Định hƣớng phát triển của ngành dệt mayViệt Nam đến năm 2010

Một phần của tài liệu Cạnh tranh giữa hàng dệt may việt nam và trung quốc cơ hội và thách thức (Trang 75)

chịu các biện pháp hạn chế nhập khẩu của EU và Hoa Kỳ song xuất khẩu của nước này vào các thị trường chính vẫn ở mức cao, Trung Quốc vẫn chi phối phần lớn thị phần dệt may thế giới. Điều này đã đưa ra lời cảnh bào với tất cả các quốc gia sản xuất và xuất khẩu dệt may là tình hình sẽ càng bi đát hơn vào năm 2008, khi Trung Quốc được tự do xuất khẩu trở lại, ngành dệt may Việt Nam sẽ phải chịu một sức ép mạnh hơn bao giờ hết.

- Hiện nay, hầu hết các rào cản thương mại, kỹ thuật quốc tế trong dệt may đã được xoá bỏ nhưng Việt Nam vẫn phải tính đến trường hợp các nước nhập khẩu sẽ đưa ra những biện pháp để bảo vệ cho ngành sản xuất trong nước trước sự thâm nhập của hàng nhập khẩu mà trước mắt là Cơ chế giám sát chống bán phá giá tại thị trường Hoa Kỳ, thị trường chiếm 54% kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam.

II - Định hƣớng phát triển của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 năm 2010

1 - Mục tiêu chiến lƣợc

Hiện ngành dệt may được xem là ngành công nghiệp lợi thế của Việt Nam. Theo quy hoạch điều chỉnh ngành dệt may đến năm 2015, tầm nhìn 2020 mới được Bộ Công nghiệp xây dựng, Đảng và Nhà nước đang tập trung phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.

Nhà nước và Chính phủ đặt ra nhiệm vụ cho ngành dệt may trong giai đoạn 2007 - 2010 phải đảm bảo tăng trưởng sản xuất công nghiệp là 16 - 18%, tăng trưởng xuất khẩu hàng năm đạt 20%.

2 - Chiến lƣợc phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010

Dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Dệt may đã và đang góp phần quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân. Do đó, phải ưu tiên phát triển theo hướng đẩy nhanh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, đảm bảo tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả.

Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ngành may mặc Việt Nam sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh vô cùng gay gắt mà đặc biệt từ quốc gia láng giềng là Trung Quốc, nước sản xuất và xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Việt Nam phải đưa ngành dệt may của mình phát triển, hội nhập với nền kinh tế thế giới trên cơ sở hợp tác với các quốc gia khác. Tăng cường các mối liên kết, hợp tác với các tập đoàn phân phối, bán lẻ lớn trên thế giới nhằm ổn định khách hàng, thị trường, từng bước tham gia các chuỗi liên lết của họ.

Đại hội Hiệp hội dệt may lần thứ ba tổ chức tại Hà Nội vào ngày 25 và 26/5 đã đề ra Chiến lược phát triển ngành dệt may trong giai đoạn tới đó là

lấy thị trường trong nước làm nền tảng và coi xuất khẩu làm động lực để phát triển. Để có thể làm được điều đó, có rất nhiều việc mà ngành dệt may phải thực hiện. Đó là:

- Trước tiên, trên cơ sở lấy kinh tế Nhà nước làm nòng cốt, giữ vai trò chủ đạo, ngành dệt may phải phát triển theo hướng đa dạng hoá sở hữu, phát triển kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hoá qui mơ và loại hình doanh nghiệp. Đẩy mạnh cổ phẩn hoá các doanh nghiệp dệt may thuộc sở hữu của Nhà nước. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành dệt may, nhất là ở các vùng đông dân cư, nhiều lao động.

- Tiếp đó, phải phát triển theo hướng chuyên mơn hố và hợp tác hoá trong ngành dệt may, đa dạng hố các sản phẩm. Đầu tư vào cơng nghệ mới, hiện đại nhằm tạo bước nhảy vọt về chất lượng sản phẩm, đầu tư vào công nghệ sạch, công nghệ tiết kiệm năng lượng. Phát triển những mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Chú trọng công tác thiết kế các sản phẩm dệt mới, nhằm từng bước củng cố vững chắc uy tín, nhãn mác hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế.

