Thực trạng ngành dệt may Trung Quốc

Một phần của tài liệu Cạnh tranh giữa hàng dệt may việt nam và trung quốc cơ hội và thách thức (Trang 59)

II – Ngành dệt may Trung Quốc

2Thực trạng ngành dệt may Trung Quốc

2.1 - Tình hình sản xuất của ngành dệt

Trong tháng 5/2007, sản lượng sợi sản xuất của Trung Quốc đạt 1,64 triệu tấn, tăng 19,7% so với cùng kỳ. Trong vòng 5 tháng đầu năm 2007, tổng sản lượng sợi trong cả nước đạt 7,41 triệu tấn, tăng 20,6%. Luỹ kế sản phẩm sợi từ năm 2006 đến nay đạt 13,8 triệu tấn. Nói chung là trong vịng 5 tháng đầu năm 2007 tốc độ tăng trưởng của ngành dệt Trung Quốc tương đối ổn định.

2.2 - Tình hình xuất nhập khẩu ngành dệt may

Bảng 8:

Tình hình xuất nhập khẩu trong ngành dệt may của Trung Quốc

Tháng Xuất khẩu Nhập khẩu Kim ngạch xuất nhập khẩu

4/2007 12,83 1,72 14,56

Tăng trưởng 15,2 % 7,3%

4 tháng đầu năm 2007 44,19 5,72 49,91

Tăng trưởng 15% 5,3%

Nguồn: Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc

Sau một thời gian kim ngạch bị giảm mạnh vào cuối quý I, đến tháng 4/2007, kim ngạch xuất nhập khẩu ngành dệt may Trung Quốc đã tăng trở lại,

đạt mức cao nhất trong những tháng đầu năm nay, góp phần làm cho kim ngạch xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm 2007 đạt mức 44,19 tỷ USD, tăng 15%, tốc độ tăng dần dần ổn định. Trong khi đó nhập khẩu duy trì mức tăng ổn định, kim ngạch trong tháng 4 đạt 1,72 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ, lập mức tăng kỷ lục trong những năm gần đây.

Theo số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc, từ tháng 1- 5 năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc tăng 15,8% so với cùng kỳ. Dự kiến trong cả năm sẽ tăng trưởng khoảng 12%.

Như vậy, trong 5 tháng đầu năm 2007, trừ tháng 2 thì 4 tháng cịn lại kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc đều tăng trưởng mạnh, tốc độ tăng trưởng đều 15%. Theo phân tích, do có sự điều chỉnh tỷ lệ hồn thuế xuất khẩu vào tháng 7 nên các xí nghiệp đều đẩy mạnh xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm này nhằm giảm thiểu thất thu do chính sách điều chỉnh gây ra. Tới tháng 7/2007, Trung Quốc vẫn là quốc gia xuất khẩu mạnh với kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may là 17,37 tỷ USD, tăng 28,1% so với cùng kỳ năm ngoái và đây cũng là một tháng kỷ lục đối với xuất khẩu dệt may Trung Quốc. Xuất khẩu dệt may Trung Quốc tăng một phần do việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành dệt may đã được tăng cường. Các thành phố tham gia xuất khẩu dệt may của Trung Quốc đang đưa ra những yêu cầu mới về việc quản lý quá trình sản xuất hàng dệt may từ bao bì, đóng gói cho tới vận chuyển. Bên cạnh đó, năng suất và chất lượng hàng dệt may của Trung Quốc tăng cũng giúp xuất khẩu hàng dệt may ngày càng mở rộng, thậm chí giá thành sản hàng xuất khẩu tiếp tục tăng. Mặc khác, việc giảm thuế VAT cũng không gây tác động nhiều tới quá trình xuất khẩu hàng dệt may.

Sau khi xem xét tình hình xuất khẩu hiện nay, tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm về cơ bản bình ổn ở mức 15%, còn trong 6 tháng cuối năm do chịu ảnh hưởng của việc điều chỉnh giảm tỷ lệ hoàn thuế xuất khẩu và đồng NDT tăng giá nên xuất khẩu sẽ giảm ở mức độ nhất định, mức tăng sẽ vào

khoảng từ 12 - 15% so với cùng kỳ, mức tăng cả năm dự kiến vào khoảng 12%.

2.2.1 - Xuất khẩu dệt may vào thị trường Hoa Kỳ tăng ổn định

Trong 4 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu dệt may Trung Quốc sang 2 thị trường đứng đầu là EU và Hoa Kỳ lần lượt đạt 7,55 tỷ USD và 6,61 tỷ USD, tăng trưởng 14% và 33,1%. Tốc độ tăng xuất khẩu sang thị trường EU chậm lại giảm gần 10 điểm phần trăm so với cuối quý I. Trong khi đó, tốc độ tăng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tương đối ổn định, tương đương với cuối quý I/2007. Tổng cộng kim ngạch xuất sang 2 thị trương nay chiếm 32% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may.

