NHÂN TÙNG PHÁT
2.2.2.1 Phân tích các mối quan hệ trên bảng CĐKT Vốn lưu động thường xuyên
Vốn lưu động thường xuyên
Ta có công thức:
VLĐTX = VCSH + Nợ dài hạn – Tài sản dài hạn Bảng 3: Vốn lưu động thường xuyên
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tài sản dài hạn 8,327,803,541 10,019,452,289 9,919,767,509
I Các khoản phải thu dài hạn - - -
1
Phải thu dài hạn của
khách hàng - - -
2 Phải thu dài hạn khác - - -
3
Dự phòng phải thu dài
hạn khó đòi - - -
II Tài sản cố định 8,327,803,541 10,019,452,289 9,919,767,509
1 Tài sản cố định hữu hình 6,727,803,541 7,419,452,289 6,805,254,030 _ Nguyên giá 7,372,943,829 8,405,443,829 8,144,721,829 _ Giá trị hao mòn lũy kế (645,140,288) (985,991,540) (1,339,467,799) 2 Tài sản cố định vô hình 800,000,000 800,000,000 800,000,000
3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 800,000,000 1,800,000,000 2,314,513,479
III Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - -
1 Đầu tư vào công ty con - - -
2 Đầu tư vào công ty liên kết - - -
3 Đầu tư dài hạn khác - - -
IV Tài sản dài hạn khác - - -
1 Chi phí trả trước dài hạn - - -
2 Tài sản dài hạn khác - - -
Nguồn vốn dài hạn 9,463,762,430 9,242,653,779 10,567,883,825
II Nợ dài hạn 2,000,000,000 2,000,000,000 -
1 Phải trả dài hạn người bán - - -
2 Phải trả dài hạn khác - - - 3 Vay và nợ dài hạn 2,000,000,000 2,000,000,000 - 4 Dự phòng trợ cấp mất việc làm - - - 5 Dự phòng phải trả dài hạn - - - B Nguồn vốn 7,463,762,430 7,242,653,779 10,567,883,825 I Vốn chủ sở hữu 7,453,277,934 7,107,225,280 10,391,929,026 1
Vốn đầu tư của chủ sở
hữu 7,328,333,931 6,839,754,170 10,116,837,003
2
Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối 124,944,003 267,471,110 275,092,023
II Nguồn kinh phí 10,484,496 135,428,499 175,954,799
1 Quỹ khen thưởng phúc lợi 10,484,496 135,428,499 175,954,799
2 Nguồn kinh phí khác - - -
Vốn lưu động thường
xuyên 1,135,958,889 (776,798,510) 648,116,316
VLĐTX thay đổi là do các nhân tố cấu thành thay đổi. Để hiểu rõ hơn về sự thay đổi của VLĐTX ta xem xét sự thay đổi của các nhân tố cấu thành nên VLĐTX:
• VCSH giảm (346,052,654)VNĐ tương ứng với giảm -4.643%. Trong đó: + Vốn đầu tư của chủ sở hữu giảm (488,579,761)VNĐ tương ứng với giảm -6.667%
+ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng 142,527,107VNĐ tương ứng với tăng 114.07%
Năm 2010 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả mặc dù chủ sở hữu đã rút bớt vốn đầu tư.
• Nguồn kinh phí dành cho quỹ khen thưởng phúc lợi tăng 124,944,003 VNĐ tương ứng với tăng 1191.7%. Điều này chứng tỏ chủ doanh nghiệp đã quan tâm nhiều hơn đến quyền lợi của công nhân viên, việc làm này sẽ thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên,có tác động tốt đến việc kinh doanh của doanh nghiệp.
Năm 2011 so với năm 2010:
• VCSH tăng 3,284,703,476VNĐ tương ứng với tăng 46.216%. Trong đó
+ Vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng 3,277,082,833VNĐ tương ứng với tăng 47.912%
+ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng 7,620,913VNĐ tương ứng với tăng 2.8492%
Chủ doanh nghiệp đầu tư thêm vốn cho doanh nghiệp, mặc dù doanh nghiệp vẫn hoạt động kinh doanh có kết quả nhưng lợi nhuận đạt được tăng không đáng kể.