- Đẩy mạnh công tác thiết kế mẫu thời trang, kiểu dáng sản phẩm.

- Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng vì đây là điều kiện then chốt cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam

- Ngoài ra, các doanh nghiệp dệt may phải xây dựng Việt Nam trở thành trung tâm thời trang của khu vực trong mối liên kết đa ngành Thương mại - Văn hoá - Du lịch - Sản xuất thời trang.

- Và một yêu cầu đặc biệt quan trọng đặt ra với ngành dệt may Việt Nam là phải phát triển dệt may gắn với bảo vệ môi trường. Quy hoạch xây dựng các cụm công nghiệp sợi, dệt, in, nhuộm và may hồn tất ở xa các trung tâm đơ thị lớn.

Các chỉ tiêu chủ yếu trong chiến lƣợc phát triển dệt may giai đoạn 2007 - 2010 và định hƣớng giai đoạn 2011 - 1020 Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện 2006 Mục tiêu toàn ngành 2010 2015 2020 1. Doanh thu Tỷ USD 7,63 13-15 18-21 27-30 - Xuất khẩu Tỷ USD 5,83 10-12 14-16 20-22 2. Sử dụng lao động Triệu người 2,0 2,5 3,5 4,5 3. Sản phẩm chính - Bơng xơ 1000 tấn 10 20 40 60 - Sợi tổng hợp 1000 tấn 260 400 600 - Sợi 1000 tấn 260 350 500 650 - Vải Triệu m2 680 1.000 1.500 2.000 - Sản phẩm may Triệu SP 1.800 2.500 3.000 4.000

Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS)

II - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam.

1 - Về phía Nhà nƣớc và Chính phủ

Một cam kết quan trọng của Việt Nam khi gia nhập WTO đó là phải hồn thiện hệ thống luật pháp. Có thể nói, chính hệ thống luật pháp, các quy định pháp luật không ổn định khiến cho các nhà đầu tư do dự khi quyết định đến Việt Nam. Trong khi Hoa Kỳ, cường quốc kinh tế lớn nhất trên thế giới vẫn duy trì những hệ thống luật pháp như ngay từ khi mới thành lập, nếu có thay đổi cũng khơng đáng kể, thì hệ thống luật pháp của Việt Nam đã thay đổi khơng ít lần. Nhiều bộ luật mới đã được sửa đổi, ban hành mới như: Luật Thương mại, Luật Đầu tư. Luật Cạnh Tranh...gây khó khăn trong việc cập nhật và áp dụng các bộ luật đó vào thực tế.

Ngồi ra, Nhà nước và Chính phủ cần phải giảm thiểu những thủ tục rườm rà về mặt hành chính. Nhiều nơi đã thi hành chính sách “một cửa” tạo nhiều thuận lợi cho cả nhà kinh doanh Việt Nam lẫn nhà đầu tư nước ngoài hạn chế những rắc rối về mặt giấy tờ thủ tục. Đồng thời, tiến tới điều hoà luật về quyền mậu dịch, nhờ đó những thủ tục đăng ký đối với các nhà kinh doanh trong nước và nước ngoài sẽ như nhau.

Ngay sau khi gia nhập WTO thì có một số vấn đề về chính sách đặt ra với ngành dệt may. Từ 11/1/2007, hàng rào bảo hộ hàng sản xuất trong nước đã giảm đến mức tối đa theo cam kết WTO, thuế nhập khẩu hàng may mặc giảm từ 50% xuống 20%, vải từ 40% xuống còn 21%. Điều này sẽ gây khó khăn lớn với ngành dệt may nội địa vì phải cạnh tranh quyết liệt với hàng dệt may nhập khẩu. Không những thế, 70% nguyên phụ liệu của dệt may là nhập khẩu từ nước ngồi, do đó chính sách tỷ giá của Chính phủ cũng ảnh hưởng lớn tới các nhà sản xuất Việt Nam.

