CHƯƠNG IV BÀN LUẬN 4.1 Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Một phần của tài liệu nhận xét kết quả sau 5 năm, đánh giá hiệu quả của phục hồi chức năng trước và sau phẫu thuật (Trang 52 - 55)

4.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

4.1.1. Tuổi

Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là 30,7. Các bệnh nhân trong nghiên cứu phân bố theo các nhóm tuổi: nhóm từ 30 tuổi trở xuống (54,4%); nhóm từ 31 – 40 tuổi (28,6%) và nhóm từ 41 tuổi trở lên (17,1%) (Biểu đồ 3.1). Nhìn chung trong các nghiên cứu tuổi trung bình của bệnh nhân bị thương tổn DCCT nằm trong lứa tuổi trẻ, như các nghiên cứu của Hà Đức Cường (31,5) , Đinh Ngọc Sơn (32) và Scranton (33) . Như vậy tuổi trung bình của các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự như nghiên cứu về tái tạo DCCT của các tác giả trong nước và trên thế giới.

Đa số các tác giả có chung nhận xét là chấn thương DCCT thường gặp ở người trẻ, hay tham gia các hoạt động có cường độ cao.

Bảng 4.1. Tuổi bệnh nhân trong các nghiên cứu.

Nghiên cứu

Tác giả (năm) Lứa tuổi Tuổi trung bình Số bệnh nhân Đinh Ngọc Sơn (2002) 19 – 54 31,97 39 Hà Đức Cường (2005) 20 – 50 31,48 27 Scranton (2002) 15 – 63 33 120 Chúng tôi (2012) 17 – 46 30,7 35 4.1.2. Giới

Tỷ lệ nam giới chiếm 74,3% nhiều gấp 3 lần tỷ lệ nữ giới là 25,7% (biểu đồ 3.2). Tỷ lệ này có khác biệt so với kết quả nghiên cứu của Hà Đức Cường năm 2005 khi tác giả này thông báo tỷ lệ bệnh nhân nam cao gấp nhiều lần bệnh nhân nữ (khoảng 6 lần) ; tuy nhiên lại khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của Đinh Ngọc Sơn năm 2002 (tỷ lệ bệnh nhân nam và nữ tương ứng là 76,9 % và 23,1%) . Kết quả nghiên cứu của Kostogiannis năm 2007 cũng cho thấy một tỷ lệ cao của giới nam so với nữ (60,5% so với 39,5%) . Theo nghiên cứu của Scranton năm 2002, tỷ lệ bệnh nhân nữ cao gần bằng tỷ lệ bệnh nhân nam . Một số tác giả lý giải tình trạng bệnh nhân nam nhiều hơn bệnh nhân nữ là do nam giới tham gia vào các hoạt động thể thao nhiều hơn và do ảnh hưởng của đứt DCCT chỉ thấy rõ khi vận động nhanh mạnh mà trong hoạt động hàng ngày

không thấy rõ được nên bệnh nhân nữ có thể có xu hướng chấp nhận từ bỏ việc chơi thể thao.

Bảng 4.2. Tỷ lệ nam nữ trong các nghiên cứu.

Nghiên cứu

Tác giả (năm) Tỷ lệ nam (%) Tỷ lệ nữ (%) Số bệnh nhân Đinh Ngọc Sơn (2002) 76,9 23,1 39 Hà Đức Cường (2005) 85,2 14,8 27 Scranton (2002) 56,7 43,3 120 Kostogiannis (2007) 60,5 39,5 67 Chúng tôi (2012) 74,3 25,7 35

4.1.3. Nguyên nhân chấn thương

Theo biểu đồ 3.3, bệnh nhân đứt DCCT do tai nạn thể thao và tai nạn giao thông có tỷ lệ gần tương đương nhau. Tỷ lệ này có sự khác biệt so với các nghiên cứu của Hà Đức Cường và Đinh Ngọc Sơn khi kết quả của các nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ chấn thương do tai nạn giao thông cao hơn nhiều lần do tai nạn thể thao , . Điều này có thể giải thích là do bệnh nhân bị tai nạn giao thông thường dẫn đến tổn thương gối nặng, triệu chứng rõ ràng, còn bệnh nhân bị tai nạn thể thao thường phát hiện muộn hoặc có xu hướng chấp nhận chấn thương.

Tuy nhiên, ở các nước phát triển như Thụy Điển, nguyên nhân chủ yếu gây tổn thương đứt DCCT thường là do tai nạn thể thao; theo nghiên cứu của Kostogiannis năm 2007, tỷ lệ này chiếm tới 97%, còn 3% còn lại là do các nguyên nhân không liên quan tới thể thao hoặc nguyên nhân không rõ .

Bảng 4.3. Nguyên nhân chấn thương theo một số tác giả.

Nghiên cứu Tác giả (năm)

Chấn thương thể thao (%)

Chấn thương do tai

nạn giao thông (%) Số bệnh nhân Đinh Ngọc Sơn (2002) 15,4 74,4 39 Hà Đức Cường (2005) 22 71 27 Chúng tôi (2012) 42,9 37,1 35

Một phần của tài liệu nhận xét kết quả sau 5 năm, đánh giá hiệu quả của phục hồi chức năng trước và sau phẫu thuật (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w