• Nguồn kinh phí dánh cho khen thưởng phúc lợi tiếp tục tăng 40,526,300VNĐ tương ứng với tăng 29.924%. Quỹ khen thưởng phúc lợi của công ty luôn dương và có tăng qua các năm điều đó chứng tỏ công ty đã chủ động trong việc trích quỹ để khen thưởng, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên.
Sự thay đổi của Nợ dài hạn:
Năm 2010 so với năm 2009: Nợ dài hạn của doanh nghiệp không thay đổi Năm 2011 so với năm 2009: Nợ dài hạn không còn Doanh nghiệp đã trả hết nợ : tính tự chủ của doanh nghiệp tăng nhưng cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không sử dụng được tính tích cực của đòn bẩy tài chính.
Sự thay đổi của Tài sản dài hạn(TSDH): TSDH của doanh nghiệp hoàn toàn được hình thành từ tài sản cố định(TSCĐ), do đó, để xem xét sự biến đổi của TSDH ta xem xét sự thay đổi của TSCĐ của doanh nghiệp:
Năm 2010 so với năm 2009: TSCĐ của doanh nghiệp tăng 1,691,648,748VNĐ tương ứng với tăng 20.3331%. Trong đó:
• TSCĐ hữu hình tăng 691,648,748VNĐ tương ứng với tăng 10.28%. TSCĐ hữu hình tăng là do:
+ Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng 1,032,500,000VNĐ tương ứng với tăng 14.004%
+ Giá trị hao mòn lũy kế tăng 340,851,252VNĐ tương ứng với tăng 52.834%
• TSCĐ vô hình không thay đổi
• Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 1,000,000,000VNĐ tương ứng với tăng 150%
Từ đây ta có thể thấy doanh nghiệp đang đầu tư mua sắm TSCĐ, mặc dù có một phần có thể chưa đưa vào sử dụng ngay
Năm 2011 so với năm 2010: TSCĐ giảm (99,684,780)VNĐ tương ứng với giảm 1.197%. Trong đó:
• TSCĐ hữu hình giảm (614,198,259)VNĐ tương ứng với giảm -8.278%. TSCĐ hữu hình giảm là do:
+ Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm (260,722,000)VNĐ tương ứng với giảm -3.102%
+ Giá trị hao mòn lũy kế tăng 353,476,259VNĐ tương ứng với tăng 38.55%
• TSCĐ vô hình không thay đổi
• Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 514,513,479VNĐ tương ứng với tăng 28.584%
Dựa vào những phân tích ở trên ta có thể lý giải VLĐTX năm 2010 giảm (1,912,757,399) VNĐ tương ứng với giảm -168.4% so với năm 2009 là do Nguồn vốn dài hạn giảm nhẹ còn Tài sản dài hạn lại tăng mạnh, và đến năm 2011 tăng 1,424,914,826VNĐ tương ứng với tăng 183.4% so với năm 2010 là do Nguồn vốn dài hạn tăng nhẹ còn Tài sản dài hạn lại giảm nhẹ.
Trong đó có năm 2009 và 2011 có VLĐTX > 0: chứng tỏ doanh nghiệp có một phần vốn dài hạn đầu tư cho tài sản ngắn hạn, điều này thường đem lại cho doanh nghiệp một nguồn vốn tài trợ ổn định. Trong khi đó, năm 2010 doanh nghiệp có VLĐTX<0 chứng tỏ doanh nghiệp có một phần tài sản dài hạn được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn, doanh nghiệp kinh doanh với cơ cấu vốn mạo hiểm.