Trở thành thành viên của WTO thì cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài là rất lớn. Nhà nước đang rất khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào ngành dệt may, đặc biệt là ngành dệt để tạo nguyên phụ liệu cho ngành may. Ngành dệt đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn nên Nhà nước phải đưa ra những chính sách khuyến khích lớn đối với các những người đầu tư vào lĩnh vực này, đặc biệt là vào những dự án sản xuất các sản phẩm mà hiện tại Việt Nam vẫn chưa sản xuất được hoặc có giá trị thấp. Nhà nước có định hướng xây dựng phát triển các cụm công nghiệp dệt may theo từng vùng. Mỗi cụm công nghiệp xây dựng trong các khu công nghiệp quy hoạch tập trung sẽ mang lại thuận lợi là tiết kiệm vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp, khắc phục được tình trạng đầu tư phân tán hiệu quả thấp.

Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước là yêu cầu đặt ra không chỉ đối với ngành dệt may nói riêng mà là với tất cả các ngành kinh tế. Cổ phần

hố khơng có nghĩa là Nhà nước sẽ để doanh nghiệp tự “bơi” mà vẫn hỗ trợ gián tiếp thông qua việc đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, cung cấp các thơng tin miễn phí cho doanh nghiệp. Thực tế, cổ phần hoá sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển, tăng khả năng cạnh tranh, không để thua ngay trên sân nhà. Nếu trước kia, kiểu huy động vốn là vay thương mại hoặc từ Chính phủ thì giờ đây và trong tương lai, phải là hình thức gọi vốn đầu tư nước ngồi và cổ đơng chiến lược. Trong giai đoạn 2006 - 2008, tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) sẽ cổ phần hoá tất cả doanh nghiệp thành viên và trở thành tập đồn có vốn đa sở hữu. Cổ phần hố doanh nghiệp Nhà nước cịn góp phần loại bỏ những đơn vị làm ăn kém hiệu quả và nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp giúp doanh nghiệp dệt may có thêm sự chủ động, năng động trong sản xuất kinh doanh, đủ sức cạnh tranh sau hội nhập. Theo dự đoán của các chuyên gia, số doanh nghiệp dệt may ra đời hậu WTO (trong vịng một thập kỷ tới) có thể đến 10.000, trong đó sẽ có rất nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngồi.

Chính phủ cũng phải có những hỗ trợ doanh nghiệp dệt may trong việc thâm nhập thị trường nước ngoài và giúp doanh nghiệp phát triển các vùng nguyên liệu cho ngành. Các quan chức của Chính phủ trong các chuyến cơng du ra nước ngoài thường đưa các nhà kinh doanh đi theo để nghiên cứu thị trường. Đây là một cơ hội vô cùng thuận lợi vì sẽ rất dễ dàng tìm hiểu về ngành sản xuất của nước tới thăm.

Hiện tại, nguyên phụ liệu là một vấn đề nhức nhối đặt ra với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi phần lớn nguyên phụ liệu để sản xuất hàng dệt may của nước ta là nhập khẩu. Nhà nước đã lên kế hoạch xây dựng các trung tâm nguyên phụ liệu trong cả nước. Cuối tháng 5/2007, trung tâm nguyên phụ liệu dệt may và da giày đầu tiên tại Việt Nam đã được chính thức khởi cơng xây dựng tại Cụm công nghiệp Trung Thành, xã Tân Bình, huyện Dĩ An, Bình Dương với tổng số vốn đầu tư là 12 triệu USD trên diện tích rộng 16 ha.

Trung tâm này ra đời bước đầu sẽ đáp ứng phần nào nhu cầu về nguyên phụ liệu của các doanh nghiệp dệt may trong nước.

2 - Về phía Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) ra đời nhằm mục đích thơng qua các hoạt động của mình tạo điều kiện hỗ trợ, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn ngành dệt may và của từng doanh nghiệp thành viên. Hiệp hội sẽ là đầu mối trao đổi thông tin trong và ngoài nước về những vấn đề kinh doanh, thương mại trong lĩnh vực dệt may nhằm sử dụng hợp lý, tiết kiệm vốn và nâng cao khả năng cạnh tranh của từng thành viên Hiệp hội cũng như của tồn ngành để nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới. Hiệp hội sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp về khoa học công nghệ, môi trường và về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý; bảo vệ và điều hồ lợi ích của từng thành viên và của ngành dệt may Việt Nam trong các vụ tranh chấp với đối tác nước ngoài.

