Phân tích tình hính tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ số tài chính đặc trưng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp tư nhân tùng phát, thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 50)

NHÂN TÙNG PHÁT

2.2.2.3Phân tích tình hính tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ số tài chính đặc trưng

các ch s tài chính đc trưng

a. Phân tích năng lực hoạt động của tài sản

Bảng 8: Bảng các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của tài sản

Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011

1. Doanh thu thuần 17,829,817,287 17,733,128,400

2. Giá vốn hàng bán 15,520,009,342 15,581,605,230 3. Tổng doanh thu và thu nhập khác 17,829,817,287 17,733,128,400 4. Khoản phải thu (KPT) bình quân 104,120,320 428,319,040 5. Hàng tồn kho (HTK) bình quân 1,994,996,361 4,906,301,114

6. TSCĐ bình quân 9,173,627,915 9,969,609,899

7. Tổng tài sản bq 11,638,249,061 15,657,040,614

8. Hệ số vòng quay các KPT (1)/(3) 171.242 41.402

9. Kỳ thu tiền trung bình (365 ngày)/(8)

(ngày) 2.13 8.82

10. Hệ số vòng quay HTK (2)/(4) 7.779 3.176

11. Số ngày một vòng quay HKT (365

ngày) /(10) (ngày) 46.92 114.93

12. Hiệu suất sử dụng TSCĐ (1)/(6) 1.944 1.779

13. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (3)/(7) 1.532 1.133

- Hệ số vòng quay các khoản phải thu

Hệ số vòng quay các khoản phải thu của doanh nghiệp năm 2010 là khá cao nhưng đến năm 2011 lại giảm mạnh từ 171.242 xuống 41.402 tương ứng với giảm 75.82%. Sở dĩ vòng quay các khoản phải thu giảm mạnh như vậy là do doanh thu thuần giảm nhẹ nhưng các khoản phải thu bình quân lại tăng cao từ 104,120,320VNĐ lên 428,319,040VNĐ tương ứng với tăng 311.37%.

thanh toán, doanh nghiệp quản lý nợ chưa tốt hoặc cũng có thể doanh nghiệp đang mở rộng chính sách tín dụng. Tuy nhiên, kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp nhỏ hơn 9 ngày chứng tỏ chính sách tín dụng của doanh nghiệp vẫn đang mang lại hiệu quả nhất định cho doanh nghiệp.

- Hệ số vòng quay hàng tồn kho

Hệ số vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp giảm từ 7.779 xuống 3.176 tương ứng với giảm -59.17%. Sở dĩ vòng quay hàng tồn kho giảm mạnh như vậy là do giá vốn hàng bán tăng không đáng kể nhưng hàng tồn kho bình quân lại tăng cao từ 1,994,996,361VNĐ lên 4,906,301,114VNĐ tương ứng với tăng 145.93%. Điều này đã dẫn tới số ngày một vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp bị tăng lên từ 46.92 ngày đến 114.93 ngày, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho bị giảm đi trong khi kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp lại không tăng  doanh nghiệp đang quản lý hàng tồn kho kém hiệu quả. - Hiệu suất sử dụng TSCĐ

Hiếu suất sử dụng TSCĐ giảm đi từ 1.944 xuống 1.779, cứ 100 đồng tài sản cố định hiện có năm nay tạo được ít hơn 0.165 doanh thu so với năm trước. Đây có thể là do hiệu quả quản lý TSCĐ nói chúng và hiệu quả quản lý TSCĐ mới mua thêm chưa thật tốt bởi vì trong kỳ TSCĐ tăng thêm một phần do mua sắm mới, nhưng một phần tài sản lại là vừa hoàn thành từ xây dựng cơ bản dở dang. Tuy nhiên, để có kết luận đúng hơn cũng cần xem xét thêm thời điểm đưa tài sản mới tăng thêm trong kỳ vào sử dụng.

- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm từ 1.532 xuống 1.113 là do doanh thu và thu nhập khác của doanh nghiệp giảm trong khi tổng tài sản bình quân của doanh nghiệp lại tăng từ 11,638,249,061VNĐ lên 15,657,040,614VNĐ tương ứng tăng 34.53%. Doanh nghiệp đang sử dụng tài sản kém hiệu quả hơn  cần làm rõ nguyên nhân và giải quyết tồn tại này.

b. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn

Bảng 9: Bảng các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp

Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1. Tài sản ngắn hạn 1,521,958,889 3,407,283,402 7,967,578,027 2. Tiền và tương đương

tiền 234,999,955 411,653,334 74,206,834 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Đầu tư tài chính

ngắn hạn - - - 4. Phải thu 39,960,000 168,280,640 688,357,440 5. Hàng tồn kho 1,229,606,542 2,760,386,180 7,052,216,048 6. Nợ ngắn hạn 386,000,000 4,184,081,912 7,319,461,711 Hệ số khả năng thanh toán nợ NH (1)/(5) 3.94 0.81 1.09 Hệ số khả năng thanh toán nhanh (2+3+4)/(5) 0.71 0.14 0.10 Hệ số khả năng thanh toán tức thì (2+3)/(5) 0.61 0.10 0.01

Các hệ số phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty không ổn định qua các năm và biến động thất thường:

- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2009 là rất cao chứng tỏ tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển đổi thành tiền để thanh toán nợ của doanh nghiệp cao; đến năm 2010 và 2011 hệ số này giảm mạnh xuống mức xấp xỉ 1 do tài sản ngắn hạn tăng nhưng tốc độ tăng không bằng tốc độ tăng của nợ ngắn hạn chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty thấp đi. - Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2009 đạt 0.71 nhưng đến năm 2010

cao của công ty đang bị giảm sút mạnh, đồng nghĩa với đó là hàng tồn kho của doanh nghiệp bị tăng cao.

- Hệ số khả năng thanh toán nợ tức thì năm 2009 đạt 0.61, năm 2010 giảm xuống 0.1 thậm chí năm 2011 hệ số này còn giảm xuống mức 0.01 trong khi mức trung bình thông thường là 0.5, bởi lượng tiền mặt năm 2011 bị giảm mạnh so với năm 2010. Điều đó phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tiền hay các tài sản có tính thanh khoản cao gần bằng tiền của công ty là thấp và rủi ro thanh khoản trong tương lai rất cao vì nợ có xu hướng tăng lên trong khi tiền mặt lại có xu hướng giảm xuống.

Từ các phân tích trên, ta có thể thấy khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn của công ty là tương đối hợp lý vào năm 2009 nhưng đến năm 2010-2011 lại không được khả quan, cho thấy một kết cấu vốn chưa hợp lý bởi có quá nhiều vốn vay ngắn hạn làm tăng chi phí sử dụng vốn trong khi tài sản ngắn hạn quy đổi thành tiền lại không đủ khả năng chi trả cho các khoản nợ đó, mức độ rủi ro quá cao.

c. Phân tích khả năng thanh toán dài hạn

Bảng 10: Bảng các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp

Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1. Nợ phải trả 2,386,000,000 6,184,081,912 7,319,461,711 2. Vốn chủ sở hữu 7,453,277,934 7,107,225,280 10,391,929,026 3. Tổng nguồn vốn 9,849,762,430 13,426,735,691 17,887,345,536 4. Nợ dài hạn 2,000,000,000 2,000,000,000 - 5. Tài sản cố định 8,327,803,541 10,019,452,289 9,919,767,509 6. Tổng tài sản 9,849,762,430 13,426,735,691 17,887,345,536 7. Lợi nhuận trước thuế 166,592,004 356,628,147 366,789,364

8. Lãi vay phải trả 1,102,999,829 1,383,496,127

Hệ số nợ (1)/(3) 24% 46% 41%

Tỷ số tự tài trợ (2)/(3) 76% 53% 58%

Hệ số nợ dài hạn (4)/(2) 0.2683 0.2814 -

Tỷ suất đầu tư TSCĐ (5)/(6) 84.55% 74.62% 55.46% Tỷ số khả năng tự trả lãi tiền

vay(7+8)/(8) - 1.32 1.27

- Hệ số nợ và hệ số tự tài trợ

Hệ số nợ của công ty năm 2009 là thấp (24%)nhưng sau đó đãtương đối ổn định và biến động không nhiều trong năm 2010 và 2011(46% và 41%). Tương ứng với hệ số nợ, hệ số tự tài trợ cũng ở mức cao vào năm 2009 rồi ổn định hơn vào năm 2010 và 2011, đồng thời luôn lớn hơn 0.5.

