Những lợi ích về phía Việt Nam

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại và đầu tư việt nam vương quốc bỉ thực trạng và triển vọng (Trang 27 - 28)

II. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT

3. Những lợi ích về phía Việt Nam

Để đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đã gia nhập tổ chức ASEAN và AFTA và các tổ chức cấp cao EU-ASEAN (ASEM). Tháng 11 năm 1998, Việt Nam chính thức là thành viên của Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) mở ra một không gian mới cho sự hợp tác về kinh tế và thương mại. Như vậy Việt Nam khơng cịn bị phân biệt đối xử cả trên bình diện đa phương lẫn song phương. Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, trong đó Bỉ là một trong những nước sớm cam kết ủng hộ Việt Nam sớm gia nhập WTO. Việc kết thúc đàm phán đa phương giữa Việt Nam và cộng đồng Châu Âu về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO là thành công rất lớn trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cộng đồng Châu Âu và tại Bỉ. Ngoài việc ủng hộ và hỗ trợ Việt Nam trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, Bỉ còn là một trong những nước đi đầu trong việc ủng hộ Việt Nam giải quyết vấn đề nợ với các nước và tổ chức quốc tế, góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Ủy ban Châu Âu (EC), hỗ trợ các dự án hợp tác giữa 3 nước Lào, Campuchia và Việt Nam trong khuôn khổ Ủy ban Mekong.

Việt Nam luôn coi Bỉ là một đối tác quan trọng trong các nước phương Tây. Được mệnh danh là “thủ đơ Châu Âu” do có vị trí địa lý nằm ở trung tâm Châu Âu, Bỉ là nơi đặt trụ sở của nhiều đại diện cơ quan ngoại

giao nước ngồi và nhiều cơng ty lớn của Châu Âu. Đẩy mạnh quan hệ với Bỉ về mọi mặt, Việt Nam có thể hòa nhập vào thị trường EU và tạo ra một sự hài hòa cân bằng trong quan hệ với các nước tư bản lớn khác như Anh, Đức, Mỹ, Pháp. Bỉ sẽ là cầu nối Việt Nam với EU để mở rộng quan hệ kinh tế, quan hệ thương mại với các nước EU khác.

Ngoài ra, Bỉ là một thị trường với hơn 10 triệu người tiêu dùng, một thị trường có khả năng thanh tốn cao, nhu cầu lớn và ổn định đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Qua những phân tích trên, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc mở rộng quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai nước Việt Nam và Bỉ.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại và đầu tư việt nam vương quốc bỉ thực trạng và triển vọng (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)