Nhu cầu vốn lưu động
Ta có công thức:
NCVLĐ = TS trong và ngoài kinh doanh – Nợ trong và ngoài kinh doanh
Bảng 4: Nhu cầu vốn lưu động
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
TSKD và ngoài KD 1,286,958,934 2,995,630,068 7,893,371,193 I
Các khoản phải thu
ngắn hạn 39,960,000 168,280,640 688,357,440
1 Phải thu khách hàng 39,960,000 168,280,640 688,357,440 2
Trả trước cho người
bán - - -
3
Các khoản phải thu
khác - - - 4 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi - - - II Hàng tồn kho 1,229,606,542 2,760,386,180 7,052,216,048 1 Nguyên vật liệu 508,608,238 838,282,501 774,600,000 2 Chi phí sản xuất KD dở dang 720,998,304 1,922,103,679 6,277,616,048 III Tài sản ngắn hạn khác 17,392,392 66,963,248 152,797,705
1 Chi phí trả trước ngắn hạn 17,392,392 66,963,248 152,797,705 2 Tài sản ngắn hạn khác - - - Nợ KD và ngoài KD 193,000,000 417,081,912 509,461,711 1 Phải trả người bán 193,000,000 417,081,912 509,461,711 2
Người mua trả tiền
trước - - -
3
Thuế và các khoản
phải nộp Nhà nước - - -
4
Phải trả người lao
động - - -
5
Các khoản phải trả
phải nộp khác - - -
Nhu cầu vốn lưu
động 1,093,958,934 2,578,548,156 7,383,909,482
Sự thay đổi của TS trong và ngoài KD:
Năm 2010 sơ với năm 2009: TS trong và ngoài KD tăng 1,708,671,134VNĐ tương ứng với tăng 132.77%. Trong đó:
• Phải thu khách hàng tăng 128,320,640VNĐ tương ứng với tăng 321.12%, điều này có thể là do doanh nghiệp đang bị phụ thuộc về vốn rất nhiều, hoặc doanh nghiệp đang mở rộng chính sách tín dụng thương mại để nâng ca hiệu quả tiêu thụ sản phẩm trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn của năm 2010.
• Hàng tồn kho tăng 1,530,779,638VNĐ tương ứng với tăng 124.49%, trong đó:
o + Nguyên vật liệu tăng 329,674,263VNĐ tương ứng với tăng 64.82% o + Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng 1,201,150,375VNĐ
tương ứng với tăng 166.59%
Hàng tồn kho tăng cao, doanh nghiệp vẫn còn tồn đọng nguyên vật liệu mua về và doanh nghiệp đang tròn giai đoạn sản xuất kinh doanh dở dang.
• Chi phí trả trước ngắn hạn tăng 49,570,856VNĐ tương ứng với tăng 285.01% .
• Phải thu khách hàng tăng 520,076,800VNĐ tương ứng với tăng 309.05%, điều này chứng tỏ doanh nghiệp vẫn tiếp tục lệ thuộc về vốn và có thể vẫn đang mở rộng chính sách tín dụng đối với khách hàng, nhưng đây cũng có thể là tín hiệu xấu đối với doanh nghiệp khi khoản phải thu khách hàng tăng với tốc độ quá cao như thế này, doanh nghiệp nên xem xét lại chính sách bán hàng của mình.
• Hàng tồn kho tăng 4,291,829,868VNĐ tương ứng với tăng 155.48%, trong đó:
o + Nguyên vật liệu giảm (63,682,501)VNĐ tương ứng với giảm -7.6%. o + Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng 4,355,512,369VNĐ
tương ứng với tăng 226.6%.
Mặc dù nguyên vật liệu đã giảm nhưng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang lại tăng quá cao dẫn đến hàng tồn kho tăng cao, điều này cho thấy doanh nghiệp đã mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đang trong quá trình sản xuất dở dang.
• Chi phí trả trước ngắn hạn tăng 85,834,457VNĐ tương ứng với tăng 128.18%.
Sự thay đổi của Nợ trong và ngoài KD:
Năm 2010 so với năm 2009: Nợ trong và ngoài KD tăng 224,081,912VNĐ tương ứng với tăng 116.1%. Khả dĩ Nợ trong và ngoài KD tăng cao như vậy hoàn toàn là do Phải trả người bán tăng cao. Điều này cho thấy doanh nghiệp mặc dù doanh nghiệp đang phụ thuộc về vốn nhưng cũng đang chiếm dụng vốn.
Năm 2011 so với năm 2010: Nợ trong và ngoài KD tăng 92,379,799VNĐ tương ứng với tăng 22.15%. Nợ trong và ngoài KD tăng như vậy vẫn hoàn toàn là do Phải trả người bán tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng năm nay(22.15%) lại thấp hơn nhiều so với năm trước (116.1%), điều này chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn ít hơn nhưng lại trong điều kiện phụ thuộc về vốn tăng cao (309.05%) Điều này không tốt cho doanh nghiệp.
