1 Kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu Cạnh tranh giữa hàng dệt may việt nam và trung quốc cơ hội và thách thức (Trang 43)

I – Ngành dệt mayViệt Nam

3.1 Kim ngạch xuất khẩu

Nguồn: Văn phòng Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS)

Qua biểu đồ trên có thể thấy xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ngày một tăng từ 1.962 triệu USD năm 2001 tăng lên 5.834 triệu USD năm 2006 và trong vòng 9 tháng đầu năm 2007 tổng xuất khẩu đạt 5.805 triệu USD. Sau khi ký kết Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) vào năm 2001 kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng trưởng vượt bậc đạt 40,27% so với năm 2001. Tới năm 2005 tận dụng được điều kiện thuận lợi là các hạn ngạch trong lĩnh vực dệt may được xoá bỏ, Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này và thu được 4.838 triệu USD, tỷ trọng xuất

Biểu đồ 6:

Xuất khẩu dệt may của Việt Nam giai đoạn từ năm 2001 cho tới 9 tháng đầu năm 2007 (tỷ USD)

5.834 5.805 4.838 4.386 3.654 3.752 1.962 0 1 2 3 4 5 6 7 2001 2002 2003 2004 2005 2006 9 Tháng đầu 2007

khẩu dệt may chiếm 14,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong vòng 6 tháng đầu năm 2007 kể từ khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11/1/2007 kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam đạt ở mức khá cao là 5,805 tỷ USD. Khối lượng xuất khẩu hàng dệt may rất lớn đang có mặt tại các cầu cảng trên cả nước. Trị giá xuất khẩu cho những lô hàng thông quan trong những ngày nghỉ dao động từ 4 - 6 triệu USD/ngày, trong những ngày thường trị giá kim ngạch xuất khẩu đặt ở mức rất cao trong nhiều tháng qua. Đơn giá xuất khẩu nhiều lô hàng đạt giá trị cao. Có thể nói, việc gia nhập WTO đã tạo điều kiện cho các sản phẩm dệt may của Việt Nam sẽ dễ dàng hơn khi thâm nhập vào thị trường các nước thành viên.

3.2 - Thị trường xuất khẩu chính

Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam. Cho tới thời điểm này Hoa Kỳ vẫn thể hiện là một mảnh đất màu mỡ đầy tiềm năng đối với xuất khẩu hàng dệt may hiện tại và trong tương lai. Thực ra các doanh nghiệp Việt Nam cũng chỉ mới thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ. Năm 1995 Hoa Kỳ mới bình thường hố quan hệ với Việt Nam, từ đó các doanh nghiệp Việt Nam mới bắt đầu làm quen với thị trường này. Nhiệm vụ đặt ra trong thời gian này đối với các doanh nghiệp Việt Nam chỉ là thăm dò thị trường, tìm hiểu những cơ hội và thách thức đặt ra đối với Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường này. Do đó, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 1996 chỉ đạt ở mức thấp 9,1 triệu USD. Đây là một con số không đáng kể so với kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam tại các thị trường khác như EU (225 triệu USD), Nhật Bản (248 triệu USD). Tới năm 2000, chúng ta chính thức ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, thuế suất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đã giảm 10 lần làm

cho kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên tương đối đạt 49,5 triệu USD. Nhưng đến năm 2001 do ảnh hưởng của vụ khủng bố ngày 11/9 làm cho kim ngạch xuất khẩu của nhiều nước vào Hoa Kỳ giảm xuống, trong đó của xuất khẩu của Việt Nam cũng giảm còn 44,6 triệu USD. Với kim ngạch này, năm 2001 Việt Nam xếp thứ 64 trong số các quốc gia xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ. Có thể nói, so với 70 tỷ USD mà hàng năm Hoa Kỳ phải bỏ ra để nhập khẩu sản phẩm dệt may từ khắp nơi trên thế giới thì con số gần 50 triệu USD xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này quả là bé nhỏ. Tới năm 2002, với Hiệp định dệt may Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết cùng với ưu đãi tối huệ quốc (MFN) mà Hoa Kỳ dành cho hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam đã làm cho kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong năm này tăng 2032,29% so với năm 2001 đạt 951 triệu USD chiếm 33,2% tổng kim ngạch hàng dệt may. Với mức gia tăng kỷ lục này thì Hoa Kỳ đã trở thành thị trường nhập khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam, vượt qua EU và Nhật Bản - hai thị trường truyền thống của nước ta trong lĩnh vực dệt may. Mặc dù vậy Việt Nam vẫn chỉ chiếm 0,7% thị phần dệt may tại nước này, đứng thứ 26 trong số các nước xuất khẩu quần áo vào Hoa Kỳ.