Kim ngạch xuất khẩu sang 12 nước Đông Âu thuộc EU mở rộng giảm 41%, giảm 36,5 điểm so với cuối quý I. Trong khi đó, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hong Kong, Hàn Quốc, Nga sau khi giảm vào tháng 3 đển tháng 4 lại tăng trở lại, những mức tăng lớn không đều, mức tăng lớn nhất là 5% đối với thị trường Hong Kong. Ngoài ra, trong các thị trường chủ yếu khác có mức tăng tương đối nhanh đó là Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Thuỵ Sĩ... các nước này đều có mức tăng từ 50% trở lên.

Nhập khẩu từ các nước chủ yếu vẫn bình thường. Nhập khẩu từ Nhật bản tăng nhẹ 2,4%, Hàn Quốc giảm 1,9%, Đài Loan giảm 1,3%. Nhập khẩu từ thị trường EU và Hoa Kỳ tăng ổn định, mức tăng là 23,2% và 31,3%.

2.2.2 - Kim ngạch xuất khẩu của các xí nghiệp dệt may dân doanh tăng

Nguồn: Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc

So với 2 năm trước, mức tăng xuất khẩu của các xí nghiệp dân doanh có giảm sút nhiều, nhưng tỷ lệ kim ngạch so với toàn quốc vẫn tiếp tục tăng. Trong 4 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của các xí nghiệp dân doanh đạt 18,47 tỷ USD, chiếm 42% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc, tăng 25% so với cùng kỳ. Trong đó, xí nghiệp tư doanh tăng 32,8%. xí nghiệp tập thể giảm 5,7%. Nhập khẩu của xí nghiệp dân doanh đạt 850 triệu USD, chiếm tỷ trọng 14,9%, có tốc độ tăng trưởng là 15,4%, tăng nhanh nhất trong các loại hình xí nghiệp. -5.70% 25% 32.80% 16.80% -2.90% -10.00% -5.00% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% xi nghiep tap the xi nghiep dan doanh xi nghiep tu doanh xi nghiep co von DTNN xi nghiep quoc doanh va xi nghiep co co phan Nha nuoc Biểu đồ 8:

Mức tăng trƣởng xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc trong vòng 4 tháng đầu năm 2007 so với

cùng kỳ năm 2006

4/2007 12,83 1,72 14,56

Tăng trưởng 15,2 % 7,3%

4 tháng đầu năm 2007 44,19 5,72 49,91

Tăng trưởng 15% 5,3%

Xuất khẩu của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đạt 15,69 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 36%, kim ngạch xuất khẩu tăng 16,8%. Nhập khẩu đạt 4,15 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 73%, kim ngạch nhập khẩu tăng 6%. Cũng giống như xí nghiệp dân doanh, mức tăng kim ngạch xuất nhập khẩu của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đều vượt qua giá trị bình qn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ có xuất nhập khẩu của xí nghiệp quốc doanh và xí nghiệp có cổ phần Nhà nước là không ngừng giảm, xuất khẩu đạt 9,88 tỷ USD, tỷ trọng giảm xuống còn 22,3%, nhập khẩu đạt 720 triệu, chiếm tỷ trọng 12,6%. Kim ngạch xuất nhập khẩu giảm lần lượt là 2,9% và 8,4%.

2.2.3 - Hàng may mặc bằng sợi bông, sợi tổng hợp tăng nhanh nhất

Trong 4 tháng đầu năm 2007, xuất khẩu hàng dệt đạt 15,98 tỷ USD, tăng 10,7%; xuất khẩu hàng may mặc đạt 28,21 tỷ USD, tăng 17,6%, tốc độ tăng không thay đổi nhiều so với cuối quý I. Tốc độ xuất khẩu của hàng may mặc vẫn vượt so với hàng dệt may.

Trong mặt hàng may mặc, xuất khẩu của 3 mặt hàng lớn là dệt kim, dệt thoi và phụ liệu có mức tăng trưởng lần lượt là 25,8%; 15,7% và 12,5%. Trong đó, mặt hàng may mặc truyền thống bằng sợi bông và sợi tổng hợp tăng nhanh nhất, mức tăng lần lượt là 30,1% và 13,8%; hàng len tăng 9,5%; hàng tơ tằm giảm 6%, nhưng mức giảm thấp hơn so với thời gian trước. Trong 4 tháng đầu năm nay, hàng may mặc xuất khẩu sang EU đạt 5,39 tỷ USD, tăng 14,5%; giảm 13 điểm phần trăm so với cuối quý I. Hàng may mặc xuất khẩu sang Mỹ đạt 4,76 tỷ USD, tăng 47,4%, tương đương với mức cuối quý I. Trong đó hàng may mặc bằng sợi bông tăng nhanh nhất, xuất khẩu mặt hàng này sang EU tăng 26,2% và sang Mỹ tăng 1,2 lần.

