Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại và đầu tư việt nam vương quốc bỉ thực trạng và triển vọng (Trang 87 - 88)

II. NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƢƠNG

2. Những giải pháp vi mô

2.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường

Do những khác biệt về văn hóa, thị trường Bỉ có những địi hỏi riêng biệt và khá khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu. Đồng thời những yêu cầu về chất lượng, xuất xứ, mẫu mã… của hàng hóa cũng rất nghiêm ngặt. Nếu hàng hóa của ta xuất sang Bỉ không đáp ứng được những tiêu chuẩn này thì sẽ không thể nhập được vào thị trường hoặc cũng không được người tiêu dùng Bỉ chấp nhận. Thực tế cho thấy đã có nhiều doanh nghiệp Việt Nam thất bại trong việc xuất khẩu vào thị trường Bỉ do không hiểu kỹ về những vấn đề này. Đây cũng là một khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam do họ có q ít thơng tin về Bỉ. Ngồi ra do thị trường Bỉ luôn thay đổi, nhu cầu và thị hiếu cũng thay đổi nhanh chóng, một số các mặt hàng lại có tính thời vụ rất cao. Song việc thiếu thông tin về thị trường Bỉ và EU hoặc thông tin không kịp thời đã làm cho nhiều doanh nghiệp của ta không nắm bắt được kịp thời những biến động về cung cầu, giá cả, thị hiếu… dẫn đến thua thiệt khi bỏ lỡ cơ hội làm ăn. Chính vì vậy, muốn xuất khẩu thành công vào Bỉ thì khâu nghiên cứu thị trường trở nên đặc biệt quan trọng.

Có rất nhiều phương thức để có được thơng tin về thị trường Bỉ. Các doanh nghiệp có thể tổ chức hoặc thông qua hội xúc tiến thương mại thực hiện các cuộc khảo sát trên thị trường Bỉ. Đây là một cách rất hiệu quả do các doanh nghiệp có thể trực tiếp thu thập những thơng tin mình cần như thơng tin về dung lượng, nhu cầu, thị hiếu, thói quen, mua sắm… của người tiêu dùng Bỉ hay có thể tìm hiểu kỹ hơn về kênh phân phối của Bỉ vốn phức tạp và không dễ dàng gì cho các doanh nghiệp Việt Nam vẫn cịn non nớt về trình độ và kinh nghiệm khi muốn thâm nhập.

Tuy nhiên việc tổ chức các chuyên khảo trên thị trường Bỉ là rất tốn kém. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể tìm kiếm thơng tin mình cần qua các cơ quan, hội xúc tiến và các tổ chức của Bỉ tại Việt Nam. Trong đó

cần chú ý hợp tác chặt chẽ với Phòng Thương mại Bỉ - Lucxembua tại Việt Nam để có thể tiếp cận với các doanh nghiệp, địa phương của Bỉ có nguyện vọng đầu tư vào Việt Nam và từ đó tìm được cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp mình. Ngồi ra các doanh nghiệp cũng có thể tìm kiếm thơng tin trên mạng Internet. Đây cũng là phương thức rất hiệu quả do chi phí thấp và thời gian nhanh. Trong những năm gần đây, Internet đã trở nên hết sức thông dụng và trở thành một công cụ rất hữu dụng cho các doanh nghiệp của ta. Thông tin trên mạng về thị trường hay các đối tác doanh nghiệp là rất nhiều, vấn đề là các doanh nghiệp của ta tận dụng điều này như thế nào.

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần thông qua các hội chợ triển lãm quốc tế tổ chức tại Bỉ để giới thiệu hàng hóa và thương hiệu của mình đối với người tiêu dùng Bỉ. Tham gia các hội chợ này, các doanh nghiệp của ta không những trực tiếp bán được hàng hóa cho người tiêu dùng Bỉ, không phải qua các kênh trung gian và do đó hiểu hơn về thị hiếu, thói quen mua sắm và nhu cầu của họ mà hơn nữa cịn có thể xây dựng được các mối quan hệ làm ăn lâu dài đối với các doanh nghiệp Bỉ. Chính vì thế các doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung hơn tham gia vào các hội chợ triển lãm tại Bỉ.

Từ việc nghiên cứu kỹ càng hơn nữa thị trường Bỉ, các doanh nghiệp của ta sẽ hiểu biết rõ hơn về thị trường và từ đó đưa ra được những định hướng phù hợp trong việc khắc phục những tồn tại hiện có và xúc tiến xuất khẩu sang Bỉ.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại và đầu tư việt nam vương quốc bỉ thực trạng và triển vọng (Trang 87 - 88)