Bảng 7:

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trƣờng Hoa Kỳ

Năm 1996 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 tháng 6 2007 Trị giá (Triệu USD 9,1 49,5 44,6 951 1973 2474 2603 3044 3674 Tăng trưởng (%) 45,85 -9,90 2032,29 107,47 25,39 5,21 16,94 20,7

Nguồn: Văn phòng Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS)

Năm 2005, Hiệp đinh dệt may ATC hết hiệu lực làm cho kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ có tăng so với năm 2004 nhưng đây là năm có tốc độ tăng thấp nhất kể từ khi Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang đây là 5,21%. Nguyên nhân là mặc dù các hạn ngạch về dệt may bị xoá bỏ nhưng chỉ là xoá bỏ cho các nước thành viên của WTO mà lúc này Việt Nam vẫn chưa gia nhập WTO nên vẫn còn 25 mặt hàng dệt may xuất khẩu bị áp đặt hạn ngạch, đồng thời lại phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakishtan, Bangladesh, những nước đã gia nhập tổ chức. Tuy nhiên cho tới năm 2006 sau khi đã thích ứng với thị trường thì xuất khẩu của nước ta lại tăng cao, tăng 16,94% so với năm 2006. Và trong vòng 6 tháng đầu năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ tăng 20,70% so với cùng kỳ năm 2006 đạt 3674 triệu USD.

Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới. Thuận lợi đầu tiên đối với ngành dệt may Việt Nam đó là hàng dệt may của nước ta vào Hoa Kỳ sẽ không phải chịu hạn ngạch. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chưa kịp mừng đã thấy lo. Các doanh nghiệp Việt Nam được khuyến cáo cần chuẩn bị sẵn sàng đối diện với những rào cản kỹ thuât mới được dựng lên điều mà chính Trung Quốc, ngay sau khi gia nhập WTO vào năm 2002 đã gặp phải. Vào tháng 11/2006 Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã đưa ra cơ chế giám sát 6 tháng một lần đối với hàng dệt may của Việt Nam nhằm xem xét liệu có đủ bằng chứng để điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng này khơng. Cụ thể hàng tháng, phía Mỹ sẽ khảo sát số lượng, giá cả hàng dệt may Việt Nam xuất sang thị trường này và so sánh với nước thứ ba nhằm đưa ra bằng chứng để điều tra chống bán phá giá. Theo phía Việt Nam, cơ chế này hồn hồn khơng cần thiết nếu khơng nói là cực kỳ vô lý. Với năng lực hiện tại, Việt Nam chỉ đứng thứ 9 về năng lực xuất khẩu vào các thị

