Quan hệ chính trị, ngoại giao

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại và đầu tư việt nam vương quốc bỉ thực trạng và triển vọng (Trang 28 - 30)

III. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM – BỈ

1. Quan hệ chính trị, ngoại giao

Bỉ và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 22 tháng 3 năm 1973. Tháng 11 năm 1975, Bỉ đặt Đại sứ quán tại Việt Nam. Tuy nhiên trong những năm 70 đầu thập kỷ 80, những chiến dịch vu cáo xung quanh việc Việt Nam giúp nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng và vấn đề thuyền nhân tỵ nạn đã có ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ giữa hai nước. Tháng 1/1979, Bỉ rút đại sứ, chỉ cử đại biện lâm thời. Trong giai đoạn 1979 – 1989, quan hệ giữa hai nước bị ngưng trệ do vấn đề Campuchia kể trên.

Quan hệ giữa hai nước được nối lại từ sau năm 1989 và ngày càng phát triển đa dạng, đặc biệt là từ năm 1991, khi chính sách đổi mới của Việt Nam thu được những thành tựu bước đầu quan trọng và Việt Nam tái hội nhập vào cộng đồng quốc tế.

Tháng 1/1991, Việt Nam mở Đại sứ quán tại Brussels. Bỉ có lãnh sự danh dự tại TP.HCM (ông Dominique Casier). Tháng 3/2005, Việt Nam đã

mở văn phòng Lãnh sự danh dự tại tỉnh Anvers (ông Jo de Grand Ry làm lãnh sự danh dự).

Về trao đổi đồn từ năm 1991 đến nay:

Về phía Việt nam

Phó Thủ tướng Phan Văn Khải: 11/1992

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm: 6/1992 Thủ tướng Võ Văn Kiệt: 6/1993

Chủ tịch quốc hội Nông Đức Mạnh: 2/1995 Phó Thủ tướng Trần Đức Lương: 2/1996

Bộ trưởng Kế hoạch-Đầu tư Trần Xuân Giá: 3/1997

Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Bỉ tháng 4/1998 và tháng 9/2002 Phó Thủ tướng Vũ Khoan thăm 9/2003

Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà thăm 11/2003

Tổng Bí thư Nơng Đức Mạnh thăm làm việc tại Bỉ (3/2004) (Đây là lần đầu tiên Bỉ đón Tổng bí thư của ta)

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An: 3/2005

Đặc phái viên thủ tướng chính phủ Lê Văn Bàng: 1/2006

Về phía Bỉ

Bộ trưởng Ngoại giao Willy Claes (5/93),

Thủ tướng Jean Luc Dehaene (thăm chính thức 2/96; dự Hội nghị Pháp ngữ cấp cao 7 tại Hà Nội vào tháng 11/97).

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính và Ngoại thương Ph. Maystadt (12/96),

Đoàn Chủ tịch Hạ Nghị viện (9/97)

Đoàn Quốc Vụ khanh Hợp tác phát triển Bỉ Eddy Boutmans (2/2000) Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ Louis Michel (7/2001) Bộ trưởng-Chủ tịch Vùng Flamand Patrick Dewael (9/2001)

11/2004)

Bộ trưởng Nông nghiệp và Ngoại thương Annemie Neyts (5/2002) Bộ trưởng Chủ tịch Vùng Wallonie (10/2002)

Van Cauwenberghe, Bộ trưởng-Chủ tịch Uỷ ban cộng đồng tiếng Pháp Vùng Bruxelles-Thủ đô Eric Tomas (11/2002)

Bộ trưởng Hợp tác phát triển Marc Verwillghen (12/2003), Bộ trưởng Hợp tác phát triển Armand De Decker thăm chính thức và dự Hội nghị ASEM-5 (10/2004)

Thái tử Bỉ Philippe thăm Việt Nam hai lần vào 12/1994 và 10/2003 Tổng tham mưu trưởng quân đội Vương quốc Bỉ, Đại tướng August Van Daele dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao quân đội Bỉ sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam (10/2005)

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế, Đổi mới vùng Fla-măng (5/2007)

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại và đầu tư việt nam vương quốc bỉ thực trạng và triển vọng (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)