Biện pháp nâng cao năng lực thanh toán của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp tư nhân tùng phát, thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 53)

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TÙNG PHÁT

3.2.1Biện pháp nâng cao năng lực thanh toán của doanh nghiệp

Năng lực thanh toán của doanh nghiệp là năng lực trả được nợ khi đáo hạn, đây là một tiêu chí quan trọng phản ánh tình hình tài chính và năng lực kinh doanh, đánh giá một mặt quan trọng về hiệu quả tài chính, đồng thời thông qua đó có thể thấy rõ được những rủi ro tài chính của công ty: không thanh toán được các khoản nợ đến hạn, có thể dẫn tới phá sản.

Năng lực thanh toán của công ty bao gồm: thanh toán nợ ngắn hạn ( nợ vay ngắn hạn, thanh toán tiền cho nhà cung cấp, thanh toán tiền lương cho công nhân viên, thanh toán các khoản thuế cho Nhà nước) và thanh toán nợ dài hạn..

Các khoản nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng tài sản lưu động do vậy được thanh toán bằng tiền hoặc các tài sản lưu động khác. Các khoản nợ này có rủi ro tài chính cao, nếu không thanh toán đúng hạn sẽ làm cho công ty đứng trước nguy cơ vỡ nợ. Do vậy, công ty cần phải quản lý tài sản lưu động một cách hợp lý:

- Cần phải dự trữ một lượng tiền mặt nhất định để đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn đến hạn hoặc gần đến hạn, tránh rủi ro từ phía chủ nợ vì một lý do nào đó đòi thanh toán ngay.

- Doanh nghiệp cũng có thể dự trữ một lượng chứng khoán có tính thanh khoản cao ( nếu có thể) và rủi ro ít như: trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc Nhà nước … để đảm bảo tính thanh khoản cho tài sản lưu động.

- Đối với hàng tồn kho: hiện tại công ty đang dự trữ một lượng tồn kho quá lớn, mà chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang do vậy cần phải đẩy nhanh tiến độ thi công công trình để giảm tỷ trọng của khoản mục này xuống, tăng tốc độ lưu thông của vốn lưu động.

- Ngoài các khoản mục trên thì doanh nghiệp cũng phải cần quan tâm đến các khoản phải thu. Các khoản phải thu của doanh nghiệp chủ yếu là các khoản phải thu khách hàng.

Để quản lý tốt khoản phải thu công ty có thể thực hiện một số biện pháp như:

+ Giảm giá, chiết khấu hợp lý đối với những khách hàng mua số lượng lớn, thanh toán đúng hạn.

+ Thực hiện chính sách thu tiền linh hoạt, mềm dẻo nhằm mục đích không làm mất thị trường vừa thu hồi được các khoản nợ khó đòi. Quy trình thu hồi nợ theo các cấp độ:

• Gọi điện, gửi thư nhắc nợ, thư chuyển cho cơ quan chuyên trách thu hồi giúp.

• Cử người đến gặp trực tiếp khách hàng để đòi nợ.

• Cuối cùng, nếu các biện pháp trên không thành công thì phải ủy quyền cho người đại diện tiến hành thủ tục pháp lý.

Đối với các khoản nợ cũ cần phải yêu cầu thanh toán dứt điểm thì mới cho phát sinh các nợ mới.

Ngày nay, khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, các công ty có thể thu hồi các khoản nợ thông qua hình thức Factoring. Theo hình thức này, các công ty Factoring sẽ đứng ra làm trung gian thanh toán các khoản này với một tỷ lệ chiết khấu thỏa thuận ( thông thường cao hơn lãi suất tín dụng ngắn hạn). Điều này sẽ làm cho các doanh nghiệp có tiền để quay vòng vào đầu tư sản xuất kinh doanh, các công ty Factoring hoạt động mạnh hơn, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp tư nhân tùng phát, thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 53)