Các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu nhận xét kết quả sau 5 năm, đánh giá hiệu quả của phục hồi chức năng trước và sau phẫu thuật (Trang 33 - 37)

2.1.6.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu

− Tuổi, giới.

− Nguyên nhân và cơ chế chấn thương: Do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn thể thao…

− Thời gian bệnh sử: thời gian từ khi chấn thương đến khi được phẫu thuật.

2.1.6.2. Phương pháp tái tạo DCCT

− Phương tiện gân Achille đồng loại − Phương tiện cố định mảnh ghép

2.1.6.3. Các dấu hiệu lâm sàng

− Các dấu hiệu cơ năng: Đau, lỏng gối, kẹt khớp, khó ngồi xổm, khó khăn khi leo cầu thang, mức độ hạn chế lao động, sinh hoạt …

− Các triệu chứng thực thể: Dấu hiệu Lachman, dấu hiệu ngăn kéo trước, nghiệm pháp Pivot – shift …

− Các triệu chứng tại vị trí lấy gân ghép: Các bệnh nhân được hỏi tình trạng tại vị trí lấy gân và đánh giá triệu chứng này theo các mức độ A (không có), B (nhẹ), C (vừa), D (nặng) (theo Pinczewski).

2.1.6.4. Các dấu hiệu trên phim chụp X – quang và MRI

− X – quang: Chụp ở tư thế thường quy nhằm đánh giá mức độ hẹp khe khớp:

• Mức độ A: Bình thường.

• Mức độ B: Thay đổi tối thiểu,triệu chứng hẹp khe khớp chỉ vừa đủ để phát hiện được.

• Mức độ C: Thay đổi tối thiểu, hẹp khe khớp tới 50%. • Mức độ D: Hẹp khe khớp hơn 50%.

− Phim cộng hưởng từ: Đánh giá tình trạng DCCT và các tổn thương phối hợp.

2.2.4.5. Các chỉ tiêu đánh giá chức năng khớp gối

Đánh giá chức năng khớp gối qua thang điểm theo Hiệp hội Khớp gối Quốc tế IKDC (International Knee Documentation Committee) 1993.

Cách đánh giá thang điểm IKDC: Thang điểm có 8 phần, nhưng có 4 phần quyết định.

(1) Lập bảng bệnh nhân tự lượng giá chức năng khớp gối của mình: Vận động khớp gối như thế nào và ảnh hưởng đến hoạt động như thế nào qua 4 mức độ là bình thường, gần bình thường, không bình thường và rất không bình thường.

(2) Lập bảng các triệu chứng cơ năng liên quan đến mức độ vận động mà tại mức độ vận động đó bệnh nhân không có triệu chứng. Có 4 mức độ vận động:

− Hoạt động nặng: Đá bóng, bóng rổ … − Hoạt động vừa: Cầu lông, quần vợt … − Hoạt động nhẹ: chạy chậm, đi bộ …

− Sinh hoạt hàng ngày: các công việc sinh hoạt hàng ngày.

Kết quả của tiêu chuẩn này sẽ là mức độ vận động cao nhất mà bệnh nhân không có triệu chứng nào.

(3) Lập bảng về mức độ hạn chế gấp duỗi gối như trong thang điểm IKDC nhằm đánh giá mức độ hạn chế khớp gối sau mổ.

(4) Lập bảng về đánh giá dây chằng chéo trước theo 4 mức độ A, B, C, D tương ứng với 4 loại tốt, khá, vừa, xấu.

Tổng hợp kết quả theo IKDC dựa vào 4 tiêu chuẩn trên với 4 nhóm chính, theo nguyên tắc:

− Mức độ thấp nhất trong nhóm quyết định phân loại nhóm. − Kết quả cuối cùng là nhóm kém nhất trong 4 nhóm trên.

Một phần của tài liệu nhận xét kết quả sau 5 năm, đánh giá hiệu quả của phục hồi chức năng trước và sau phẫu thuật (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w