trường và đứng thứ 6 về giá trị xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Ngoại trừ Trung Quốc là nước xuất khẩu dệt may lớn nhất vào Hoa Kỳ đang phải chịu chính sách tự vệ cịn tất cả các nước xuất khẩu khác lớn hơn Việt Nam vào thị trường này đều không bị bất cứ sự giám sát nào. Với một lượng rất nhỏ (3%) tổng lượng hàng dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ thì Việt Nam khơng thể tạo được ảnh hưởng xấu và càng không thể là mối nguy cơ cho ngành công nghiệp dệt may nước này. Hiện tại, mức giá bình quân của hàng dệt may Việt Nam vào Hoa Kỳ năm 2006 là 2,96 USD/m2 cao hơn nhiều so với giá bình quân tại thị trường này là 1,79 USD/m2 và cao hơn giá nhập khẩu từ nhiều nước khác nên Việt Nam không thể bị xem là nước có khả năng bán phá giá. Ngồi ra, 5 mặt hàng dệt may của Việt Nam có nguy cơ bị giám sát chặt chẽ là: áo sơmi, áo thun len, quần dài, đồ bơi, đồ lót hiện đang chiếm 60% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ, lại là những mặt hàng chủ yếu được nhập khẩu mà Hoa Kỳ rất ít sản xuất. Việc bị điều tra chống bán phá giá đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam. Theo Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex), trong những tháng đầu năm 2007 do lo ngại Hoa Kỳ áp dụng cơ chế giám sát với hàng dệt may Việt Nam dẫn đến nguy cơ hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá, các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đã rút hợp đồng làm cho các doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Khơng những thế, giới phân tích cịn lo lắng nếu phía Mỹ khơng kịp thời tháo gỡ sự áp đặt vơ lý này sẽ dẫn đến tình trạng các nhà xuất khẩu khó đạt được chỉ tiêu 7,35 tỷ USD trong năm 2007 với thị trường Mỹ trong khi thị trường này chiếm tới 55% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng hàng triệu lao động ngành dệt may bị mất việc.

Để đối phó với cơ chế giám sát của Hoa Kỳ, tránh trường hợp bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng dệt may xuất khẩu, Việt Nam đã chủ động giám sát hàng dệt may xuất khẩu ngay từ trong nước. Một biện

pháp điển hình là áp dụng Giấy phép tự động (E/L) để tự giám sát hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ đối với 14 cat hàng nóng. Và trong 3 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng của các cat này không cao, chỉ đạt 10 - 30%, trong khi nhiều mã hàng khác đang có dấu hiệu giảm. Thực tế này khiến cho Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng việc áp dụng E/L đối với những cat hàng nóng là khơng cần thiết. Và vào ngày 22/6/2007, Bộ Công Thương đã bãi bỏ giấy phép tự động (E/L) đối với xuất khẩu hàng dệt may, xây dựng cơ chế quản lý, giám sát hàng dệt may xuất khẩu theo phương pháp “hậu kiểm” nhằm ngăn ngừa các hành vi gian lận thương mại. Nhờ có sự liên kết hành động chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước cùng với các doanh nghiệp đã khiến áp lực đối với ngành giảm, những đơn hàng dệt may của các tập đoàn nhập khẩu lớn từ Hoa Kỳ đang trở lại đặt hàng Việt Nam dù còn khiêm tốn. Nhiều hợp đồng của Hoa Kỳ đã được ký đến hết quý 1/2008 và điều đáng quan tâm là trong những đơn hàng quay trở lại với ngành dệt may Việt Nam, có rất nhiều hợp đồng khơng thuộc nhóm mặt hàng nằm trong diện bị giám sát từ phía Hoa Kỳ. Điều này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động tìm những mặt hàng mới để xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ chứ không để bị phụ thuộc vào những cat “nóng” vốn được coi là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành dệt may Việt Nam tại thị trường này. Có thể nói tình hình hiện tại là khá khả quan tuy nhiên các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không nên lạc quan quá sớm phía Hoa Kỳ có thể thay cơ chế giám sát bằng hình thức thành lập các đội kiểm tra đột xuất để kiểm tra và xử lý bất cứ lúc nào nếu nghi ngờ hàng dệt may Việt Nam bán phá giá. Chỉ một sai lầm nhỏ cũng có thế gây ra hậu quả nặng nề đối với ngành dệt may nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

EU là một đối tác quan trọng của Việt Nam trong các lĩnh vực hợp tác thương mại, nhất là xuất khẩu hàng hoá tuy kim ngạch chưa lớn nhưng tốc độ tăng trưởng và phát triển tương đối cao. Danh mục hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU ngày càng tăng trong đó dệt may là ngành có tiềm năng xuất khẩu lớn thứ hai trong số các mặt hàng công nghiệp chế biến trong nước. EU hiện là thị trường dệt may lớn thứ hai của Việt Nam chỉ sau Hoa Kỳ, trên 17,6% hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam là xuất sang EU