Những phân tích ở trên đã lý giải vì sao NCVLĐ năm 2010 so với năm 2009 tăng 1,484,589,222VNĐ tương ứng với tăng 135.71% là do TS trong và ngoài KD tăng mạnh và Nợ trong và ngoài KD cũng tăng mạnh. Còn NCVLĐ năm 2011 so
với năm 2010 tăng 4,805,361,326VNĐ tương ứng với tăng 186.36% là do TS trong và ngoài KD tăng mạnh còn Nợ trong và ngoài KD chỉ tăng nhẹ.
Mặt khác, NCVLĐ của doanh nghiệp qua các năm đều dương thể hiện doanh nghiệp có một phần tài sản ngắn hạn cần nguồn tài trợ. Điều này cũng có nghĩa là trong doanh nghiệp có một phần tài sản ngắn hạn chưa được tài trợ bởi bên thứ ba.
Vốn bằng tiền
Ta có công thức:
Vốn bằng tiền = Ngân quỹ có – Ngân quỹ nợ
Bảng 5: Vốn bằng tiền
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Ngân quỹ có 234,999,955 411,653,334 74,206,834
Tiền và tương đương tiền 234,999,955 411,653,334 74,206,834 Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn - - -
Ngân quỹ nợ 193,000,000 3,767,000,000 6,810,000,000
Vay và nợ ngắn hạn 193,000,000 3,767,000,000 6,810,000,000
Vốn bằng tiền 41,999,955 (3,355,346,666) (6,735,793,166)
Sự thay đổi của ngân quỹ có: Ngân quỹ có thay đổi hoàn toàn là do tiền và tương đương tiền thay đổi.
Năm 2010 so với năm 2009: Tiền và tương đương tiền tăng 176,653,739VNĐ tương ứng với tăng 75.17%.
Năm 2011 so với năm 2010: Tiền và tương đương tiền giảm (337,446,500)VNĐ tương ứng với giảm -81.97%.
Sự thay đổi của ngân quỹ nợ: Ngân quỹ nợ thay đổi là do vay và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp thay đổi.
Năm 2011 so với năm 2010: Vay và nợ ngắn hạn tăng 3,043,000,000VNĐ tương ứng với tăng 100.75%.
Qua những phân tích ở trên ta có thể lý giải vì sao vốn bằng tiền của doanh nghiệp năm 2010 so với năm 2009 giảm mạnh (3,397.346.621)VNĐ tương ứng với giảm -8,088,93% là vì ngân quỹ có tăng nhẹ (75.17%) nhưng lại kém hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của ngân quỹ nợ (1,852%). Và đến năm 2011 so với năm 2010, vốn bằng tiền của doanh nghiệp vẫn tiếp tục giảm (3,380,446,500)VNĐ tương ứng với giảm -100.75% là vì ngân quỹ có giảm ít (-81.97%) còn ngân quỹ nợ thì tăng (80.78%).
Mặt khác, năm 2009 doanh nghiệp có VBT > 0 chứng tỏ doanh nghiệp vẫn chủ động về vốn bằng tiền. Tuy nhiên đến năm 2010 và năm 2011 VBT < 0, doanh nghiệp rất bị động về tiền mà nguyên nhân chủ yếu của vẫn đề này là do khoản vay và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp phát sinh tăng quá cao.
Mối liên hệ giữa các chỉ tiêu NCVLĐ, VLĐTX và VBT Ta có công thức:
Vốn bằng tiền = Vốn lưu động thường xuyên – Nhu cầu vốn lưu động
Năm 2009 41,999,955VBT > 0 VLĐTX > 0 1,135,958,889 NCVLĐ > 0
1,093,958,934
NCVLĐ được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn dài hạn, doanh nghiệp dư thừa ngân quỹ trên cơ sở nguồn vốn dài hạn.
Năm 2010 -776,798,510VLĐTX < 0 VBT < 0 -3,355,346,666 NCVLĐ > 0
2,578,548,156
DN vay nợ ngắn hạn nhiều để đầu tư cho TSDH và đáp ứng toàn bộ NCVLĐ. Năm 2011 NCVLĐ > 0 7,383,909,482 VBT < 0 -6,735,793,166 VLĐTX > 0 648,116,316
NCVLĐ được tài trợ một phần bằng VLĐTX, một phần bằng vốn tín dụng ngắn hạn. TSDH được tài trợ bằng NVDH