III Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt mayViệt Nam
2 Về phía Hiệp hội dệt mayViệt Nam (VITAS)
Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) ra đời nhằm mục đích thơng qua các hoạt động của mình tạo điều kiện hỗ trợ, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn ngành dệt may và của từng doanh nghiệp thành viên. Hiệp hội sẽ là đầu mối trao đổi thông tin trong và ngoài nước về những vấn đề kinh doanh, thương mại trong lĩnh vực dệt may nhằm sử dụng hợp lý, tiết kiệm vốn và nâng cao khả năng cạnh tranh của từng thành viên Hiệp hội cũng như của tồn ngành để nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới. Hiệp hội sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp về khoa học công nghệ, môi trường và về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý; bảo vệ và điều hồ lợi ích của từng thành viên và của ngành dệt may Việt Nam trong các vụ tranh chấp với đối tác nước ngoài.
Hiện tại, Hiệp hội đã đưa ra mục tiêu đối với ngành dệt may Việt Nam là phải đạt 10 - 12 tỷ USD xuất khẩu vào năm 2010. Do đó, địi hỏi Hiệp hội phải đảm bảo sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp thành viên để đưa toàn ngành dệt may phát triển mạnh hơn nữa. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về nhân lực cũng như tài chính, VITAS vẫn tích cực phấn đấu, nâng cao vai trị, trách nhiệm của mình hỗ trợ tích cực các hội viên, thực sự là cầu nối giữa Cộng đồng doanh nghiệp dệt may với các Cơ quan quản lý Nhà nước, sẵn sàng bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của hội viên. Hiệp hội phải ln luôn bám sát những thắc mắc, trăn trở, nguyện vọng, đề xuất của các doanh nghiệp, kịp thời phản ánh lên các cơ quan quản lý Nhà nước để tháo gỡ, đồng thời Hiệp hội tích cực tham gia vào việc xây dựng chính sách, chiến lược phát triển ngành cùng Bộ Công Thương, xây dựng cơ chế quản lý xuất nhập khẩu hàng dệt may với các tiêu chí rõ ràng, minh bạch, bình đẳng, giảm bớt các thủ
tục phiền hà cho doanh nghiệp. Điển hình là việc áp thuế nhập khẩu xơ sợi tổng hợp là 5% của Bộ Tài Chính sau nhiều lần làm việc và trình bày, mức thuế đã giảm xuống còn 3%.
Hiệp hội nên tổ chức nhiều chương trình xúc tiến thương mại, các chương trình khảo sát thị trường, tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước để xây dựng và quảng bá hình ảnh, thương hiệu của ngành, của doanh nghiệp và của sản phẩm dệt may Việt Nam, phối hợp với Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) tổ chức các đoàn đi khảo sát thị trường, kêu gọi đầu tư. Do thực hiện cam kết không trợ cấp cho các hoạt động xuất khẩu nên việc thực hiện các chương trình khảo sát, tham gia hội chợ cịn gặp nhiều khó khăn. Trong năm 2006, Hiệp hội đã triển khai 8 chương trình xúc tiến thương mại quốc gia với tổng kinh phí hỗ trợ của Nhà nước là 925.420 USD. Theo dự kiến, trên 130 doanh nghiệp và 15 chi hội dệt may trong toàn quốc sẽ tham gia các chương trình khảo sát, xúc tiến thành lập văn phòng đại diện kết hợp với trung tâm giới thiệu sản phẩm dệt may tại CHLB Đức, tham gia Hội chợ Magic Show tại Las Vegas (Hoa Kỳ), kết hợp với khảo sát thị trường, hội chợ thời trang CPD tổ chức tại Duseldossf (CHLB Đức), khảo sát thị trường Tây Ban Nha, tham dự triển lãm tại Hong Kong, Đài Loan.
Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hồn chỉnh các cụm cơng nghiệp dệt may như: nhà máy dệt nhuộm Yên Mỹ, khu liên hợp dệt nhuộm Hồ Khánh, khu cơng nghiệp Phố Nối, Khu công nghiệp Nhơn Trạch, Khu cơng nghiệp Bình An, theo hướng tập trung vào lĩnh vực dệt nhuộm, đầu tư hoàn tất khâu vải và phụ liệu để đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho may xuất khẩu nhằm tiến tới tăng tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm may mặc lên 50% vào năm 2010, giảm tỷ lệ gia công.
Cũng như các ngành kinh tế khác, ngành dệt may Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và đầy đủ với các nền kinh tế khu vực và thế giới, chịu sự chi phối bởi các luật lệ chung, cho nên công tác đối ngoại là hết sức cần thiết, bởi
vậy, Hiệp hội phải tích cực tham gia vào các tổ chức dệt may quốc tế như: Liên đoàn Dệt may ASEAN, Hội các nước xuất khẩu dệt may châu Á - Thái Bình Dương, Liên đồn may mặc châu Á; tham gia các hội nghị hội thảo quốc tế về dệt may, tham gia vào các dự án do nước ngoài tài trợ như Dự án VIE61/94 về xây dựng Chiến lược xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam...; tích cực tham gia cuộc vận động phản đối chương trình giám sát và tự khởi xướng điều tra chống bán phá giá hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam.
Đào tạo nguồn nhân lực là nhiệm vụ và yêu cầu cấp bách hiện nay để nâng cao trình độ và năng lực cạnh tranh của ngành dệt may trong thương mại quốc tế. Hiệp hội đã cử nhiều cán bộ của các doanh nghiệp hội viên sang học tập về kỹ thuật, quản lý... tại Ấn Độ, Thái Lan, Đài Loan, bổ sung kiến thức cho các nhà thiết kế thời trang... nhưng hiện tại do kinh phí cịn hạn chế nên cịn nhiều kế hoạch đào tạo của Hiệp hội không thực hiện được.