Trong những mặt hàng dệt xuất khẩu ra thị trường quốc té thì mặt hàng sợi tăng trưởng nhanh nhất, mức tăng là 19,4%, thành phẩm và vải nguyên liệu tăng lần lượt là 9,6% và 9,2%. Mặt hàng sợi tổng hợp trong mặt hàng sợi

vải và vải nguyên liệu có tốc độ tăng nhanh nhất là 12,7%; xuất khẩu mặt hàng bằng sợi bông và len lần lượt tăng trưởng là 6,5% và 6%, mặt hàng tơ giảm 25%. Trong thành phần hàng dệt, xuất khẩu mặt hàng gia dụng tăng 10,2%.

Số lượng hàng may mặc (bao gồm cả hàng dệt thoi lẫn dệt kim) trong 4 tháng đầu năm 2007 đạt 9,11 tỷ chiếc (bộ), tăng 8,4%; tốc độ tiếp tục giảm so với thời gian trước. Đơn giá xuất khẩu bình quân là 2,76 USD/chiếc (bộ), tăng 11%, tương đương với cuối quý I năm 2007. Trong đó, đơn giá mặt hàng dệt thoi tăng 6,8%, mặt hàng dệt kim tăng 15,2%; trong khi đó đơn giá xuất khẩu sang Mỹ giảm 2,2%. Đơn giá hàng sợi xuất ra thị trường quốc tế giảm 8%, đơn giá xuất khẩu vải nguyên liệu về cơ bản giữ được mức tăng nhẹ.

2.2.4 - Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng đều tăng.

Từ tháng 1 - 4/2007, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt của Trung Quốc đạt 5,17 tỷ USD, tăng 5,2%. Kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc đạt 550 triệu USD, tăng 5,7%. Tốc độ nhập khẩu hàng dệt, may về cơ bản thống nhất với nhau. Trong hàng may mặc, nhập khẩu hàng dệt kim tăng 6,2%, hàng dệt thoi tăng 4,5%. Trong đó nhập khẩu hàng len tăng nhanh nhất, với mức tăng gần 34,4%. Hàng lông thú tăng 60,3%. Đơn giá hàng may mặc nhập khẩu (bao gồm cả hàng dệt kim lẫn dệt thoi) có mức tăng chung là 28,1%. Nhập khẩu 0,6 triệu tấn sợi với trị giá 1,47 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu tăng lên với mức tăng nhẹ là 0,3%. Vải nguyên liệu nhập khẩu đạt 2,73 tỷ, tăng 6,7%.

2.3 - Tình hình điều chỉnh chính sách thuế xuất khẩu

Trong tháng 6/2007, Bộ Tài Chính, Tổng cục thuế, Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã công bố “Thông tư giảm tỷ lệ hoàn thuế xuất khẩu đối với một bộ phận hàng hoá”. Theo thông tư này, quy định từ 1/7/2007 tỷ lệ hoàn thuế xuất khẩu hàng may mặc giảm xuống cịn 11%.

Mục đích của việc điều chỉnh chính sách hồn thuế xuất khẩu lần này nhằm: khống chế thêm một bước tăng trưởng quá nhanh trong xuất khẩu hàng hoá, giải quyết mâu thuẫn nổi trội phát sinh do xuất siêu quá lớn mang lại, làm tốt cơ cấu hàng hoá xuất khẩu, khống chế xuất khẩu các mặt hàng “tiêu hao năng lượng nhiều, gây ô nhiễm cao, mang tính tài nguyên”, thúc đẩy thay đổi phương thức tăng trưởng ngoại thương và cân bằng xuất nhập khẩu, giảm thiểu cọ sát thương mại, thúc đẩy chuyển biến phương thức tăng trưởng kinh tế và duy trì phát triển kinh tế xã hội.

III – Tƣơng quan về khả năng cạnh tranh giữa hàng dệt may Việt Nam và Trung Quốc

Trung Quốc là đầu tầu kinh tế của châu Á, là nước có cơng vực dậy nền kinh tế khu vực. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt mức tăng trưởng tương đối cao, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 9,1%, nhập khẩu tăng 40% và tiếp nhận 50% hàng xuất khẩu của châu Á. Tuy nhiên, sự tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế Trung Quốc cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho những nền kinh tế mới nổi trong khu vực ví dụ như Việt Nam. Rất nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ lớn trước sực ép cạnh tranh của hàng hoá Trung Quốc.

