Quan hệ kinh tế

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại và đầu tư việt nam vương quốc bỉ thực trạng và triển vọng (Trang 30 - 32)

III. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM – BỈ

2. Quan hệ kinh tế

2.1. Các Hiệp định khung đã ký

 Hiệp định khung hợp tác kinh tế, công nghiệp và kỹ thuật (10/1977)

 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (1/1991)

 Hiệp định tránh đánh thuế trùng (ký 28/2/1996 và bắt đầu có hiệu lực từ 25/6/1999)

 Hiệp định hợp tác khoa học kỹ thuật (9/2002)

 Hiệp định xoá nợ đợt I (10/1992)

 Hiệp định xoá nợ đợt II (9/1993)

 Hiệp định xoá nợ đợt III (12/2000)

 Hiệp định về con nuôi (3/2005)

2.2. Viện trợ ODA

phát triển của Chính phủ Bỉ.

Viện trợ ODA của Bỉ dành cho Việt Nam từ 1993 đến nay khoảng 120 triệu Euro, trong đó 40 triệu Euro là tín dụng ưu đãi, 80 triệu là viện trợ khơng hồn lại (qua tất cả các kênh song phương, đa phương, NGO, hợp tác giữa các trường Đại học). Các lĩnh vực hợp tác chủ yếu là phát triển nông thôn - nông nghiệp, giáo dục đào tạo, y tế, môi trường. Trong hai năm 2004-2005, Bỉ viện trợ cho Việt Nam 19,6 triệu Euro. Bỉ hứa sẽ giúp Việt Nam giới thiệu mơ hình hợp tác Bắc-Nam-Nam và giúp Việt Nam trong các vấn đề nhân đạo.

Xoá nợ : Bỉ đã 3 lần tiến hành xoá và chuyển đổi nợ cho Việt Nam tổng cộng trị giá 68 triệu USD.

2.3. Đầu tư

Đầu tư của Bỉ ở Việt Nam cịn ở mức khiêm tốn. Tính đến nay, Bỉ có 30 dự án đầu tư với số vốn đăng ký 74 triệu Euro, vốn thực hiện là 49,8 triệu Euro. Các dự án của Bỉ có tổng doanh thu trên 60 triệu Euro. Đầu tư của Bỉ tập trung vào ngành công nghiệp nặng, công nghiệp thực phẩm, nông lâm nghiệp, giao thông vận tải-bưu điện, dịch vụ, xây dựng, chế tác kim cương đá quý.

2.4. Thương mại

Quan hệ giữa hai nước đã tiến những bước dài sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN tháng 7/1995, Việt Nam là thành viên đầy đủ tham gia tích cực vào Hội nghị Á – Âu (ASEM). Đồng thời Việt Nam đã ký Hiệp định khung về hợp tác với EU mà theo đó Việt Nam và EU cùng trao cho nhau quy chế đãi ngộ tối huệ quốc. Năm 1996, Việt Nam và EU đã ký kết văn bản “Tiến tới hợp tác trong mọi lĩnh vực” giai đoạn 1996 – 2000 với 6 mục tiêu trong đó có 3 mục tiêu về hợp tác kinh tế, đó là:

 Tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển giao và trao đổi công nghệ trong những ngành kinh tế chủ chốt, tăng cường trao đổi thương mại và đầu tư.

 Đẩy nhanh quá trình cải cách kinh tế và hành chính đang được tiến hành ở Việt Nam.

 Giúp Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và thế giới

Văn bản này đã góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước. Bỉ là một thị trường quan trọng trong khu vực EU đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ trọng thương mại Việt Nam và Bỉ còn nhỏ trong tổng kim ngạch buôn bán của Bỉ. Việt Nam là bạn hàng thứ 75 của Bỉ.

Kim ngạch thương mại hai chiều hàng năm đạt trên 700 triệu Euro. Hàng xuất của Việt Nam chủ yếu là thuỷ sản, giầy dép, dệt may, đồ da, đồ gốm, kim đá quý, thuỷ tinh, đồ nhựa và sản phẩm cao su. Hàng nhập từ Bỉ chủ yếu là máy móc thiết bị, đá quý, hoá chất, dược phẩm, sắt thép và kim loại chất lượng cao.

3. Hợp tác về khoa học kỹ thuật

Tháng 1/1991, hai bên đã ký Hiệp định khung về hợp tác địa chất. Tháng 6/1991, ký các Thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, khai thác các nguồn năng lượng, đào tạo cán bộ kỹ thuật. Tháng 1/1992, cơ quan địa chất hai nước ký hợp tác về viễn thám, tin học, khảo sát quặng, nghiên cứu địa chất và lập phịng thí nghiệm về đá quý. Tháng 9/2002, Việt Nam và Chính phủ Liên bang của Bỉ ký Hiệp định hợp tác Khoa học, cơng nghệ. Ngày 13-14/10/2003, khóa họp lần thứ nhất Uỷ ban hỗn hợp Việt - Bỉ về hợp tác KH&CN đã diễn ra tại Hà Nội, nhất trí danh sách 4 dự án hợp tác trong 2 năm.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại và đầu tư việt nam vương quốc bỉ thực trạng và triển vọng (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)