Bắt đầu từ khi ký Hiệp định Việt Nam - EU năm 1993 về hàng dệt may thì một thị trường lớn cho hàng dệt may có xuất xứ từ Việt Nam đã được mở ra. Theo Hiệp định này, EU đã dành cho Việt Nam mức thuế quan phổ cập ưu đãi GSP nhằm tạo điều kiện cho hàng dệt may Việt Nam, từ chỗ bị cấm vận đã xuất khẩu vào thị trường EU với tốc độ tăng nhanh từ 38 - 40%/năm

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU trong tháng 6/2007 đạt 152 triệu USD, tăng 28% so với tháng trước. Đây là mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU cao nhất từ đầu năm tới nay và tăng 15% so với tháng 6/2006. Tính chung trong vịng 6 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU đạt 644 triệu USD, tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tốc độ tăng trưởng này vẫn được duy trì trong những tháng tới thì kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU trong cả năm 2007 sẽ đạt 1,5 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2006

Nguồn: Bản tin thông tin thương mại - Bộ Thương mại

Trong 6/ 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tại các thị trường chính như Đức, Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan... tăng cao. Kim ngạch xuất khẩu sang Đức đạt 38 triệu USD, tăng 51% so với tháng 5, xuất khẩu sang Anh đạt 22,7 triệu USD, tăng 41%, xuất khẩu sang Tây Ban Nha tăng 12%, đạt 18 triệu USD. Tuy xuất khẩu sang hai nước thành viên mới là Bungari và Rumani vẫn còn thấp nhưng kim ngạch xuất khẩu có tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu sang Rumani tăng tới 84% so với nửa đầu năm ngoái đạt 4,4 triệu USD.

Nhìn chung, trong nửa đầu năm nay xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang hầu hết các nước thành viên của EU đều tăng khá so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu phổ biến từ 15 - 20%. Chỉ có một vài thị trường có kim ngạch xuất khẩu giảm như:

84.2 67 93.9 132.1 89 84 88 86 118 95 106.2 136.4 115.4 56.1 134 142.5 112 152 0 50 100 150 200 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 2006 2007 Biểu đồ 7:

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU (Triệu USD)

- Xuất khẩu sang Pháp chỉ đạt 66,5 triệu USD, giảm 6% so với nửa đầu năm 2006.

- Xuất khẩu sang Ba Lan giảm 1% đạt 8,7 triệu USD

- Xuất khẩu sang Phần Lan giảm 34%, đạt 2,3 triệu USD

- Xuất khẩu sang Slovakia giảm 23%, đạt 2,1 triệu USD (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong số các mặt hàng dệt may xuất khẩu sang EU thì quần là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt cao nhất trong nửa đầu năm nay, đạt 111 triệu USD, tương đương với 22,6 triệu cái, tăng 19% về lượng và 20,6% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Đơn giá xuất khẩu trung bình mặt hàng quần của Việt Nam sang EU trong nửa đầu năm nay chỉ đạt 4,94 USD/cái, tăng nhẹ 0,88% so với năm ngoái. Xuất khẩu áo jacket của Việt Nam sang EU đang khá thuận lợi về giá, mặc dù khối lượng xuất khẩu sang thị trường này tăng không nhiều. Tăng trưởng khối lượng xuất khẩu áo jacket của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm chỉ gần 6%, nhưng tăng trưởng về giá trị xuất khẩu đạt tới 18% do đơn giá xuất khẩu trung bình mặt hàng này của Việt Nam sang EU đã tăng gần 12%, đạt trung bình 15,06 USD/cái. Như vậy, trong năm 2006 khối lượng xuất khẩu áo jacket của Việt Nam sang EU giảm, thì trong 6 tháng đầu năm 2007 mặt hàng này đã lấy lại tiến độ, mặc dù mức độ tăng trưởng vẫn

Một phần của tài liệu Cạnh tranh giữa hàng dệt may việt nam và trung quốc cơ hội và thách thức (Trang 43)