Hàng hố Trung Quốc có thể chia thành hai loại. Một loại hàng hố có hàm lượng lao động cao, đơn giản như dệt may, da giày và một loại là hàng hố có hàm lượng cơng nghệ cao vừa có lao động giản đơn vừa có lao động lành nghề như điện tử dân dụng. Hiện nay, Trung Quốc có sức cạnh tranh rất lớn ở cả hai loại hàng này, trong khi đó Việt Nam chỉ có ở loại thứ nhất cịn loại thứ hai thì Việt Nam chưa thể cạnh tranh với Trung Quốc. Việt Nam đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của Trung Quốc ngay trên một số thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và cả ASEAN.

Dệt may hiện là một trong số những sản phẩm cạnh tranh chính giữa Việt Nam và Trung Quốc do ngành dệt may của Viêt Nam đang phát triển với tốc độ cao có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu trong số những mặt hàng chủ lực của Việt Nam, trong khi Trung Quốc lại là nhà sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thé giới, chiếm khoảng 50% thị phần dệt may tồn cầu. Có thể nói, ngay sau khi gia nhập WTO Trung Quốc đã nhanh chóng tạo nên những cơn sóng thần trên thị trường dệt may thế giới.

1 – Những điểm tƣơng đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc

Thực tế thì cả Việt Nam và Trung Quốc đều có những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dệt may.

- Thứ nhất, dệt may là ngành sản xuất truyền thống lâu đời ở cả hai

nước. Cách đây cả ngàn năm, con đường tơ lụa đã lưu dấu một bước phát triển kinh ngạc của Trung Quốc. Năm 1949, Trung Quốc có gần 180.000 xưởng dệt tư nhân với xấp xỉ 800.000 công nhân và 8.000 chuyên gia kỹ thuật. Dệt may nhanh chóng đã trở thành một trong những ngành ưu tiên phát triển của Chính phủ Trung Quốc. Trong khi đó, ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam cũng đã được đầu tư phát triển ngay từ những năm 50 của thế kỷ 20. Với sự giúp đỡ của các nước anh em và bạn bè quốc tế, chúng ta đã cải tạo và xây dựng được hàng loạt nhà máy dệt may có cơng suất lớn như: Dệt 8 - 3, Dệt Vĩnh Phú, Dệt kim Đông Xuân, Dệt Nam Định, May 10, May Thăng Long. Hiện nay, Chính phủ hai nước đều rất chú trọng phát triển ngành này, nhiều chính sách hỗ trợ ngành dệt may đã được thực hiện.

- Thứ hai, cả Trung Quốc và Việt Nam đều được xếp vào danh sách những nước có dân số đơng nhất trên thế giới với khoảng 1,8 tỷ dân của Trung Quốc và hơn 85 triệu dân của Việt Nam cung cấp một lượng lớn lao động cho ngành dệt may của mỗi nước. Đây là một lợi thế trong

ngành dệt may mà không phải nước nào cũng có được. Đồng thời, dân số đơng chính là một thị trường tiêu thụ nội địa lớn cho ngành may mặc. Hiện nay, 2/3 sản lượng hàng dệt may của Trung Quốc chủ yếu là để phục vụ thị trường trong nước. Còn ở Việt Nam, Nhà nước và Chính phủ đã xác định các doanh nghiệp trong nước phải dùng thị trường nội địa làm căn bản, thị trường xuất khẩu là động lực phát triển của ngành dệt may. Năm 2006, tổng tiêu thụ nội địa ước đạt 1,8 tỷ USD, trong khi xuất khẩu dệt may đạt gần 6 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trong tiêu thụ nội địa đạt khoảng 15%/năm. Hiện tại mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp dệt may là làm thế nào để chiếm lĩnh thị trường dệt may nội địa trước cuộc “đổ bộ” của nhiều nhãn hiệu thời trang danh tiếng của nước ngoài vào thị trường Việt Nam, đặc biệt là hàng thời trang của Trung Quốc.

- Thứ ba, Việt Nam và Trung Quốc đều đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Điều này sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế của cả hai nước. Những rào cản trong ngành dệt may được xoá bỏ sẽ tạo điều kiện cho các sản phẩm của hai nước thâm nhập vào các thị trường nước ngoài dễ dàng hơn.

- Thứ tư, Việt Nam và Trung Quốc có ý thức hệ giống nhau, cùng chung

chủ trương xây dựng CNXH theo hoàn cảnh mỗi nước. Theo điều tra của Liên hợp quốc, đây là hai quốc gia ổn định, an toàn nhất trên thế giới, do đó ngày càng có nhiều nhà đầu tư tìm tới đây kinh doanh bn bán.

2 – Những điểm khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc trong quá trình phát triển ngành dệt may

Một phần của tài liệu Cạnh tranh giữa hàng dệt may việt nam và trung quốc cơ hội và thách thức (Trang 59)