Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt mayViệt Nam kể từ khi Việt

Một phần của tài liệu Cạnh tranh giữa hàng dệt may việt nam và trung quốc cơ hội và thách thức (Trang 72 - 75)

khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO).

1 – Cơ hội

- Tháng 11/2006 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), khi đó Việt Nam sẽ nhận được những ưu đãi dành riêng cho nhưng nước thành viên của WTO và ngành dệt may của Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu do được bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu đối với các nước thành viên theo quy định của Hiệp định dệt may ATC.

- Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ có cơ hội thu hút dòng đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài, đặc biệt là vào ngành dệt may để phát triển nguồn nguyên liệu bông, xơ sợi tổng hợp, hoá chất thuốc nhuộm… nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hoá; thu hút được dịng đầu tư nước ngồi vào lĩnh vực hạ tầng như đường xá, giao thông, hạ tầng viễn thông, ngân hàng… tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế cũng như ngành dệt may phát triển hơn nữa. Nhờ đó mà nguồn nhân lực cũng sẽ được cải thiện. Các doanh nghiệp dệt may có điều kiện tiếp cận và đào tạo

mạnh hơn lực lượng chuyên gia về cơng nghệ, thị trường, tài chính từ nước ngồi.

- Thị trường nội địa sẽ có 100 triệu dân vào năm 2015 sẽ làm cho sức mua hàng dệt may tăng trưởng cao (khoảng 15% mỗi năm). Đây là cơ hội lớn dành cho Việt Nam khi thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt may đó là chú trọng thị trường nội địa, đẩy mạnh xuất khẩu.

- Theo Uỷ ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC), các sản phẩm dệt may của Trung Quốc đang mất dần khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đây chính là cơ hội để ngành dệt may Việt Nam phát triển. Nguyên nhân là do các vụ kiện chống bán phá giá của các đối tác thương mại tiến hành đối với hàng dệt may Trung Quốc. Hiện tại, Hoa Kỳ đã áp dụng trở lại các hạn ngạch đối với một số chủng loại hàng của Trung Quốc làm tỷ trọng tăng kim ngạch xuất khẩu dệt may của nước này kém hơn. Năm 2005, khi hạn ngạch được bãi bỏ với Trung Quốc, hàng dệt may của nước này vào thị trường Hoa Kỳ tăng nhanh chóng, tăng 56,8% so với năm trước. Ngay lập tức sau đó, Hoa Kỳ đã áp đặt biện pháp tự vệ làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc rơi vào tình cảnh khốn đốn, gây nên thiệt hại không nhỏ, do hàng đã sản xuất mà không xuất khẩu được, dẫn tới hàng trăm ngàn nhân cơng thất nghiệp. Đây có thể là một bài học lớn đối với dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO. Đẩy mạnh xuất khẩu là mục tiêu chính nhưng phải biết đa dạng hố thị trường, nếu chỉ tập trung vào thị trường Hoa Kỳ thì khả năng Việt Nam bị Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ là rất lớn vì hiện tại Việt Nam cũng đang nằm trong “tầm ngắm” của các biện pháp giám sát của Chính phủ Hoa Kỳ. Ngồi ra, Trung Quốc đang thực thi chính sách giảm tỷ lệ hoàn thuế xuất khẩu đối với một bộ phận hàng hố trong đó có hàng may mặc. Theo đó, mức bồi hồn thuế xuất khẩu

của mặt hàng may mặc giảm xuống còn 11% sẽ làm giảm bớt xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may nội địa.

2 – Thách thức

- Cái được lớn nhất của ngành dệt may khi Việt Nam gia nhập WTO là thị trường xuất khẩu, những ngược lại các doanh nghiệp sẽ phải chia sẻ thị trường nội địa cho các đối thủ nước ngồi. Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ dành cho ngành sẽ khơng cịn và quan trọng hơn là hàng rào thuế quan bảo hộ doanh nghiệp ở thị trường nội địa cũng mất hết. Cho tới trước khi Việt Nam gia nhập WTO thì hàng dệt may nhập khẩu từ các nước ngoài ASEAN vào Việt Nam đang phải chịu thuế suất rất cao, đến 50% với sản phẩm may mặc, 40% với hàng dệt và sản phẩm sợi là 20%. Những hiện nay, thuế suất nhập khẩu các sản phẩm trên khơng cịn duy trì ở mức cao như trước nữa, mà tối đa chỉ còn 15%, là mức chung của các thành viên WTO. Có thể thấy, các doanh nghiệp dệt và may đang và sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh lớn ở thị trường nội địa.

- Có một thực tế không mấy lạc quan là hiện nay ở Việt Nam, các cửa hàng nhỏ lẻ chiếm trên 70%, còn các cửa hàng trưng bày của các công ty dệt may lại có quy mơ rất nhỏ. Về thị trường xuất khẩu, Việt Nam chỉ xuất khẩu thơng qua kênh phân phối của nước ngồi nên còn nhiều bị động. Sau khi vào WTO, hàng dệt may nước ngoài sẽ ồ ạt nhập khẩu vào Việt Nam với thuế suất giảm (xuống còn 15%), cộng với sự đổ bộ của hàng loạt các cơng ty bán lẻ nước ngồi làm cho cạnh tranh trên thị trường dệt may sẽ càng khốc liệt hơn và hệ thống phân phối truyền thống có nguy cơ bị đè bẹp. Và khi đó sức ép về giá đối với sản phẩm dệt may Việt Nam là rất lớn. Nếu khơng tính tốn tốt chi phí sản xuất đầu vào sẽ dẫn tới giá sản phẩm bị nâng cao khi đó chúng ta khơng thể cạnh tranh và việc bị loại khỏi cuộc chơi là không thể tránh khỏi.

- Ngành dệt của Việt Nam hiện tại là ngành yếu cả về vốn, công nghệ, tiếp thị lẫn khả năng cạnh tranh và đứng ở vị trí rất thấp so với thế giới. Sau hội nhập, thuế suất nhập khẩu chỉ còn tối đa là 15%, công thêm mẫu mã phong phú, sản phẩm dệt nước ngoài vào Việt Nam sẽ đủ ưu thế đánh bại ngành dệt trong nước. Nguy cơ phá sản của nhiều doanh nghiệp dệt Việt Nam có thể nhìn thấy trong tương lai gần nến khơng cải thiện ngay từ bây giờ.

- Và một thách thức không hề nhỏ đó là phải cạnh tranh với Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh... là những cường quốc sản xuất thương mại dệt may, đang tăng cường đầu tư phát triển và có tham vọng tăng

Một phần của tài liệu Cạnh tranh giữa hàng dệt may việt nam và trung quốc cơ hội và thách thức (Trang 72 - 75)