Phương pháp tái tạo DCCT

Một phần của tài liệu nhận xét kết quả sau 5 năm, đánh giá hiệu quả của phục hồi chức năng trước và sau phẫu thuật (Trang 56 - 57)

4.2.1. Nguồn gân ghép

Trong nghiên cứu của chúng tôi, vật liệu chủ yếu được các phẫu thuật viên ưu tiên sử dụng đó là mảnh ghép bằng gân cơ thon và bán gân gồm có 34 bệnh nhân chiếm 97,1%. Chỉ có một trường hợp bệnh nhân được lấy gân bánh chè làm vật liệu thay thế; nguyên nhân của trường hợp này là do trong quá trình phẫu thuật, phẫu thuật viên có sử dụng gân cơ thon và bán gân trước nhưng khi lấy gân thì đường kính gân lấy được quá nhỏ không đáp ứng được yêu cầu cho việc tái tạo DCCT, do đó phẫu thuật viên chuyển sang lấy gân bánh chè. Như vậy, tỷ lệ dùng mảnh ghép là gân cơ thon và bán gân cao hơn rất nhiều so với dùng mảnh ghép gân cơ bánh chè. Điều này có thể lý giải vì đã có nhiều nghiên cứu của các tác giả trong nước đánh giá cao về kết quả của việc sử dụng gân cơ thon

và gân cơ bán gân, cũng như những nhược điểm của mảnh ghép gân bánh chè (như kỹ thuật lấy khó khăn hơn, tình trạng đau kéo dài sau mổ …) .

Đánh giá về đặc điểm của mảnh ghép, đường kính trung bình mảnh ghép gân cơ thon và bán gân mà chúng tôi nghiên cứu là 7,04 ± 0,63 mm, lớn nhất là 8 mm, bé nhất là 6 mm ; còn mảnh ghép gân bánh chè có đường kính 8,5 mm. Theo nghiên cứu của Brown và cộng sự năm 2004, đường kính mảnh ghép gân cơ thon và bán gân chập bốn ở nữ từ 6,5 – 8 mm, ở nam từ 7 – 8,5 mm . Theo Hà Đức Cường (2005), đường kính trung bình của mảnh ghép là 7,17 mm . Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi giống với các tác giả trên, và qua đó thấy được gân cơ thon và bán gân chập bốn đủ khỏe để thay thế vai trò của DCCT.

Một phần của tài liệu nhận xét kết quả sau 5 năm, đánh giá hiệu quả của phục hồi chức năng trước và sau phẫu thuật (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w