Điều này cho thấy cơ cấu vốn khá hợp lý và an toàn của công ty, VCSH lớn hơn nợ phải trả, điều đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn dễ dàng hơn, đặc biệt là vốn vay. Mặt khác, hệ số nợ ở mức thấp năm 2009 có thể cho ta thấy doanh nghiệp mặc dù ít bị phụ thuộc vào chủ nợ nhưng lại chưa tận dụng đươc đòn bẩy tài chính; đến năm 2010 và 2011 hệ số nợ tăng cao có thể làm mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp tăng cao nhưng đồng thời doanh nghiệp có thể tận dụng đòn bẩy tài chính tốt hơn.

- Hệ số nợ dài hạn

Hệ số nợ dài hạn của công ty tương đối ổn định trong các năm 2009, 2010, đến năm 2011 thì hệ số này không còn do công ty đã thanh toán hết các khoản nợ dài. Điều này cho thấy công ty có rất ít khoản vay dài hạn và không mấy phụ thuộc vào chủ nợ cho vay vốn dài hạn. Với tỷ lệ nợ dài hạn như vậy, trong tương lai, nếu công ty muốn huy động thêm nguồn vốn dài hạn từ bên ngoài thì nhiều khả năng sẽ vay được thêm các khoản vay dài hạn.

Mặt khác, hệ số này nằm ở mức độ vửa phải cũng là một dấu hiệu tốt, cho thấy công ty không phụ thuộc quá nhiều vào việc đi vay vốn.

- Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ

Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ có thay đổi nhưng cũng có thể coi là tương đối ổn định khi chỉ xoay quanh mốc 1. Điều đó cho thấy khả năng tài chính vững vàng của công ty, toàn bộ tài sản cố định được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Nhưng trong phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ở trên, công ty cũng chưa đầu tư thích đáng vào TSCĐ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì thế, công ty cũng cần xem lại để đầu tư vào TSCĐ sao cho hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất.

Hệ số này chỉ có năm 2010 và năm 2011 mà không có ở năm 2009 do năm 2009 không phát sinh chi phí lãi vây. Hệ số này cũng ở mức khả ổn định (1.32 và 1.27) cho thấy doanh nghiệp vẫn có khả năng trong việc trả lãi tiền vay bằng các khoản lợi nhuận thu được từ trong kỳ sản xuất. Tuy nhiên, hệ số này lại ở mức không cao chứng tỏ rủi ra mất khả năng chi trả lãi tiền vay càng cao, các chủ nợ có thể sẽ không chấp nhận cho vay nếu doanh nghiệp có nhu cầu muốn vay thêm vốn.

- Tỷ suất đầu tư TSCĐ

Tỷ suất đầu tư TSCĐ của công ty luôn ở mức cao (>50%) cho thấy công ty cũng đã chú trọng trang bị cơ sở vật chất. Việc trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật như vậy tạo năng lực sản xuất và xu hướng phát triển kinh doanh lâu dài, tăng sức cạnh tranh thê thị trường cho công ty. Tuy nhiên, hệ số này có xu hướng ngày càng giảm sút qua các năm , do đó công ty nên quan tâm hơn nữa việc đầu tư trang thiết bị của mình.

d. Phân tích khả năng sinh lời (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 11: Bảng các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1. Lợi nhuận sau thuế 124,944,003 267,471,110 275,092,023 2. Lợi nhuận trước thuế và

lãi vay 166,592,004 356,628,147 366,789,364

3. Doanh thu 9,034,286,814 17,829,817,287 17,733,128,400 4. Tổng tài sản bình quân 9,849,762,430 13,426,735,691 17,887,345,536 5. Vốn chủ sở hữu 7,328,333,931 6,839,754,170 10,116,837,003

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế

trên doanh thu (2)/(3) 1.84% 2% 2.07%

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế

trên tổng tài sản (2)/(4) 1.69 2.66% 2.05%

Tỷ suất lợi nhuận sau thế trên

Ta có thể dễ dang nhận thấy các chỉ tiêu sinh lời của doanh nghiệp năm 2010, 2011 đã tốt hơn rất nhiều so với năm 2009 chứng tỏ doanh nghiệp đi vào hoạt động ngày càng ổn định hơn. Tuy nhiên các chỉ số sinh lời này vẫn còn thấp, doanh nghiệp hoạt động chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp tư nhân tùng phát, thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 50)