Hiện tại, Hiệp hội đã đưa ra mục tiêu đối với ngành dệt may Việt Nam là phải đạt 10 - 12 tỷ USD xuất khẩu vào năm 2010. Do đó, địi hỏi Hiệp hội phải đảm bảo sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp thành viên để đưa toàn ngành dệt may phát triển mạnh hơn nữa. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về nhân lực cũng như tài chính, VITAS vẫn tích cực phấn đấu, nâng cao vai trị, trách nhiệm của mình hỗ trợ tích cực các hội viên, thực sự là cầu nối giữa Cộng đồng doanh nghiệp dệt may với các Cơ quan quản lý Nhà nước, sẵn sàng bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của hội viên. Hiệp hội phải ln luôn bám sát những thắc mắc, trăn trở, nguyện vọng, đề xuất của các doanh nghiệp, kịp thời phản ánh lên các cơ quan quản lý Nhà nước để tháo gỡ, đồng thời Hiệp hội tích cực tham gia vào việc xây dựng chính sách, chiến lược phát triển ngành cùng Bộ Công Thương, xây dựng cơ chế quản lý xuất nhập khẩu hàng dệt may với các tiêu chí rõ ràng, minh bạch, bình đẳng, giảm bớt các thủ

tục phiền hà cho doanh nghiệp. Điển hình là việc áp thuế nhập khẩu xơ sợi tổng hợp là 5% của Bộ Tài Chính sau nhiều lần làm việc và trình bày, mức thuế đã giảm xuống còn 3%.

Hiệp hội nên tổ chức nhiều chương trình xúc tiến thương mại, các chương trình khảo sát thị trường, tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước để xây dựng và quảng bá hình ảnh, thương hiệu của ngành, của doanh nghiệp và của sản phẩm dệt may Việt Nam, phối hợp với Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) tổ chức các đoàn đi khảo sát thị trường, kêu gọi đầu tư. Do thực hiện cam kết không trợ cấp cho các hoạt động xuất khẩu nên việc thực hiện các chương trình khảo sát, tham gia hội chợ cịn gặp nhiều khó khăn. Trong năm 2006, Hiệp hội đã triển khai 8 chương trình xúc tiến thương mại quốc gia với tổng kinh phí hỗ trợ của Nhà nước là 925.420 USD. Theo dự kiến, trên 130 doanh nghiệp và 15 chi hội dệt may trong toàn quốc sẽ tham gia các chương trình khảo sát, xúc tiến thành lập văn phòng đại diện kết hợp với trung tâm giới thiệu sản phẩm dệt may tại CHLB Đức, tham gia Hội chợ Magic Show tại Las Vegas (Hoa Kỳ), kết hợp với khảo sát thị trường, hội chợ thời trang CPD tổ chức tại Duseldossf (CHLB Đức), khảo sát thị trường Tây Ban Nha, tham dự triển lãm tại Hong Kong, Đài Loan.

Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hoàn chỉnh các cụm công nghiệp dệt may như: nhà máy dệt nhuộm Yên Mỹ, khu liên hợp dệt nhuộm Hồ Khánh, khu cơng nghiệp Phố Nối, Khu công nghiệp Nhơn Trạch, Khu công nghiệp Bình An, theo hướng tập trung vào lĩnh vực dệt nhuộm, đầu tư hoàn tất khâu vải và phụ liệu để đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho may xuất khẩu nhằm tiến tới tăng tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm may mặc lên 50% vào năm 2010, giảm tỷ lệ gia công.

Cũng như các ngành kinh tế khác, ngành dệt may Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và đầy đủ với các nền kinh tế khu vực và thế giới, chịu sự chi phối bởi các luật lệ chung, cho nên công tác đối ngoại là hết sức cần thiết, bởi

vậy, Hiệp hội phải tích cực tham gia vào các tổ chức dệt may quốc tế như: Liên đoàn Dệt may ASEAN, Hội các nước xuất khẩu dệt may châu Á - Thái Bình Dương, Liên đồn may mặc châu Á; tham gia các hội nghị hội thảo quốc tế về dệt may, tham gia vào các dự án do nước ngoài tài trợ như Dự án VIE61/94 về xây dựng Chiến lược xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam...; tích

Một phần của tài liệu Cạnh tranh giữa hàng dệt may việt nam và trung quốc cơ hội và thách thức (Trang 75)