Các biện pháp hạn chế rủi ro

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính của ngân hàng công thương việt nam (Trang 87 - 89)

II. Định hướng phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại Cơng ty cho

6. Hoàn thiện phương pháp đánh giá và hạn chế rủi ro

6.2 Các biện pháp hạn chế rủi ro

Sau khi đã đánh giá được các rủi ro thường xảy ra như trên thì Cơng ty cần áp dụng các biện pháp chống rủi ro thích hợp để hạn chế những tổn thất có thể xảy ra gây thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Những biện pháp hạn chế rủi ro Công ty có thể áp dụng là:

Các biện pháp bảo đảm tài sản cho thuê

- Yêu cầu bảo lãnh của bên thứ ba đối với những cam kết của bên thuê

trong hợp đồng cho thuê tài chính: Đối với các doanh nghiệp hạn chế về khả

năng tài chính hay chưa có thương hiệu trên thị trường thì Cơng ty khi tài trợ cần u cầu có sự bảo lãnh của bên thứ ba như công ty mẹ bảo lãnh cho công ty con hay một tổ chức có uy tín để đảm bảo trách nhiệm trả nợ khi doanh nghiệp đi th khơng có khả năng thanh tốn.

- Quy định tỷ lệ góp vốn hợp lý: Do Công ty muốn mở rộng đối tượng cho thuê nhưng có nhiều doanh nghiệp chưa thực sự kinh doanh hiệu quả hay dự án u cầu tài trợ có tính rủi ro tương đối thì Cơng ty nên yêu cầu

88

doanh nghiệp đi thuê tham gia góp vốn với mức tỷ lệ tuỳ thuộc vào từng trường hợp sau khi phân tích để đảm bảo tính an tồn cho Cơng ty.

- Mua bảo hiểm cho tài sản cho thuê: Với những tài sản có giá trị cao thì việc mua bảo hiểm là hết sức cần thiết, trong đó phải đặc biệt nghiên cứu với mỗi loại tài sản cụ thể thì thường xảy ra các loại rủi ro nào để mua loại bảo hiểm cho phù hợp.

- Thường xuyên theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của bên đi thuê và có thể tiến hành kiểm tra đột xuất khi cần thiết: Qua đó, Cơng ty có

thể phát hiện và xử lý kịp thời những tình huống bất lợi xảy ra như bên đi thuê làm ăn thua lỗ, sử dụng tài sản vào những mục đích khơng quy định trong hợp đồng cho thuê.

Biện pháp trích lập quỹ dự phịng bù đắp rủi ro

Để nâng cao hiệu quả hoạt động thì ngồi việc thực hiện các biện pháp chống rủi ro trên, Cơng ty cũng cần thiết phải trích lập quỹ dự phịng rủi ro để có nguồn bù đắp khi rủi ro xảy ra. Trên thực tế, Cơng ty cịn gặp phải những rủi ro lớn liên quan đến tài sản cho thuê như rủi ro về hao mòn hữu hình và rủi ro về hao mịn vơ hình do sự lạc hậu về kỹ thuật, cơng nghệ.

Căn cứ vào đặc điểm hoạt động cho th tài chính, Cơng ty nên áp dụng phương pháp trích lập dự phịng rủi ro theo phân loại thời hạn cho thuê của từng hợp đồng cho thuê ngay từ đầu mà không cần đến khi phát sinh nợ quá hạn theo một tỷ lệ tính tốn từ trước. Ngun tắc trích lập là hợp đồng có thời hạn càng cao thì tỷ lệ trích lập dự phịng càng lớn vì mức độ rủi ro của hợp đồng dài hạn cao hơn mức độ rủi ro của hợp đồng ngắn hạn.

Biện pháp liên quan đến nghiệp vụ cho thuê

Trong quy trình cho th tài chính có xuất hiện nhiều khâu chứa đựng rủi ro mà ngun nhân có thể bắt nguồn từ chính đội ngũ cán bộ, nhân viên của Cơng ty. Chính vì vậy, chất lượng nguồn nhân lực cần được nâng cao là

89

khâu đầu tiên trong biện pháp hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ cho thuê. Từ đó, Cơng ty nên tiến hành đầu tư nghiên cứu ở khâu thẩm định dự án, thẩm định khách hàng và thẩm định nhà cung cấp tài sản.

Trong khâu thẩm định dự án, cán bộ thẩm định cần tập trung phân tích các nội dung gồm: mục đích sử dụng tài sản thuê, kế hoạch sử dụng tài sản thuê, kết quả dự tính và xu hướng sử dụng tài sản đó trong tương lai; phân tích hiệu quả kinh tế và tính khả thi của dự án. Đây là khâu quan trọng để hạn chế chấp nhận những dự án khơng có tính khả thi và chứa đựng rủi ro nên các nội dung phải được nghiên cứu, phân tích một cách cẩn thận trước khi đưa ra quyết định cho thuê hay không.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính của ngân hàng công thương việt nam (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)