có trình độ chuyên môn phù hợp (đặc biệt là những người đảm nhiệm chức năng kỹ thuật và kế toán) có thể đảm nhiệm trách nhiệm với từng vị trí tuyển dụng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải có những chính sách khen thưởng xứng đáng cho những ai làm xuất sắc công việc được giao nhằm khuyến khích,động viên, cổ vũ tinh thần người lao động, như vậy họ có thể cống hiến hết mình vì doanh nghiệp.

3.3 Kiến nghị

Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực tế tại doanh nghiệp tư nhân Tùng Phát em thấy: tình hình tài chính của công ty trong năm 2010, 2011 là không có nhiều tín hiệu khả quan so với năm 2009, thậm chí một số chỉ tiêu còn thấp hơn so với năm 2009, mặc dù tổng tài sản có tăng lên nhưng doanh thu lại có xu hướng giảm xuống dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản và hiệu quả sử dụng tổng tài sản rất kém. Hàng tồn kho quá lớn làm cho khả năng thanh toán nhanh của công ty thấp. Vì vậy, trong thời gian tới công ty cần phải có những chiến lược. những giải pháp kinh doanh hiệu quả hơn để có thể phát huy những thế mạnh của mình. Từ đó khẳng định được vị thế cũng như uy tín của mình trên thị trường.

Qua đây, em cũng xin được đóng góp một vài giải pháp hy vọng có thể góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp:

Thứ nhất: Cần giải quyết nhanh khối lượng hàng tồn kho còn tồn đọng quá nhiều bằng việc đẩy nhanh thực thi các chi phí xây dựng cơ bản dở dang.

Thứ hai: Tiếp tục phát huy khả năng chiếm dụng vốn vì đây là một lượng vốn khá lớn phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp, cách huy động này có chi phí tương đối rẻ và thể hiện uy tín của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp.

Thứ ba: Bên cạnh việc huy động nợ, doanh nghiệp cũng cần phải cân đối cơ cấu lại nguồn vốn của công ty sao cho hợp lý như cần phải bổ xung thêm vốn chủ sở hữu.

Thứ tư: Nên sử dụng hình thức thuê tài sản tài chính vì hình thức này rất phù hợp với một doanh nghiệp mới thành lập như công ty hiện nay.

tiêu tăng doanh thu.

Thứ sáu: Cần có chính sách quảng bá thương hiệu, giới thiệu các dịch vụ của công ty để thu hút khách hàng, nâng cao uy tín của công ty trong tương lai.

Thứ bảy: Cần phải tăng cường công tác quản lý nội bộ bằng các quy chế và quy định cụ thể hơn, xây dựng thêm các định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với thực tế sản xuất.

Thứ tám: Cần phải đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, nội dung đào tạo đi sâu và thực tế sản xuất của công ty.

Với kiến thức còn hạn chế thì những giải pháp trên đây chưa có thể là tốt nhất, hiệu quả nhất. Nhưng với sự đóng góp chân tình và thành thật, hy vọng với những giải pháp trên có thể góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

KT LUN

Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập khu vực và thế giới đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ chính vì thế cạnh tranh cũng ngày một gay gắt hơn, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với các thách thức, rủi ro cũng như cơ hội kinh doanh, để có thể tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần phải biết rõ được điểm mạnh, điểm yếu của mình. Phân tích tài chính sẽ cung cấp những thông tin chính xác về tình hình tài chính của công ty cho các nhà quản lý doanh nghiệp ra quyết định đúng đắn hơn. Sau một thời gian tìm hiều và phân tích tình hình tài chính của Doanh nghiệp tư nhân Tùng Phát, với việc phân tích đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong ba năm trở lại đây em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “ Phân tích tài chính Doanh nghiệp tư nhân Tùng Phát, thực trạng và giải pháp”.

Những đóng góp của chuyên đề:

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tình hình tài chính của công ty trong ba năm 2009-2011, rút ra những kết quả mà doanh nghiệp đã làm được, chưa làm đươc và nêu ra nguyên nhân của nó.

Đề xuất một số giải pháp để cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp trong thời gian tới.

Cuối cùng, một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong khoa Tài chính cũng như các anh chị trong Doanh nghiệp tư nhân Tùng Phát đã giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn!

1. TS. Lê Thị Xuân, Ths. Nguyễn Xuân Quang, Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc dân (2010).

2. TS. Lê Thị Xuân, Tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc dân (2011).

3. Các Báo cáo tài chính Doanh nghiệp tư nhân Tùng Phát năm 2009, 2010, 2011.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp tư nhân tùng phát, thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 60)